3. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực sản xuất Công ty TNHH Công
5.6. Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân
Để nâng cao năng suất cho nhà máy thì chú trọng đến việc đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân viên là điều hết sức cần thiết. Với trình độ tay nghề thấp, các bán thành phẩm tạo ra không đạt chất lượng như mong đợi dẫn đến các sản phẩm sau khi xuất xưởng không đạt yêu cầu và làm cho công ty giao hàng trễ do phải chỉnh sửa lại. Đồng thời tay nghề còn ảnh hưởng đến mức độ hao phí của bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, tay nghề yếu dẫn đến việc hao hụt quá nhiều nguyên liệu dẫn đến hao hụt lợi nhuân của công ty. Để góp phần cải thiện tình trạng này thì cán bộ quản lý cũng như công nhân viên trong công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thường xuyên nhắc nhở huấn luyện công nhân làm việc đúng thao tác.
Nâng cao tính tự kiểm của người công nhân, mở lớp huấn luyện sơ bộ về cách thức kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm.
Đưa ra biện pháp cứng rắn đối với công nhân làm ra nhiều phế phẩm (trừ tiền thưởng, kỷ luật, …)
Các tổ trưởng, quản đốc, phó quản đốc thường xuyên xuống quan sát tình hình hoạt động của nhà máy nhằm phát hiện và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời đối với những công nhân làm việc yếu kém, phổ biến về những quy định của
công ty để công nhân không được lơ là trong việc sản xuất tránh việc làm sai quy
cách gây tổn thất cho công ty.
Thường xuyên theo dõi hướng dẫn người công nhân kiểm tra chất lượng sản
Thống kê theo dõi tỉ lệ phế phẩm của từng công nhân, có biện pháp xử lý đối
với côngnhân đó nếu tạo ra nhiều phế phẩm.
Ngoài ra, nên sắp xếp cho công nhân làm việc theo đội hoặc nhóm. Mỗi
nhóm từ 5- 10 người trong đó sẽ có cả người giỏi, người trung bình, người mới.
Mục đích của việc sắp xếp này sẽ giúp việc thi đua làm việc giữa các đội nhóm, và
người giỏi trong tổ có thể dìu dắt người mới một cách nhiệt tình hơn. Giao chỉ tiêu mỗi tuần cho mỗi đội, nếu đạt chỉ tiêu thì sẽ có chính sách khen thưởng xứng đáng
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