2.2.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
Nhưđã nêu trên, xây dựng nông thôn mới có đạt được kết quả tốt hay không, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt. Cần nhận thức rõ về chương trình xây dựng nông thôn mới không đơn giản chỉ là dựa vào sựđầu tư của Nhà nước hay chỉ là một dự án đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn, mà là chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở nông thôn tiến hành đồng thời với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do nhân dân địa phương làm chủ, phát huy cao nhất nội lực, các nguồn lực xã hội với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành công, bền vững. Thực tế cho thấy, địa phương nào ngay từđầu đã tổ chức tốt việc phổ biến, quán triệt để mọi người hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự đồng thuận thì công việc triển khai thuận lợi, có nhiều sáng kiến, đạt kết quả tốt; xã nào quán triệt không đầy đủ, khi thực hiện sẽ có vướng mắc lại phải giải thích, quán triệt lại.
2.2.3.2. Bài học về quy hoạch nông thôn mới
Quy hoạch nông thôn mới là nội dung phải được triển khai thực hiện trước một bước để làm căn cứ thực hiện các nội dung khác. Cần rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xây dựng các quy hoạch theo yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới (quy hoạch chung, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng). Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần chú ý quy hoạch phải đồng bộ, dài hạn. Đối với những quy hoạch đã được phê duyệt cần thường xuyên rà soát lại để đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và sự phù hợp với từng địa bàn, gắn với sự phát triển chung của cả huyện, tỉnh và của cả vùng.
2.2.3.3. Bài học về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộĐoàn
Cần coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ kiến thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộĐoàn các cấp, nhất là đội ngũ cán bộĐoàn cơ sở, bí thư chi đoàn nông thôn - những người trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện. Quá trình đào tạo, tập huấn cần tập trung vào các lĩnh vực cụ thể, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
2.2.3.4. Bài học về huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nông dân, không chỉ dựa vào nguồn ngân sách quốc gia, mà cần đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực. Ngân sách Trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sởđể có thêm ngày càng nhiều các nguồn vốn khác từ ngân sách địa phương, đóng góp của nhân dân dưới nhiều hình thức, vốn lồng ghép các chương trình, mục tiêu trên địa bàn. Cần hết sức chú ý huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, HTX vay để phát triển sản xuất… Về cơ bản và lâu dài, để NTM được xây dựng, phát triển bền vững thì phải tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao nội lực của nhân dân kết hợp với vốn đầu tư, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp và vốn tín dụng ngân hàng phải trở thành những nguồn lực chủ yếu nhất.
Cùng với phát triển sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất trong đó có các tổ chức kinh tế tập thể phải được củng cố và phát triển thêm, gắn liền với mô hình sản xuất mới, hỗ trợđắc lực cho kinh tế hộ, là cầu nối giữa hộ nông dân với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp và thị trường.
2.2.3.5. Bài học về cơ chế quản lý đầu tư trên địa bàn
Xây dựng cơ sở hạ tầng là nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện điều kiện sống của nhân dân. Để chuẩn bị thực hiện tốt nội dung này cần chú ý cơ chế quản lý đầu tư trên địa bàn xã. Trước khi thực hiện đầu tư cần khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, dựa trên các tổ chức về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định danh mục cần đầu tư, đưa ra nhân dân thảo luận, lựa chọn cách làm và thứ tựưu tiên làm trước, làm sau, cần tập trung cải tạo, nâng cấp (Đối với công trình đã có) hay cần xây dựng mới (nếu chưa có hoặc đã có nhưng xuống cấp nghiêm trọng). Lập dự án đầu tư và đấu thầu thi công hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, quá trình thực hiện đầu tư luôn có sự giám sát của cộng đồng. Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi lượng vốn lớn, do vậy cần phát huy nội lực, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, như: đóng góp bằng tiền, hiện vật, công sức, hiến đất… kêu gọi sự hỗ trợ của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội kết hợp với sự hỗ trợ ban đầu của ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương.
