KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNPT ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động vinaphone của công ty viễn thông đồng tháp năm 2014 (Trang 35)

b) Quy trình xây dựng kế hoạch marketing

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNPT ĐỒNG THÁP

2010-6/2013

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Đồng Tháp

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Phòng kế toán tổng hợp

Hình 3.2 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Đồng Tháp

Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty trong ba năm 2010-2012 và 6

tăng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 (79,914 tỷđồng) là nhiều hơn so với lượng

tăng doanh thu năm 2012 so với 2011(35,792 tỷ đồng). Việc doanh thu tăng nhiều là

do công ty đã thay đổi chính sách bán hàng, đầu tư thiết bị thêm cho những dịch vụ mà công ty cung cấp, trong tổng doanh thu của công ty bao gồm doanh thu được hưởng cộng doanh thu tài chính và doanh thu khác (Xem phần phụ lục 1A bảng 1 và 2, trang 69-71). Biểu đồ 3.2 cũng cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng đều theo hằng năm, trong đó chí phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và

chi phí bán hàng đều tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Chính vì vậy mà lợi nhuận đem về trong năm 2011 giảm 2,713 tỷ đồng so năm 2010, và năm 2012 tăng 602 triệu đồng so với năm 2011, mức tăng này tuy không cao nếu xét về lượng giảm năm trước việc chấp nhận bỏ chi phí đầu tư theo xu hướng công nghệ chung của thế giới và cả nước, khuyến mãi hậu mãi và chính sách bán hàng đã nâng cao chất

lượng cung cấp dịch vụ của công ty cho khách hàng. Có thể nói ở thị trường Đồng Tháp thì dịch vụ Internet tốc độ cao MegaVNN, Internet cáp quang siêu tốc FTTH và dịch vụ điện thoại Di động VinaPhone, 3G là dịch vụ chủ yếu đem doanh thu về cho công ty hằng năm tăng cao.

3.3.2 Tình hình nhân sự công ty

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và cắt giảm chi phí nhân sự không phù hợp mà hằng năm số lượng nhân sự của công ty đều giảm. Tính đến 6 tháng đầu năm

2013 có 396 lao động của toàn VNPT Đồng Tháp: lao động khối quản lý tại Viễn Thông Tỉnh: 64; khối sản xuất tại các Trung tâm Tin học, Trung tâm Dịch vụ khách hàng và các Trung tâm huyện: 332, lao động nam chiếm phần lớn tại các vị trí sản xuất trực tiếp. Vềnăng lực, trình độ chuyên môn thì đại học và trên đại học chiếm gần 30%, khoảng 20% là cao đẳng và trung cấp, đặc biệt quan tâm là sốlượng công nhân (đã qua

đào tạo Công nhân 3 Tiền Giang) chiếm 34,8 % đây là những công nhân lành nghề hầu hết là các công nhân dây máy, khai thác viên, giao dịch viên, chỉ còn lại 6% là chưa qua đào tạo (Xem phụ lục 1A bảng 3, trang 71), đây là sự nổ lực của công ty trong việc xác định nguồn nhân lực là vốn quí rất quan trọng, thường xuyên đưa đi đào tạo và đào

tạo lại đội ngũ nhân viên hiện tại của đơn vị, khuyến khích và tạo điệu kiện cho công nhân viên tham gia các khóa học Đào tạo từ xa nhằm cho đội ngũ này thích ứng với sự

tiến bộ của công nghệ khoa học. Ta có thể thấy được hiệu quả của việc sử dụng nhân lực của công ty qua chỉ tiêu năng suất lao động hằng năm của công đều tăng được thể

Bảng 3.1: Năng suất lao động VNPT Đồng Tháp giai đoạn 2010-2012

Năm Số lượng CBCNV (Người)

Tổng doanh thu Năng suất bình quân theo doanh thu/1người/1năm (Triệuđồng)

2010 453 99.992 221

2011 441 179.906 408

2012 435 215.698 496

Nguồn: Phòng Tổ Chức Cán BộLao Động tiền lương VNPT ĐT

3.3.3 Tốc độ phát triển các dịch vụ của VNPT Đồng Tháp.

Bắt đầu năm 2010, đơn vị đã chính thức đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ

cung cấp cho khách hàng Đồng Tháp, đó là việc ứng dụng công nghệ mạng cáp quang siêu tốc FTTH và 3G, về sốthuê bao di động hỗ trợ 3G đã ra mắt thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng di động cũng như hỗ trợ internet cho người dùng. Nếu chỉ

xét riêng các thuê bao internet của hai ứng dụng công nghệtrên, trong ba năm qua thì sẽ thấy xu hướng người dùng về dịch vụ của đơn vị tăng.

