Vay nợ dài và trung hạn 1.Cho vay thương mại dài hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 29 - 31)

Số liệu thống kê FDI năm 2012 cho thấy trong khi vốn đăng ký giảm mạnh so với các năm trước thì vốn giải ngân lại vẫn duy trì được ở

2.2.1.2.Vay nợ dài và trung hạn 1.Cho vay thương mại dài hạn

2.2.1.2.1.Cho vay thương mại dài hạn

Khoản mục này tương ứng với lượng ODA giải ngân thực tế ( không tính lược ODA không hoàn lại đã tính vào khoản mục chuyển giao cán cân vốn 1 chiều). ODA là nguồn vốn tương đối ổn định và ít biến động hơn trong suy thoái kinh tế so với các nguồn vốn khác. Năm 2007-2009, lượng ODA giải ngân trung bình khoảng 2.1 tỷ USD.

Năm 2011, nguồn vốn này đạt 3,6 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2010. Theo thông tin tại cuộc họp báo sáng 4/1/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lượng vốn ODA được giải ngân trong năm 2012

ước đạt trên 3,6 tỷ USD, cao kỷ lục từ

trước đến nay. Trong khi đó, vốn cam kết năm 2012 đạt 7,3 tỷ USD (cam kết cho năm 2013 đạt gần 6,5 tỷ USD).

Như vậy, tính từ năm 1993 đến nay, tổng lượng vốn ODA cam kết đạt trên 75 tỷ USD, với lượng vốn giải ngân đạt trên 34,5 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển (chiếm trên 10%) và bằng khoảng 3,5% GDP trong thời gian tương ứng.

2.2.1.2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lí và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam có những thành công trong việc thu hút FDI song việc thu hút FII vẫn còn nhiều hạn chế.

Bảng 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam 2007-2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

FII 6243 -600 100 750 240 300

(Nguồn:SBV, IMF, WB) (Đơn vị: triệu USD)

Nguồn FII vào Việt Nam thực sự khởi sắc từ năm 2005, với vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán của Việt Nam ước đạt 865 triệu USD, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006, và nửa đầu 2007, con số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường chứng khoán của Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh, từ 1313 triệu USD vào năm 2006 lên con số kỉ lục là 6243 triệu USD vào năm 2007. Một phần nguyên nhân khiến FII tăng trưởng cao trong các năm 2006, 2007 là có sự hoạt động mạnh mẽ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu phục hồi với những phiên tăng điểm liên tiếp và bền vững thì dòng vốn này có xu hướng quay trở lại và liên tục có thặng dư đến năm 2012 do các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào triển vọng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chao đảo bởi cơn bão khủng hoảng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 29 - 31)