Sau khi đưa trứng vào ấp, trứng được xác định là có hoặc không có phôi bằng cách soi trứng bằng thiết bị soi lần 1 vào ngày thứ 8 và lần 2 vào ngày thứ 18 kể từ khi ấp. Tỷ lệ trứng có phôi được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tỷ lệ trứng có phôi ở các giai đoạn thí nghiệm (%). Giai đoạn (ngày) ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BLS) 1 – 10 88,33±0,46 90,56±1,75 91,67±2,37 11 – 20 88,33±0,46 92,22±0,09 94,44±0,40 21 – 30 88,30±0,46 93,33±1,02 95,00±0,96 31 – 40 89,44±0,65 93,34±1,02 94,44±0,40 41 – 50 89,44±0,65 91,12±1,20 93,80±0,24 51 – 60 89,90±0,11 93,33±1,02 95,00±0,96 TB 88,79 92,31 94,04
Số liệu bảng 4.5 cho thấy, trong 10 ngày đầu tỷ lệ trứng có phôi của 3 lô dao động từ 88,33 – 91,67 %, chênh lệch giữa TN1 và TN2 với ĐC khoảng từ 1,5 - 3 %.
Từ đợt ấp thứ 2 (ngày TN thứ 11 - 20) đến đợt ấp thứ 6 (ngày TN thứ 51 - 60), tỷ lệ trứng có phôi của lô ĐC ổn định ở mức 88 - 89 %, tỷ lệ trứng có phôi của lô TN1 (BLKG) tăng lên ở mức 91,11 – 93,33 %, còn lô TN2 (BLS) tăng lên ở mức 91,67 - 95 %.
Như vậy, BLKG và BLS có tác động rõ rệt đến tỷ lệ trứng có phôi sau 10 ngày vịt được ăn bột lá. Tác động của BLS đến tỷ lệ này lớn hơn BLKG.
Tính trung bình 6 đợt ấp tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp của lô TN1 (BLKG) đạt 92,31% cao hơn lô ĐC là 3,52%, lô TN2 (BLS) đạt 94,05 % cao hơn lô ĐC là 5,26 % , hai lô thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt so với lô ĐC (p<0,05). Như vậy, BLKG và BLS có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ trứng có phôi của vịt Super Meat, cải thiện và làm tăng tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp. Tỷ lệ trứng có phôi ở các lô thí nghiệm có BLS và BLKG tăng lên có thể do caroten trong khẩu phần đã tích lũy trong lòng đỏ trứng và có tác dụng kích thích sự phát triển của phôi thai vịt. Tỷ lệ trứng có phôi cao cho thấy các chất chống oxy hoá có trong thành phần của bột lá có ảnh hưởng tốt tới chất lượng tinh trùng vịt trống, từ đó làm tăng khả năng thụ tinh và phát triển phôi của trứng.
Như vậy, khẩu phần ăn có chứa BLKG và BLS đều có ảnh hưởng tốt và làm tăng tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp. Khẩu phần có chứa 6 % BLS đem lại kết quả cao hơn khẩu phần có chứa 6 % BLKG. Điều này chứng tỏ BLS có ảnh hưởng tốt hơn BLKG đến tỷ lệ trứng có phôi/ trứng ấp.
Tỷ lệ trứng có phôi tương đương với kết quả của Nguyễn Đức Hưng và cs, 2009 [8] khi nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt CV Super Meat M2 với các khẩu phần ăn khác nhau (tỷ lệ trứng có phôi dao động từ 88,12 đến 93,03. Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs, 2010 [27] cho biết tỷ lệ trứng có phôi của vịt CV Super Meat khi ăn các khẩu phần khác nhau về năng lượng,
protein và axit amin (methionin và lysine) dao động xung quanh trị số từ 94%
4.4.2.Tỷ lệ ấp nở.
Cũng như tỷ lệ trứng có phôi, khẩu phần có BLKG và BLS có ảnh hưởng khá tốt đến tỷ lệ trứng ấp nở của vịt thí nghiệm. Kết quả này thể hiện rõ ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng nở/trứng có phôi ở các giai đoạn thí nghiệm (%). Giai đoạn (ngày) ĐC TN1 (BLKG) TN2 (BLS) 1 – 10 81,13±0,72 81,59±1,95 81,81±1,93 11 – 20 81,76±0,09 83,13±0,41 83,52±0,22 21 – 30 82,39±0,54 83,33±0,21 83,62±0,12 31 – 40 81,36±0,49 83,92±0,38 84,11±0,37 41 – 50 81,99±0,14 84,75±1,21 84,61±0,87 51 – 60 82,50±0,65 84,52±0,98 84,79±1,05 TB 81,85 83,54 83,74
Số liệu bảng 4.6 cho thấy, đợt ấp đầu tiên (ngày TN thứ 1 - 10) tỷ lệ ấp nở của lô TN1 (BLKG), lô TN2 (BLS) và lô ĐC dao động từ 81,13% - 81,18% chênh lệch giữa các lô không đáng kể.
Tỷ lệ ấp nở của lô ĐC ổn định ở mức 81,13 – 82,50 %. Từ đợt ấp thứ 2 (ngày TN thứ 11 - 20) đến đợt ấp thứ 6 (ngày TN 51 - 60), tỷ lệ ấp nở của lô TN1 (BLKG) tăng lên ở mức 83,13 – 84,75 %, lô TN2 (BLS) tăng lên ở mức 83,52– 84,79 %.
Như vậy BLKG và BLS ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ ấp nở của trứng, làm tăng tỷ lệ ấp nở của trứng sau 10 ngày vịt được ăn bột lá.
Bảng 4.6 cũng cho thấy, tính trung bình của 6 đợt ấp tỷ lệ nở của các lô thí nghiệm tăng lên rõ rệt, lô TN1 (BLKG) tăng 1,69 %, lô TN2 (BLS) tăng 1,89% so với lô ĐC.
Như vậy, BLKG và BLS có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ ấp nở của trứng vịt. Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở của TN2 (BLS) cao hơn TN1 (BLKG), vậy BLS có tác động tốt hơn BLKG.
Tỷ lệ nở/trứng có phôi cao hơn kết quả theo dõi của Nguyễn Đức Trọng và cs (2007) [22] trên đàn vịt CV Super M2 dòng bà nuôi tại Trung tâm vịt Đại Xuyên là 81,02%. Và tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả của Nguyễn Đức Hưng và cs, 2009 [8] khi nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt CV Super Meat M2 với các khẩu phần ăn khác nhau (tỷ lệ nở dao động từ 78,01 đến 79,32). Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs, 2010 [27] cho biết tỷ lệ nở của vịt CV Super Meat khi ăn các khẩu phần khác nhau về năng lượng,
protein và axit amin (methionin và lysine) dao động xung quanh trị số từ 79%
- 86%, một số khẩu phần cao hơn cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ nở ở các nghiên cứu khác nhau có liên quan đến xông sát trùng trứng, thời gian bảo quản trứng, dinh dưỡng trong khẩu phần và tuổi đẻ của vịt.