Bảng 3.2: Sốlượng thuê bao internet giai đoạn 2010 - 6/2013

ĐVT: Thuê bao Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) FTTH 2.586 4.225 4.698 2.452 1.639 63,38 473 11,20 3G 1.504 4.835 6.576 5.135 3.331 221,48 1.741 36,01

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 6/2013

Qua bảng 3.2 ta thấy được người dùng đang có xu hướng sử dụng internet mạng FTTH và 3G hằng năm đều tăng, ưu điểm FTTH (Fiber-To-The-Home) là dịch vụ truy cập internet bằng cáp quang tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần (khoảng 66 lần DSL tiêu chuẩn, 100 mbps so với 1,5 mbps) và tốc độ tải lên và tải xuống như nhau,

trong khi ADSL có tốc độ tải lên luôn nhỏhơn tốc độ tải xuống. Còn mạng di động 3G là mạng viễn thông thế hệ thứ 3 cho phép khách hàng truy cập internet với tốc độ tối

đa cao hơn nhiều (14.4Mbps) so với mạng 2G (114Kbps) trước đó và đặc biệt hơn là

hỗ trợ việc làm tăng giá trị cho các dịch vụ của mạng di động đáp ứng nhu cầu cho

khách hàng hơn, chính vì vậy hằng năm số thuê bao 3G đều tăng, đặc biệt là lượng

tăng trong năm 2011 là 3.331 thuê bao so với năm 2010. Cùng với xu hướng chung trên, thì các thuê bao di động của Vinaphone cũng đã được hỗ trợ truy cập internet tốc

độcao hơn cho người dùng, các dịch vụGTGT đã được ứng dụng và đang được người

cũng chỉ ở mức cung cấp dịch vụ giải trí, đến nay ứng dụng của các dịch vụ GTGT

tăng đã được đa dạng hơn cho nhu cầu đầy phức tạp khách hàng.

Bảng 3.3: Sốlượng thuê bao sử dụng dịch vụ GTGT của mạng Vinaphone

ĐVT: Thuê bao

Chỉ tiêu

Năm Lượng chênh lệch

2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 6/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TB trả trước 232.561 238.537 242.211 250.023 5.976 2,57 3.674 1,54 TB trả sau 6.362 7.368 7.970 9.950 1.006 15,81 0.602 8,17 Tổng TB 238.923 245.905 250.181 259.973 6.982 2,92 4.276 1,74

Nguồn: Phòng kinh doanh,6/2013 *TB: Thuê bao

Lượng tăng trong năm 2011 so với 2010 (6.982 thuê bao) cao hơn lượng tăng 2012

so với 2011 (4.276 thuê bao). Trong đó, số lượng thuê bao trả trước sử dụng dịch vụ

nhiều hơn thuê bao trả sau trên 30 lần đây là xu hướng hiện nay của người dùng mạng thích sử dụng thuê bao trả trước hơn thuê bao trả sau, do thu nhập cũng như sự thuận tiện trong việc đăng ký và trả phí thuê bao. Số lượng người dùng dịch vụtăng là do có

thêm nhiều dịch vụ mới và chính sách ưu đãi hơn cho khách hàng với hơn 6 dịch vụcơ

bản của nhóm dịch vụ GTGT: Bảng 3.4 : Các nhóm dịch vụ GTGT Nhóm dịch vụ GTGT STT Biểu tượng Dịch vụ 1 Truy cập Internet

Truy cập internet, duyệt web, check email trên điện thoại hãy truy cập nhóm dịch vụInternet để biết cách sử dụng duyệt web trực tiếp trên di động (Mobile Internet) hoặc truy cập internet trên máy tính

(ezCom) hoặc gửi nhận email qua dịch vụ Ezmail.

2

Giải trí

Nghe nhạc trực tuyến, cài đặt dịch vụ nhạc chuông chờ, tải game và ứng dụng và xem tv trên di động hãy truy cập nhóm dịch vụ, tiện ích giải trí của VinaPhone.

3

Thông tin tổng hợp

Nhận tin tức, truyện cười, cập nhật thông tin giải trí hàng ngày qua tin nhắn tới máy của mình, hãy truy cập mục thông tin tổng hợp để sử dụng các dịch vụ tiện ích này như Infoplus, livescreen...

4

Tiện ích

Gồm các dịch vụ liên quan và hỗ trợ cuộc gọi như: dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ chuyển lời nhắn thoại, dịch vụ hộp thư thoại, dịch vụ gọi lại tôi (call me back), dịch vụ chuyển vùng quốc tế và dịch vụ xác định vị trí thuê bao.

