Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế của việt nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 37 - 38)

Số liệu thống kê FDI năm 2012 cho thấy trong khi vốn đăng ký giảm mạnh so với các năm trước thì vốn giải ngân lại vẫn duy trì được ở

2.4. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế của việt nam

Những diễn biến của cán cân thanh toán Việt Nam cùng tình hình kinh tế hiện nay cho thấy nền kinh tế nước ta đang chứa đựng nhiều tiềm ẩn:

- Thâm hụt cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung kéo dài như hiện nay là hết sức nguy hiểm. Tình trạng nhập siêu đang gia tăng. - Nguồn bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại là chủ yếu là từ cán cân

vốn. Việt Nam có tỷ lệ thu hút vốn khá cao, tuy nhiên lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn , mang tính chất đầu cơ cao tập trung vào một số lĩnh vực gây bong bóng kinh tế (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản) dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

- Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam có chất lượng không cao và khó kiểm soát, đối với nguồn vốn ODA và FDI, tốc độ giải ngân rất chậm. Đây cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả và chất lượng của vốn đầu tư vào Việt Nam, hơn nữa, còn hạ thấp uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, năm 2012 thặng dư cán câu thanh toán quốc tế, nhưng BOP hiện cũng còn một số hạn chế, bất cập. Một số khoản còn bị thâm hụt, như cán cân dịch vụ quý I tuy thặng dư nhẹ, nhưng quý II thâm hụt lớn, nên tính chung 6 tháng bị thâm hụt 1243 triệu USD; thu nhập đầu tư quý I bị thâm hụt 1084 triệu USD, quý II bị thâm hụt 1119 triệu USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt 2203 triệu USD; cán cân tài sản khác quý I bị thâm hụt 2059 triệu USD, quý II bị thâm hụt 3853 triệu USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt 3853 triệu USD (Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

Cán cân thương mại thặng dư chưa vững chắc, không bền vững do có một phần do nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng bị co lại. Dự trữ ngoại hối tuy tăng cao trong quý I, nhưngđãtăng thấp hơn trong quý II; mặc dầu tính chung trong 6 tháng đãtăng khá, nhưng vẫn còn thấp hơn mức 12 tuần nhập khẩu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w