Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)

Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được triển khai thực hiện theo Kết luận số 32/KL-TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238/TB-TW ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 07/04/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới”, nhằm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM được thực hiện tại 11 xã, gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thuỵ Hương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (Bình Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (Thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hoà (Kiên Giang). Mục tiêu của chương trình nhằm thử nghiệm các nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách, xác định trách nhiệm và mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc xây dựng NTM; hình thành các mô hình trên thực tiễn về NTM để rút kinh nghiệm triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM trên diện rộng.

Sau hơn ba năm thực hiện Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM của Trung ương và địa phương, Chương trình xây dựng NTM đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng cả về kinh tế - xã hội và kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo của các ngành, các cấp. Một số xã thí điểm đạt kết quả khá toàn diện như: Hải Đường (Nam Định); Tân Thịnh (Bắc Giang); Tân Thông Hội (Thành phố Hồ Chí Minh); Thanh Tân, Bình Định (Thái Bình). Một số xã đạt kết quả tốt một số mặt như quy hoạch, phát triển sản xuất hàng hóa ở Mỹ Long Nam (Trà Vinh), huy động nguồn lực ở Thanh Chăn (Điện Biên), Thanh Tân, Định Hòa (Kiên Giang), phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, dồn điền đổi thửa ở Tân Thịnh (Bắc Giang), Thanh Tân, Bình Định (Thái Bình), mô hình liên kết sản xuất ở Thụy Hương (Hà Nội), Tân Hội (Lâm Đồng); mô hình thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ở Tân Thông Hội (Thành phố Hồ Chí Minh), Tân Lập (Bình Phước)... Hiện nay, các mô hình này đang là điểm sáng thu hút sự quan tâm của các địa phương đến tham quan, học hỏi và cũng là căn cứ để Ban Chỉ đạo Trung ương rút kinh nghiệm chỉ đạo cả nước. Cụ thể có 7/11 xã đạt được 10 tiêu chí trở lên, gồm Thuỵ Hương; Tân Thịnh; Hải Đường; Gia Phố; Tân Thông Hội; Mỹ Long Nam; Định Hoà; trong đó có 3 xã đạt 14/19 tiêu chí trở lên là Thuỵ Hương 13, Tân Thịnh 14, Tân thông Hội 14. Có 3 xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí, gồm Tân Lập, Tân Hội, Tam Phước. Riêng xã Thanh Chăn (Điện Biên) tuy là xã khó khăn nhất, nhưng đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 đạt 7/19 tiêu chí. Một số xã đạt kết quả tương đối toàn diện như: Hải Đường, Tân Thịnh, Tân Thông Hội... Một số xã đạt được mô hình tốt ở một số mặt như: quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch ở Hải Đường; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập ở Mỹ Long Nam; huy động nguồn lực ở Thanh Chăn và Định Hoà; phát triển sản xuất gắn với quy hoạch đồng ruộng và cơ sở hạ tầng ở Tam Phước; phong trào cải tạo điều kiện sống của các hộ dân cưở Tân Thịnh; liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp ở Thụy Hương, Tân Hội; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ở Tân Thông Hội, Tân Lập… (Chuyên đề tổ chức tuyên truyền và vận động xây dựng nông thôn mới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

* Một số bài học kinh nghiệm khi thực hiện chương trình xây dựng NTM ở

nước ta:

Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM được thực hiện thí điểm tại 11 xã trong giai đoạn 2009 - 2011 đã rút ra năm bài học kinh nghiệm.

- Tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn xã, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM… để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ: (1) Đây là chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng CSHT; (2) Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM thành công và bền vững.

- Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.

- Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc.

- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo phương châm: “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”.

- Để xây dựng NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Một phần của tài liệu vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 46)