Vaitrò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 88)

IV Một số chỉ tiêu BQ

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Vaitrò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.1.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM

Mục tiêu chính của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là vì lợi ích của người dân, vì không ai khác chính người dân mới là người làm chủ, được hưởng những thành quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại. Do đó, điều quan trọng trước tiên là cần giúp người dân nhận thức đầy đủđược sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới. Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thì chương trình mới thực sự thành công, đạt được kết quả như mong muốn.

Để triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và hướng dẫn của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến mọi cán bộ, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân một cách đồng bộ và có hiệu quả thì công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ khi Trung ương, tỉnh Bắc Giang triển khai xây dựng nông thôn mới, từ Huyện đoàn đến Đoàn cơ sởđều tích cực triển khai và làm tốt công tác tuyên truyền từđó tạo sự thống nhất về nhận thức trong các thành viên, hội viên cũng như người dân hiểu, tự nguyện và tích cực tham gia phát triển kinh tế, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nội dung tuyên truyền: Nội dung tuyên truyền là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành của Trung ương và của địa phương; yêu cầu cấp thiết của xây dựng nông thôn mới; tiêu chí nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2011-2020; những nội dung cơ bản của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; những đặc trưng nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; phương pháp, các cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới; các mô hình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, các điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới đồng thời giới thiệu, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp ởđịa phương có tác động tích cực xây dựng nông thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 Cụ thể:

- Vì sao phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới?

- Xây dựng xã nông thôn mới đểđạt được những mục tiêu gì? - Để công nhận xã Nông thôn mới căn cứ vào những tiêu chí nào? - Nguyên tắc xây dựng NTM

- Vai trò của Đoàn thanh niên như thế nào trong xây dựng NTM: - Trình tự các bước, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

- Trình tự các bước khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng đề án NTM - Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 09/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

“Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Nghịđịnh số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về“Chính sách tín dụng phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn”để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tăng nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã;

- Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến nông;

- Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 - Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn;

- Kết quả tại các xã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới và các xã khác trên địa bàn toàn huyện.

Đồng thời tuyên truyền các mức đóng góp, ngày công tham gia, cách thức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở mỗi xã.

Hình thức tuyên truyền: Các hình thức tuyên truyền mà Đoàn Thanh niên cơ sở thường hay áp dụng là:

Tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, các cuộc họp, các cuộc sơ kết, tổng kết của mình, buổi giao lưu văn nghệ, Hội thi cấp xã và cấp huyện như “Chi đoàn mạnh xây dựng nông thôn mới”… Phát động phong trào thi đua sáng tác thơ ca, khẩu hiệu, hò vè về xây dựng nông thôn mới trong mỗi cán bộ, đoàn viên.

Xây dựng các bản tin, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại nhà văn hóa các thôn, xóm và trụ sở UBND các xã, các khu dân cư hay phổ biến áp phích, phát tờ rơi tại các hộ gia đình về chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đài phát thanh huyện, xã, thôn, xóm là phương tiện truyền thanh rất tốt để đoàn viên, thanh niên và nhân dân nắm bắt, hiểu rõ, tự giác tham gia các hoạt động xây dựng, phát triển làng, xã và kịp thời phản ánh những thành quả, biểu dương, nhân rộng những gương người tốt, việc tốt nảy sinh từ phong trào thi đua và phê phán những lệch lạc về xây dựng nông thôn mới góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Cách thức tuyên truyền: Nhằm phát huy vai trò nòng cốt của mỗi cán bộ, đoàn viên là một tuyên truyền viên về xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện đã tiến hành tuyên truyền cho các đoàn viên trong tổ chức của mình, sau khi đã thông hiểu, các đoàn viên này tiếp tục tuyên truyền cho người thân, gia đình, họ hàng, làng xóm,… biết và cùng hưởng ứng tham gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 Để làm tốt vai trò của mình, tổ chức Đoàn tại địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng tiến hành nghiên cứu, biên soạn lại tài liệu tuyên truyền 19 tiêu chí theo dạng tài liệu bướm, ngắn gọn như tài liệu khuyến nông để cung cấp cho nông dân, cán bộ địa phương tại các buổi họp - như in ấn và cấp phát 1343 tờ bướm, 852 phiếu khảo sát, trên 100 bộ tài liệu hỏi - đáp, 1368 tờ tin, 300 bộ tài liệu gồm các văn bản về xây dựng NTM cho đoàn viên, thanh niên và người dân.

Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộĐoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Để mỗi cán bộ, đoàn viên và bà con nhân dân nắm rõ, hiểu được sâu sắc và tích cực, tự nguyện tham gia đóng góp công, sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới thì thật là khó. Nhiều khi cán bộ Đoàn còn phải trực tiếp đến tận nhà gặp gỡ, tuyên truyền, động viên, thuyết phục, phân tích các mặt có lợi, cả về trước mắt và lâu dài mà chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại cho họ và gia

đình”.

Anh Nguyn Ánh Tùng, Bí thưĐoàn xã Hương V, huyn Yên Thế

Qua điều tra thực tế tại 19 xã, chúng tôi nhận thấy: Đoàn Thanh niên cơ sở đã làm tương đối tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về nông thôn mới. Tỷ lệ nhận xét của các đối tượng được điều tra về nguồn thông tin họ nhận được không có sự chênh lệch nhiều. Nó đã ít nhiều nói lên rằng, do nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động cho nhân dân để họ tự nguyện, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới trên chính quê hương mình. Đoàn Thanh niên cơ sở đã nỗ lực, cố gắng đổi mới phương thức hoạt động để truyền tải thông tin đến mọi người dân được kịp thời và hiệu quả.

