Tổng kết cán cân thanh toán quốc tế của việt nam 2012 và dự đoán năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 34 - 37)

Số liệu thống kê FDI năm 2012 cho thấy trong khi vốn đăng ký giảm mạnh so với các năm trước thì vốn giải ngân lại vẫn duy trì được ở

2.3. Tổng kết cán cân thanh toán quốc tế của việt nam 2012 và dự đoán năm

2013

Cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dưtrong quý I, quý II/2012…

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố chi tiết và có hệ thống số liệu về các cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong quý I và quý II/2012 nhưsau:

Nhìn tổng quát, cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dưtrong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I (4282 triệu USD) và quý II (2169 triệu USD), tính chung 6 tháng 2012 đã thặng dư 6451 triệu USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế rất quan trọng, làm cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phục hồi dần trở lại, phục hồi sức mạnh tài chính của quốc gia, góp phần ổn định tỷ giá, góp phần giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát

Nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên sự cải thiện cán cân thanh toán tổng thể.

• Nguyên nhân quan trọng do sự chuyển đổi tư duy trong việc xác định mục tiêu chủ yếu. Đólà

- Ưu tiên kiềm chế lạm phát

- Ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý - Bảo đảm an sinh xã hội

- Xúc tiến cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Việc kiềm chế lạm phát đã chuyển từ thụ động sang chủ động kiềm chế lạm phát theo mục tiêu: ngay cả khi CPI tăng thấp và giảm 2 tháng liền, Chính phủ không chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà vẫn kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...

• Nguyên nhân do tỷ lệ đầu tư/GDP đãgiảm nhanh từ 42,7% trong những năm 2006- 2010 xuống còn 34,6% năm 2011 và mục tiêu 2012 còn giảm xuống 33,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đãgiảm từ 38,9% năm 2011 xuống còn 37,2% trong 9 tháng 2012.

• Nguyên nhân do bội chi ngân sách/GDP đã giảm từ 6,9% năm 2008 xuống còn 4,9% năm 2011 và 4,8% theo mục tiêu năm 2012.

• Nguyên nhân do cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính đạt thặng dư. Cán cân vãng lai đạt thặng dư trong quý I, quý II và tính chung 6 tháng đầu năm đãthặng dư4773 triệu USD. Cán cân vãng lai bao gồm 4 nội dung cụ thể, đólà cán cân thương mại, dịch vụ, thu nhập đầu tư, chuyển tiền.

Cán cân thương mại đãđạt thặng dư 2191 triệu USD trong quý I, 1930 triệu USD trong quý II và tính chung đã thặng dư4121 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2012, trong khi 6 tháng cùng kỳ năm trước bị thâm hụt 2 tỷ USD.

Đạt được kết quả này, do cùng tính theo giá FOB, xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu. Đây là một trong những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm.

Cán cân chuyển tiền đạt thặng dư ở cả khu vực tư nhân và khu vực Chính phủ, trong đókhu vực tưnhân chiếm số lượng lớn nhất. Cụ thể quý I đạt thặng dư 2132 triệu USD; quý II đạt thặng dư 1966 triệu USD, tính chung 6 tháng đầu năm đãthặng dư4098 triệu USD (trong đóriêng khu vực tư nhânđạt thặng dư3951 triệu USD).

Cán cân vốn và tài chính đạt thặng dư trong quý I, quý II và tính chung trong 6 thángđầu năm đãđạt thặng dư 2781 triệu USD. Cán cân vốn và tài chính bao gồm 6 khoản, trong đó có một số khoản 6 tháng đầu năm đãđạt thặng dư (như trả nợ 1831 triệu USD, vay ngắn hạn 1357 triệu USD, đầu tư vào giấy tờ có giá 1171 triệu USD, tiền và tiền gửi 335 triệu USD).

Nhờ cán cân thanh toán tổng thể đạt thặng dư, nên đãlàm cho dự trữ ngoại hối quý I tăng 4282 triệu USD, quý II tăng 2169 triệu USD, tính chung 6 tháng tăng 6471 triệu USD.

Với “tiến độ” trong 6 tháng đầu năm, dự đoán khả năng cán cân tổng thể sẽ tiếp tục đạt thặng dưtrong 9 tháng và cả năm 2012, do cán cân vãng lai tiếp tục đạt thặng dư, trongđóViệt Nam tiếp tục xuất siêu và lượng kiều hối tiếp tục về Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w