Cơ chế quản lý đầu tư có sự giám sát của cộng đồng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
2.2.3.6. Bài học về cách làm chủđộng, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, tránh rập khuôn, máy móc
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung của Chương trình, các cơ chế chính sách chung của Nhà nước, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, cách thức huy động nguồn lực… phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc (Chuyên đề tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của huyện Yên Thế 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý
Yên Thế là một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện lỵ là Thị Trấn Cầu Gồ, cách thủ đô Hà Nội 75 km. Yên Thế gồm 19 xã và 02 thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp các huyện Võ Nhai và Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang
- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn
Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai a) Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, chia làm 03 vùng rõ rệt: vùng núi cao; vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi dưới tán rừng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
b) Tình hình đất đai của huyện
Theo số liệu thống kê của phòng Thống Kê huyện Yên Thế, tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm 30,93 %, đất lâm nghiệp chiếm 48,53%, đất chuyên dùng chiếm 7,01%, đất thổ cư chiếm 4,8%, đất chưa sử dụng chiếm 3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,07%. Cụ thể qua số liệu bảng 3.1 có thể thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:
Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: Năm 2013 là 9317,07 ha giảm 0,1% so với năm 2012 (tương ứng với 0,04 ha).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất thổ cư. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (56% vào năm 2013) và diện tích đất này lại có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,17 %. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm này đặc biệt là một số diện tích trũng cấy một vụ không ăn chắc được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm. Bình quân 3 năm, diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,05 %. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự đầu tư cho cây vải thiều trên các diện tích đất vườn và đồi một cách ồạt theo phong trào trước đây làm diện tích đất trồng vải những năm trước đây chiếm khoảng trên 50% diện tích trồng cây lâu năm. Nhưng trong 2 – 3 năm trở lại đây, vải thiều khi được mùa mất giá, khi được giá thì lại mất mùa, đầu ra cho quả vải thiều ở huyện Yên Thế gặp rất nhiều khó khăn. Phần diện tích cây lâu năm còn lại được thay bằng giống vải chín sớm hoặc chín muộn cho giá trị kinh tế cao hơn và được tận dụng để lấy bóng mát phục vụ chăn nuôi gà thả vườn, đồi trên địa bàn huyện.
Diện tích đất dùng cho NTTS có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng 2,12 % (Bảng 3.1), tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như Rô phi đơn tính, mè, Trắm cỏ và nuôi cá giống. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của phòng địa chính huyện qua 3 năm là không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,53 % tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp hầu như không thay đổi qua 3 năm. Nguyên nhân của việc giữđược diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sử dụng và quản lý cho các cá nhân và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đặc biệt là năm 2012 đã tiến hành giao toàn bộ diện tích rừng thành rừng sản xuất.
Với các loại đất còn lại như đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác cũng có biến đổi qua từng năm nhưng nhìn chung qua 3 năm là khá ổn định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm (2011 - 2013)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)
DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 11/10 12/11 BQ
I. Tổng DT đất tự nhiên 30.125,15 100,00 30.125,15 100,00 30.125,15 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 9.328,79 30,97 9.317,95 30,93 9.317,07 30,93 99,88 99,99 99,94 1. Đất nông nghiệp 9.328,79 30,97 9.317,95 30,93 9.317,07 30,93 99,88 99,99 99,94 Đất trồng cây hàng năm 5.236,25 17,38 5.223,95 17,34 5.218,83 17,32 99,77 99,90 99,83 Đất trồng cây lâu năm 3.857,55 12,81 3.857,32 12,80 3.853,59 12,79 99,99 99,90 99,95 Đất nuôi trồng thuỷ sản 225,72 0,75 227,41 0,75 235,38 0,78 100,75 103,50 102,12 Đất nông nghiệp khác 9,27 0,03 9,27 0,03 9,27 0,03 100,00 100,00 100,00 2. Đất lâm nghiệp 14.623,57 48,54 14.623,42 48,54 14.619,78 48,53 100,00 99,98 99,99 Đất rừng sản xuất 11.441,19 37,98 11.441,04 37,98 14.619,78 48,53 100,00 127,78 113,04 Đất rừng phòng hộ 3.097,98 10,28 3.097,98 10,28 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00 Đất rừng đặc dụng 84,40 0,28 84,40 0,28 0,00 0,00 100,00 0,00 0,00 3. Đất chuyên dùng 2.116,30 7,03 2.113,80 7,02 2.112,20 7,01 99,88 99,92 99,90 4. Đất thổ cư 1.426,14 4,73 1.432,90 4,76 1.446,10 4,80 100,47 100,92 100,70 5. Đất chưa sử dụng 1.104,25 3,67 1.103,78 3,66 1.102,20 3,66 99,96 99,86 99,91 6. Đất phi NN khác 1.526,10 5,07 1.533,30 5,09 1.527,80 5,07 100,47 99,64 100,06 II. Một số chỉ tiêu BQ 1 Đất tự nhiên/đầu người 0,32 0,32 0,32 2. Đất NN/khẩu NN 0,12 0,12 0,12 3. Đất NN/Hộ NN 0,49 0,48 0,47 4. Đất NN/LĐ NN 0,23 0,23 0,23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 30,93 % năm 2013. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng toàn diện. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, nhằm từng bước góp phần làm cho bức tranh kinh tế huyện ngày càng thêm khởi sắc. Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu như Gà đồi Yên Thế, gỗ rừng trồng…
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Yên Thế là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21 – 230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (30 - 350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10 - 150C). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1300 - 1700mm, lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa khô có năm đến hai tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Trong khi đó, vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thương và các xã có địa hình thấp. Trước những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước tưới trong mùa khô nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa.
Mặt khác, vào tháng một hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu đến việc gieo cấy vụ Chiêm xuân cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.