Số liệu thống kê FDI năm 2012 cho thấy trong khi vốn đăng ký giảm mạnh so với các năm trước thì vốn giải ngân lại vẫn duy trì được ở
2.2.2. Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn 1 Vay nợ ngắn hạn
2.2.2.1. Vay nợ ngắn hạn
Cán cân vay ngắn hạn Việt Nam(2007-2010) (Đơn vị: triệu USD)
Năm 2007 2008 2009 2010
Vay trả nợ ngắn hạn 79 1.971 256 1.043
Vay 1.404 11.414 5.588 8.386 Nợ gốc đến hạn trả 1.325 9.443 5.332 7.343
(Theo nguồn: SBV)
(Biểu đồ: Cán cân vốn của Việt Nam 2004-2007)
Trước năm 2007, vay nợ ngắn hạn ròng của Việt Nam có quy mô khá nhỏ, hầu như không thể hiện rõ trong cán cân thanh toán quốc tế. Vay ngắn hạn ròng âm vào năm 2006.
(Biểu đồ: Cán cân vốn và tài chính Việt Nam 2007-2009)
Tuy nhiên khi bước sang năm 2007 – năm đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, vay nợ ngắn hạn ròng của Việt Nam đã chuyển sang mức dương với mức 79 triệu USD. Đến năm 2008, luồng vốn vào Việt Nam dưới hình thức vay nợ nước ngoài tiếp tục gia tăng. Trong khi, vay nợ trung và dài hạn của các doanh nghiệp giảm thì các khoản vay nợ ngắn hạn dưới hình thức L/C trả chậm tăng. Thặng dư vay nợ ngắn hạn của nước ta vào năm 2008 tăng khá manh đạt khoảng 1,971 tỷ USD .
Tuy nhiên sang năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mặc dù luồng vốn vào dưới hình thức vay nợ nước ngoài tiếp tục tăng nhưng cơ cấu vay nợ lại có sự thay đổi theo hướng tăng vay nợ trung và dài hạn, giảm vay nợ ngắn hạn. Thặng dư vay nợ ngắn hạn đạt 256 triệu USD chỉ bằng 13% năm 2008.
Tác động của khủng hoảng rồi sẽ qua khi nền kinh tế Việt Nam và thế giới hồi phục. Điều này cũng đã được chứng minh qua việc Vay trả, nợ nước ngoài ngắn hạn vào năm 2010 diễn biến theo hướng tích cực với mức thắng dư 1,04 tỷ USD, gấp 4 lần mức thặng dư của năm 2009. Trong đó rút vốn vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp đạt 8,39 tỷ USD tăng 50,1% so với năm 2009
Cùng với sự khởi sắc của cán cân tổng thể Việt Nam khi chuyển từ vị thế thâm hụt năm 2009, 2010 sang thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế này vào năm 2012, vay ngắn hạn ròng của Việt Nam tiếp tục theo chiều hướng khả quan. Trong 9 tháng đầu năm 2012, vay ngắn hạn ròng thặng dư hơn 1,6 tỉ USD
Cán cân vay ngắn hạn 3 quý đầu năm 2012(đơn vị: triệu USD)
Năm 2012 Quý I Quý II Quý III
Vay trả nợ ngắn hạn 474 863 202
Vay 3.336 4.752 3.699 Nợ gốc đến hạn trả 2.862 3.709 3.497
Nói chung, vay trả nợ ngắn hạn Việt Nam trong những năm gần đây có phần khởi sắc với nhiều năm luôn ở vị thế thặng dư. Tuy nhiên cũng phải lưu ý, vay và trả nợ gốc ngắn hạn hiện tại mặc dù có thặng dư, nhưng còn tồn tại một số điểm bất cập. Thứ nhất, Việt Nam có tỷ lệ nợ nước ngoài không cao nhưng phần trả nợ gốc đã chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vay mới (khoảng 80%), tức là vay mới nếu trừ đi trả nợ gốc chỉ còn 20% được sử dụng, có nghĩa thặng dư trong cân đối vay và trả nợ sẽ không còn lớn. Thứ hai, khi ViệtNamchuyển sang nước có thu nhập trung bình, ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn sẽ giảm. Thứ ba, hiệu quả đầu tư có tầm quan trọng trong sử dụng nợ nhưng chưa cải thiện nhiều.
2.2.2.2. Tiền gửi
Cán cân Tiền và tiền gửi Việt Nam(2007-2010)(Đơn vị: triệu USD)
Năm 2007 2008 2009 2010
Tiền và tiền gửi 2.623 677 -305 -7.722
Từ năm 2006 trở về trước, giá trị khoản tiền và tiền gửi trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam có giá trị còn nhỏ và thường xuyên mang dấu âm trong những năm 1999-2001, 2005-2006. Bước sang năm 2007, năm đánh dấu bước chuyển mình trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khoản mục tiền và tiền gửi tăng mạnh và chuyển sang mức dương 2,623 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP).
Sang năm 2008, cùng với sự suy giảm của dòng tiền gửi từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng khi
lượng tiền và tiền gửi năm 2008 chỉ bằng một phần tư năm 2007 ở mức 677 triệu USD.
Đặc biệt, trong năm sau đó, dưới tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, khoản mục tiền và tiền gửi luôn mang dấu âm. Cụ thể, năm 2009 tiền và tiền gửi của hệ thống ngân hàng nước ngoài chuyển sang thâm hụt 305 triệu USD. Sang năm 2010, thâm hụt tăng 61% so với năm 2009, lên tới 7,72 tỷ USD. Trong đó, đầu tư dưới dạng tiền và tiền gửi của hệ thống ngân hàng thâm hụt 503 triệu USD, tang gấp 4,7 lần so với năm 2009; tiền và tiền gửi của khu vực khác (chủ yếu dưới dạng nắm giữ vàng, ngoại tệ của khu vực dân cư) thâm hụt 7,2 tỷ USD, tăng 53,7 % so với năm 2009.
Trong hai năm 2011-2012, cùng với việc tình hình kinh tế có cải thiện đôi chút cùng cán cân tổng thể Việt Nam chuyển sang thặng dư, khoản mục này cũng có những chuyển biến theo chiều hướng khả quan hơn. Tuy vậy, trong 9 tháng đầu năm 2012, khoản mục tiền và tiền gửi vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt 642 triệu USD, cụ thể, quý I thặng dư 439 triệu USD nhưng nhanh chóng chuyển sang thâm hụt 104 triệu USD vào quý II và 977 triệu USD vào quý III