5

Chuyển vùng Quốc tế

Cho phép thuê bao VinaPhone gọi và nhận cuộc gọi tại tất cả các nước có thỏa thuận Chuyển vùng Quốc tế với VinaPhone mà không cần thay đổi thẻ SIM và số máy điện thoại di động.

6

Dịch vụ khác

Bạn muốn sử dụng các dịch vụ GTGT qua đầu số 8xxx, 6xxx, 7xxx và 1900xxxx nhưng phân vân không biết chọn đầu số nào hoặc muốn tham gia chương trình nhắn tin trúng thưởng Go9696 của Vinaphone và tham

gia chơi game miễn phí nhận giải thưởng từ VinaPhone.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MARKETING VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA VNPT ĐỒNG THÁP TỪ 2010-6/2013 4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM

4.1.1 Tình hình sản phẩm

Dịch vụ GTGT là dịch vụ tiện ích làm tăng giá trị thông tin cho người dùng mạng di động Vinaphone (3G), như đã giới thiệu thì dịch vụ GTGT tại VNPT Đồng Tháp có 6 nhóm dịch vụ. Trong đó nhóm dịch vụ truy cập internet là nhóm mang lại doanh thu nhiều nhất trong nhóm các dịch vụ GTGT, vì đây là dịch vụ hỗ trợ cho người dùng nhiều tính năng nhất, phục vụ việc học tập, giải trí và cả kinh doanh cho các nhóm khách hàng mục tiêu của Vinaphone. Bảng 4.1: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ GTGT ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Truy cập internet 1.081 90,84 1.418 90,90 2.436 87,31 1.400 84,85 Giải trí 38 3,19 50 3,21 124 4,44 88 5,33 Tiện ích cuộc gọi 29 2,44 38 2,44 96 3,44 67 4,06 Chuyển vùng QT 22 1,85 29 1,86 71 2,54 50 3,03 Thông tin tổng hợp 11 0,92 14 0,90 35 1,25 25 1,52 Dịch vụ khác 9 0,76 11 0,69 28 1,02 20 1,21 TỔNG 1.190 100 1.560 100 2.790 100 1.650 100

Nguồn: Phòng kinh doanh

Với bảng 4.1 cho ta nhận thấy trong tổng mức doanh thu của dịch vụ GTGT đem về thì đã có hơn 90% là doanh thu của nhóm dịch vụ truy cập internet, xét doanh

thu dịch vụ này hằng năm đều tăng, cụ thể trong năm 2011 tăng 337 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì mức tăng doanh thu tới 1.018 triệu đồng (2.436-1.418) mức tăng tương đối 71,8% so với năm 2011 và tăng tương đối 125,35 % so với năm

2010. Nguyên nhân doanh thu dịch vụ tăng là nhờ vào việc đầu tư các cơ sở hạ tầng,

lắp đặt các chảo 3G đã làm tăng chất lượng đáp ứng nhu cầu truy cập internet cho người dùng cùng với lượng tăng các thuê bao hỗ trợ 3G của Vinaphone tăng nhanh như đã phân tích ở bảng 3.2 (trang 23), trong mức doanh thu dịch vụ truy cập internet

trên mạng di động tăng thì ngoài mức đóng góp doanh thu của dịch vụ ezCom truy cập

điện thoại di động để truy cập internet một cách tiện lợi nhanh gọn, mà chi phí cho những chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ hàng ngàn tiện ích ứng dụng cho người dùng rẻ, thông qua gói dịch vụ Mobile Internet với những mức ưu đãi về giá cho những đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bảng 4.2: Tình hình kinh doanh dịch vụ truy cập internet trên nền 3G

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 6/2013 Tuyệt đối Tương đối (%)

Doanh thu DV ezCom Tr đồng 764 901 1.420 790 519 57,60

Số lượng TB ezCom TB - 3.672 4.546 3.025 874 23,80

Doanh thu DV Mobile internet Tr đồng 317 517 1.016 610 499 96,52

Số lượng TB Mobile internet TB - 1.163 2.030 2.110 867 74,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Ghi chú: TB: thuê bao; Tr đồng: triệu đồng

4.1.2 Tình hình giá

Có khoản trên 56% (Nguồn: khảo sát dịch vụ di động Vinaphone, 6/2013) người dùng cho rằng giá là một yếu tốảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn dịch vụ di

động, chính vì vậy giá áp dụng cho các giá trị dịch vụ tăng thêm cho mạng di động Vinaphone cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn cho khách hàng. Giá cước dịch vụ GTGT

tương đối thấp và đa dạng dành cho các nhóm dịch vụ trung bình từ 5.000-18.000

đồng/tháng cho các dịch vụ cơ bản, nhưng đáng chú ý là mức giá của hai dịch vụ

ezCom và dịch vụ Mobile internet. Ta có thể so sánh giữa hai dịch vụnày để thấy được

cơ hội cho việc phát hiện khách hàng mục tiêu.

