Các biện pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của việt nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 38 - 41)

3.1. Tác động trực tiếp bằng các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán quốc tế. bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ nhất, nên tìm cách giảm nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Thực hiện nhiều biện pháp như chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, cải thiện hiệu quả đầu tư, thu hút có chọn lọc các dự án FDI, khuyến khích tiết kiệm, giảm bội chi ngân sách nhà nước, ….

Việc chuyển đổi cần thực hiện theo hướng gia tăng khả năng sản xuất nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Để chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong những năm sắp tới Việt Nam cần tập trung đầu tư cho các ngành xuất khẩu chủ lực với các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao cấp độ chế biến hàng tinh chế, tạo nguồn nguyên phụ liệu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cạnh tranh. Để làm được điều này, cần thực hiện một số giải pháp như quy hoạch, phát triển các cụm, khu công nghiệp phụ trợ bên cạnh các khu công nghiệp chuyên ngành chuyên sản xuất nguyên phụ liệu, vật tư sản xuất để cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu; Chuyển hướng sản xuất và hình thành vùng nguyên liệu cho các ngành đang có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu gỗ,…

Tuy nhiên, vấn đề giải quyết đang dài hạn, do cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam hiện này là chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, phần lớn trong số đó là để xuất khẩu (nhập khẩu cho tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%) nên khó giảm nhập khẩu. Hơn nữa xuất khẩu cũng cần thời gian để có được hiệu ứng tăng trưởng từ nhập khẩu (qua việc nhập hàng hóa và dịch vụ cho sản xuất). Cho nên kết quả giảm thâm hụt thương mại chỉ có khả năng được giải quyết trong trung và dài hạn.

Thứ hai, cần tích cực huy động nguồn vốn ODA và FDI, những nguồn vốn dài hạn và có tính ổn định cao để tiếp tục tài trợ cho nền kinh tế. Dự báo nguồn vốn ODA và FDI vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng tích cực trong thời gian tới. Đối với việc sử dụng vốn cũng cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát cho đúng mục đích và hiệu quả.

Ví dụ như sử dụng các nguồn vốn vào việc tăng năng lực sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho việc trả nợ nước ngoài, nhằm tăng tính chủ động trong việc cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ, nhất là đối với trái phiếu chính phủ và những khoản vay sắp đáo hạn.

Thứ ba, có những vấn đề cần xử lý với FDI như sau:

- Điều chỉnh để tăng tiến độ giải ngân. Tiến độ giải ngân của nguồn vốn FDI hiện nay quá chậm, ảnh hưởng lớn tới tốc độ dự án và chất lượng sử dụng vốn.

- Hạ nhiệt FDI đầu tư vào lĩnh vực có tình đầu cơ tạo bong bóng như bất động sản. Để hạ nhiệt FDI đầu cơ tạo bong bóng, chính phủ cần có những chính sách điều hành, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn vào các thị trường khác, đưa nền kinh tế phát triển đồng đều và lành mạnh hơn.

- Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và giữ chân các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vốn không xa lạ với các điều hành không nhất quán, những quyết định đột ngột và mang tính “sửa sai” của chính phủ Việt nam, đây là điều mà các nhà đầu tư hết sức lo ngại và là một yếu tố hạn chế các ý định đầu tư. Một hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu hút vốn vào thị trường.

Nếu kết hợp những việc này sẽ vừa làm tăng chất lượng và số lượng giải ngân FDI

Thứ tư, vấn đề giải ngân ODA cũng cần được cải thiện bằng một số biện pháp như sau:

- Đưa vốn về đúng chủ, chủ dự án phải là người trực tiếp quản lý và khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trình và hoàn trả ODA.

- Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát ODA, thì việc theo dõi đánh giá chương trình dự án sử dụng ODA cần được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất có hệ thống và đảm bảo khách quan

Thứ năm, cần xây dựng thị trường ngoại hối minh bạch, ổn định. Nên thông thoáng các quy định về hoạt động thị trường và các thành viên tham gia vào thị trường. Tiếp theo, tiến tới từng bước nới lỏng các giao dịch vốn bằng việc nhấn

mạnh đến việc quản lý và giám sát các luồng vốn ngoại tệ vào ra thông qua hệ thống ngân hàng được phép, thông qua các tài khoản ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép áp dụng cho từng loại hình giao dịch vốn. Cần quy định rõ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài đối với lợi nhuận, nguồn thu hợp pháp, quyền được chuyển đổi ra ngoại tệ đề chuyển về nước. Đồng thời cần thể hiện rõ lập trường và áp dụng những biện pháp dứt khoát để ngăn chặn tình trạng Đôla hóa nền kinh tế, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Thứ sáu, cần tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Đây là một bước đi cần thiết để tăng cường khả năng kiểm soát và ứng phó với những biến động của nền kinh tế và thị trường ngoại hối, nhanh chóng bình ổn thị trường khi có biến động xảy ra.

3.2. Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô

Không nên cứng nhắc tỷ giá khi nền kinh tế tiếp nhận nhiều dòng vốn ngoại tệ linh động. Điều này vừa làm tăng hiệu quả công cụ chống lạm phát, vừa tránh dự trữ ngoại hối bị tổn thương. Đây là một bước đi quan trọng mà chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt nam cần xem xét và sớm tiếp cận, để có thể nâng cao vai trò quản lý và hiệu quả điều hành nền kinh tế của mình.

Những chính sách vĩ mô ổn định là rất cần thiết để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và nâng cao chất lượng sử dụng vốn.

Các chính sách thúc đẩy nền sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoài nước.

- Ví dụ thông qua các gói kích cầu của Chính phủ được đưa ra nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng với chính sách lãi suất ưu đãi.

Mặc dù đây có thể là giải pháp tình thế trong một khoảng thời gian không dài, nhưng nó cũng có những triển vọng tích cực nhằm giảm bớt căng thẳng về ngoại tệ trong ngắn hạn, giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, một trong những yếu tố để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng cường chất lượng của công tác giám sát ngân hàng, quản lý và theo dõi các nguồn vốn lưu chuyển quốc tế.

Kiểm soát lạm phát bằng các công cụ vĩ mô

Cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng, trước hết tập trung và cải cách thủ tục đầu tư, thủ tục xem xét, phê duyệt dự án, phân bổ và bố trí vốn, thủ tục giải ngân và thanh toán…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w