* Trình độ, nhận thức của đoàn viên, thanh niên:
Đây là yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới. Trình độ nhận thức của một số cán bộ, đoàn viên còn hạn chế, chưa đồng đều, bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ, coi xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Đây là tâm lý chung của đại bộ phận người dân nông thôn, đặc biệt ở những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động xây dựng nông thôn mới diễn ra và thu được kết quả là nhờ các công trình, các tổ nhóm khuyến nông… tạo lợi ích cho thanh niên và người dân nhưng để thu hút toàn bộ người dân vào suốt quá trình hoạt động vẫn rất khó khăn.
* Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộĐoàn:
Công tác tổ chức của Đoàn có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới. Tổ chức Đoàn, các đồng chí cán bộ Đoàn có vào cuộc, triển khai các nội dung trong chương trình nông thôn mới thì đoàn viên, thanh niên – với tư cách là thành viên của tổ chức mới có sự tham gia vào việc thực hiện chương trình. Đối với việc thực hiện chương trình nông thôn mới, Trung ương Đoàn đã phát động kế hoạch “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Căn cứ vào kế hoạch này, các huyện, thành Đoàn đã xây dựng kế hoạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 triển khai đến tận cấp cơ sở về các nội dung mà thanh niên có thể tham gia trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên có sát sao hay không, quá trình triển khai thực hiện của Đoàn cấp dưới đến cơ sở có phù hợp, sát với thực tế hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới.
Người cán bộ Đoàn cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới. Người cán bộ Đoàn phải là người có sự am hiểu về nông thôn, năng lực tổ chức các hoạt động tại nông thôn, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết thì việc triển khai các nội dung của tổ chức Đoàn trong xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động trong chương trình nông thôn mới sẽ có nhiều thuận lợi.
Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong tổ chức Đoàn cũng là một yếu tố nội tại thuộc về tổ chức có ảnh hưởng đến vai trò tham gia của Đoàn Thanh niên xây dựng nông thôn mới. Mỗi thành viên trong tổ chức Đoàn muốn tham gia thực hiện một hoặc nhiều nội dung nào đó trong xây dựng nông thôn mới sẽ không tránh khỏi khó khăn nhất định. Nói cách khác, ởđây nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong nhóm đối tượng đoàn viên, thanh niên đối với việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, người cán bộ Đoàn cũng cần phải có năng lực thu hút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên vào trong tổ chức mình, đặc biệt là đối với Đoàn cơ sở ở khu vực nông thôn. Người cán bộ Đoàn tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương phải là người gắn bó chặt chẽ nhất với người dân nói chung và đoàn viên, thanh niên nói riêng, có ảnh hưởng đến đoàn viên, thanh niên trong quá trình thực hiện các nội dung của chương trình nông thôn mới. Nếu người cán bộ Đoàn có phương pháp, kỹ năng và các biện pháp thích hợp tạo cho thanh niên tham gia thực hiện các chương trình có hiệu quả, thì thanh niên sẽ tích cực tham gia nhiều nội dung, nhiều khâu hơn trong quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương.
* Kinh phí dành cho các hoạt động của Đoàn:
Một khó khăn lớn trong công tác Đoàn tại các cơ sởĐoàn hiện nay đó là vấn đề kinh phí. Các Đoàn xã sử dụng kinh phí nhà nước, hàng năm phân bổ cho hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 động Đoàn còn rất eo hẹp, các chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở nhiều nơi còn không có kinh phí để hoạt động do kinh phí của chi đoàn đa phần là do đoàn viên, thanh niên đóng góp hàng tháng và một phần trích lại từ nguồn thu đoàn phí của đoàn viên gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động Đoàn. Việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên tạo nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn còn hạn chế do vậy ảnh hưởng không nhỏđến sự tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới.
* Sự tạo điều kiện của các cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương
Đây là một trong số những yếu tố quyết định đến vai trò tham gia của Đoàn Thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới. Đoàn Thanh niên ởđịa phương cần có sự chủđộng trong tham mưu; cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện dưới nhiều hình thức như việc đề ra nghị quyết chuyên đề về sự tham gia của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương, tin tưởng giao cho Đoàn Thanh niên địa phương đảm nhiệm công trình, phần việc thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và tạo điều kiện đểĐoàn Thanh niên hoàn thành nhiệm vụ của mình... Ngược lại, nếu cấp uỷĐảng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, thì có thể hạn chế phần nào sự tham gia của Đoàn Thanh niên trong xây dựng NTM.
* Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới
Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ trung ương tới cơ sở. Vì vậy cần phải thống nhất xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới và tình hình, kết quả, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chương trình.
Cần tuyên truyền sâu rộng để mọi đoàn viên, thanh niên và nhân dân hiểu được tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hiểu nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới để người dân chủ động hơn trong việc tham gia thực hiện chương trình, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi trong xã hội; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24
* Tính minh bạch trong thực hiện chương trình nông thôn mới ởđịa phương
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển nông thôn, bao gồm nhiều hoạt động từ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng sản xuất, phát triển hệ thống giáo dục, y tế, hệ thống chính trị…Để thực hiện được những hoạt động đó đòi hỏi một nguồn lực tổng thể của toàn xã hội, trong đó nguồn lực cộng đồng giữ vai trò chủ yếu, nguồn lực từ Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, là động lực để kêu gọi, thu hút các nguồn lực khác trong xã hội. Chính vì thế, vấn đề minh bạch, dân chủ, công khai trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó vào công cuộc xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở đâu, địa phương nào mà sự minh bạch, dân chủ, công khai càng rõ ràng thì ởđó sự tham gia của cộng đồng càng lớn và tạo được niềm tin trong nhân dân và ngược lại.
Nhân tố này nhấn mạnh đến sự minh bạch trong việc lựa chọn các đối tượng tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương. Cụ thể, nếu mọi vấn đề xác định đối tượng thực hiện các hạng mục trong chương trình nông thôn mới được minh bạch, công khai và tạo điều kiện cho người dân, cho thanh niên thì tổ chức Đoàn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào việc thực hiện chương trình tại địa phương. Ngược lại, nếu nội dung này không được công khai thì không nói đến thanh niên, ngay cả người dân địa phương cũng sẽ ít có sự tham gia vào việc thực hiện chương trình nông thôn mới, nhất là đối với việc thực hiện các công trình nông thôn mới tại địa phương.
Ngoài các nhân tố nêu trên, các nhân tố khác như độ tuổi, giới tính, dân tộc…cũng có sự ảnh hưởng không nhỏđến sự tham gia của Đoàn thanh niên vào xây dựng NTM ( Nguyễn Hoàng Trung, 2012).