Song, do trình độ hiểu biết và điều kiện kinh tế của một số cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân còn thấp nên chỉ áp dụng việc tuyên truyền thôi là chưa đủ mà cần phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên vào việc tham gia xây dựng NTM.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

4.1.2.2. Vai trò tham gia Ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới

Để làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới để người dân hiểu, đồng thuận tham gia và giám sát thực hiện việc cần thiết là phải thành lập các Ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa bàn dân cư (huyện, xã, thôn). Tính đến tháng 12/2013, trên toàn huyện đã thành lập được 19 ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp xã và 201 tiểu ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản theo quy định. Tiểu ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các thôn, bản do cộng đồng người dân tại thôn đó tổ chức họp, bàn bạc và bầu ra, đại diện cho tiếng nói của cộng đồng người dân ở mỗi thôn. Đại diện được bầu ra là những người có uy tín, kinh nghiệm, trách nhiệm, am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tiểu ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới có lợi thế là do dân bầu lên, có trách nhiệm thực hiện tốt công tác dân chủở cơ sở, triển khai phổ biến chương trình, đề án sâu rộng đến người dân trong thôn; hạch toán cụ thể kinh phí các công trình của thôn, có kế hoạch huy động vốn để đảm bảo thực hiện các hạng mục theo đúng tiến độ quy định đồng thời chịu trách nhiệm là chủ đầu tư các hạng mục công trình tại thôn: Chỉnh trang nhà văn hóa - sân thể thao, cứng hóa đường nội thôn, mương nội đồng, cải tạo kênh mương, cống rãnh thoát nước của thôn,… thực hiện đúng theo các hướng dẫn, chính sách hiện hành và dưới sự hướng dẫn của chỉ đạo xã về thủ tục đầu tư, xét thầu, nghiệm thu, quản lý sử dụng.

Tùy vào từng chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các xã, thôn có số lượng thành viên tham gia khác nhau. Họ là đại diện cho Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Sau khi thành lập, ban chỉđạo ở xã, đã triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng tiểu ban chỉđạo thôn (bản), từng ban, ngành đoàn thểở cơ sở. Kết quả khảo sát tại 19 xã cho thấy Đoàn thanh niên cơ sở có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình đào tạo nghề cho đoàn viên, thanh niên và người dân góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 Sự tham gia của Đoàn Thanh niên cơ sở vào ban chỉđạo xây dựng nông thôn mới chính là cầu nối giữa đoàn viên, thanh niên, cộng đồng người dân với các tổ chức đoàn thể xã hội hoạt động trên địa bàn. Cùng với các tổ chức ngành đoàn thể khác, Đoàn Thanh niên có ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của thanh niên và người dân trong các hoạt động phát triển xây dựng thôn, xã đồng thời hỗ trợ người dân về nhiều mặt trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

4.1.2.3. Tham gia quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp xác định, khó khăn nhất là khâu lập quy hoạch như: quy hoạch định hướng phát triển không gian; sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Và vấn đề quan trọng đó chính là quy hoạch các xã nông thôn mới phải gắn với quy hoạch tổng thể của huyện. Công tác lập quy hoạch phải được thực hiện trên cơ sởđánh giá thực trạng, nhu cầu, nguyện vọng của người dân tại chỗ. Từđó, các đơn vị tư vấn giúp xã hoàn chỉnh thành đồ án quy hoạch chung và dựa trên thực tếđể lập quy hoạch chi tiết.

Trong mọi hoạt động liên quan đến phát triển tại địa phương thì chính người dân hơn ai hết là người hiểu nhất về các điều kiện nơi họ đang sinh sống. Vì vậy, khi định hướng và hướng dẫn người dân lập quy hoạch phát triển thôn, xóm, cơ quan tư vấn cần biết áp dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của người dân để khai thác vào các nội dung hoạt động tại đơn vịđó. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khảo sát, thiết kế là rất quan trọng, cùng với BQL và đơn vị tư vấn đã phối hợp thực hiện công tác chẩn đoán, xác định rõ tình hình của địa phương nói chung và các vấn đề về hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,… của từng thôn, xóm nói riêng để đề ra phương án lập quy hoạch phù hợp. Các cuộc họp đã được tổ chức, đơn vị tư vấn đã thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán và tác động để giúp địa phương xây dựng quy hoạch ba nội dung chính:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, có tầm nhìn lâu dài, bảo tồn và phát huy được những đặc trưng, bản sắc văn hóa của địa phương.

Mọi kế hoạch triển khai cũng như yêu cầu đối với việc huy động khả năng góp vốn, góp sức của dân đều được lấy ý kiến trực tiếp từ các hộ gia đình, để thông qua Nghị quyết của HĐND xã đối với các công trình của xã, và với các công trình của thôn, xóm thì tùy tình hình thực tế tại thôn, xóm mà thôn xóm tự quyết định hoặc thông qua cuộc họp dân - quân - chính - đảng mở rộng. Muốn đạt được kết quả như vậy thì Đoàn Thanh niên cơ sở cần vận động đoàn viên, thanh niên và gia đình mình tích cực tham gia các hoạt động của công tác quy hoạch.

Không những vậy, vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác quy hoạch còn được thể hiện tại các buổi họp lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn, cắm mốc, đánh giá hiện trạng, những truyền thống, đặc điểm riêng của

Một phần của tài liệu vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 88)