Bảng 4.3: So sánh sự khác nhau của hai dịch vụ ezCom và Mobile internet

Chỉ tiêu Khác nhau Điều kiện sử dụng Phí TBHM (1.000đ) Phí mua TBKN (1.000đ)

Giá cước data Mặc định

(1.000đ/Mb)

Gói GHDL (loại gói)

Gói không GHDL (loại gói)

ezCom Máy tính, thiết bị hỗ trợ USB DataCard, 3G WIFI…(thiết bị cài SIMCard) 50 500-650 0,2 2 3 Mobile - internet Máy di động có cấu hình 3G/EDGE/GPRS 0 0 1,5 6 3

*Ghi chú: TBHM: thuê bao hòa mạng; TBKN: thiết bị kết nối; GHDL: giới hạn dung lượng

Cả hai dịch vụđều hỗ trợ khách hàng truy cập internet tốc độ nhanh và tiện lợi, từ bảng so sánh 4.5, ta có thể nhận thấy chất dịch vụ tùy thuộc vào thiết bị hỗ trợ truy cập với tốc độ nào (ví dụ như điện thoại thường chỉ hỗ trợ tốc độ 384Kbps, trong khi

đó USB 3G là thiết bị chuyên dụng nên có thể hỗ trợ tốc độ truy cập có thể lên tới 3.6Mbps hoặc 7.2Mbps). Chính vì vậy tùy thuộc mục đích sử dụng của khách hàng mà có thể lựa chọn dịch vụ thích hợp cho mình. Tuy vậy ta cũng có thể thấy khách hàng của nhóm dịch vụ này là khách hàng cá nhân (khác hẳn các gói dịch vụ ADSL, MegaVNN…có nhóm khách hàng mục tiêu hộ gia đình, doanh nghiệp). Ưu điểm của gói dịch vụ này là thủ tục đăng ký và sử dụng nhanh, không cần phải chờ lắp đặt, tiện lợi trong sử dụng ở bất cứ nơi đâu khi có sóng, đối tượng cho nhóm dịch vụ này

thường đánh mạnh vào sinh viên, giáo viên, nhân viên kinh doanh. Khách hàng có nhu cầu truy cập internet ổn định, phục vụ việc học tập và công việc nhiều tìm kiếm thông tin trên mạng, có thiết bị truy cập cao như máy tính xách tay, thuận tiện việc di chuyển sử dụng lâu sẽ chọn dịch vụ ezCom. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ mobile internet chủ yếu là tìm thông tin nhanh đột xuất và giải trí trên máy di động một cách gọn nhẹ, trên sim chủ. Trong năm 2013 để kích thích nhu cầu đa dạng cho khách hàng và khẳng định dịch vụ, mà công ty đã đưa ra nhiều gói dịch vụ linh hoạt hơn với giá đa

dạng hơn cho từng nhu cầu, mục đích sử dụng cho người dùng. Khách hàng có thể lựa chọn đăng ký gói cước có giới hạn dung lượng hoặc không giới hạn dung lượng để dùng, khi đã đăng ký gói dịch vụđó thì khách hàng sẽđược ưu đãi với mức giá rẻhơn

nhiều so với không đăng ký với mức giá mặc định.

Bảng 4.4: Giá cước ưu đãi của dịch vụ truy cập internet của Vinaphone

ezCom Mobile internet

Gói dịch vụ

Dung lượng

(Mb)

Giá ưu đãi (1.000đ/Mb) 1 tháng Giá vượt gói (đ/Mb) Gói dịch vụ Dung lượng (Mb)

Giá ưu đãi (1.000đ/Mb) 1 tháng Giá vượt gói (đ/Mb) EZ50 500 50 200 M10 50 10 500 EZ120 1.500 120 M25 150 25 - - - M50 650 50 - - - M100 1.500 100 - - - M135 22.000 135 - - - M200 35.000 200 MAX 600 70 0 MAX 600 50 0 MAX100 1.200 100 MAXS* 600 35 MAX200 3.000 200 MAX70 1.024 70

Nhìn vào bảng mức giá ta thấy khách hàng được ưu đãi khá cao gần như trên

50% giảm giá nếu đăng ký sử dụng các gói giới hạn dung lượng và không giới hạn dung lượng so với giá mặc định. Mặc dù giá mặc định của dịch vụ Mobile internet cao

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động vinaphone của công ty viễn thông đồng tháp năm 2014 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)