Trong sƣ̣ nghiê ̣p xây dựng đất nƣớc

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 84 - 95)

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, báo chí đã thể hiện tốt vai trò là tiếng nói của Đảng và của quần chúng nhân dân; làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân; góp phần tích cực vào quá trình xây dựng đất nước.

* Trong lĩnh vực chính trị

Báo chí đã làm tốt vai trò là môi trường thuận lợi cho nhân dân phát huy cao độ quyền tự do dân chủ của mình trong việc tham gia góp ý kiến vào các văn bản quan trọng có ý nghĩa quyết định như Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các cấp; việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp. Quyền tự do, dân chủ của nhân dân ta được thực hiện và phát huy một cách có hiệu quả từ trong từng việc làm của cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Báo chí còn giúp người dân tự do trình bày tâm tư, nguyện vọng và chính kiến của mình, thẳng thắn phê bình những

tổ chức, cán bộ, đảng viên tiêu cực, vi phạm pháp luật, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

Bằng sự phân tích có lý, có tình, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn đầy sức thuyết phục, báo chí đã làm cho mọi người càng hiểu rõ hơn: Trong các giai đoạn cách mạng, nhất là trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, động viên mọi nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhất quán chính sách đoàn kết dân tộc, tôn trọng tự do tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới về đoàn kết dân tộc và tôn giáo... Cùng với chủ trương xoá đói, giảm nghèo, Đảng và Nhà nước ta đầu tư về cơ sở vật chất, về ngân sách, về nguồn lực để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, vùng các dân tộc ít người.

Báo chí đã dành thời lượng đáng kể tuyên truyền về các Nghị quyết, nội dung các hội nghị của Đảng như: Hội nghị Trung ương 3 về đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, được nhiều chuyên gia bình luận sắc nét để người dân hiểu rõ hơn…; Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay…; Hội nghị Trung ương 5 về chính sách an sinh xã hội, phòng chống tham nhũng, tổng kết thi hành Hiến pháp,…

Nhìn chung, báo chí đã tạo dư luận xã hội tích cực là tiền đề, điều kiện cho trạng thái chính trị - xã hội ổn định.

* Trong lĩnh vực kinh tế

Trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam, chưa bao giờ nội dung thông tin về kinh tế lại chiếm một vị trí quan trọng trên các phương tiện báo chí như thời gian vừa qua. Báo chí kiên trì góp tiếng nói của mình vào cuộc đấu tranh xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, từng bước xây dựng cơ chế quản lý hạch toán kinh doanh... Báo chí cũng tập trung sức truyền bá, cổ vũ cho chính sách nhất quán,

lâu dài của Đảng về kinh tế nhiều thành phần, phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất. Những chương trình truyền hình trực tiếp gây quỹ ủng hộ người nghèo đang là những điểm sáng của công cuộc xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội, kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội, kinh tế với quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế các vùng trọng điểm với các vùng khác, tạo điều kiện cho các vùng đều có cơ hội bình đẳng để phát triển. Báo chí cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền sự nghiệp mở rộng và hợp tác kinh tế nhiều mặt của nước ta với nước ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Báo chí tập chung phản ánh quá trình vận động của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời đã nêu ra được những điểm chưa phù hợp giữa chính sách và thực tiễn để bổ sung và hoàn thiện; góp phần hoàn chỉnh pháp luật liên quan đến kinh tế, làm cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh trên một thị trường chung theo hệ thống luật pháp thống nhất và công minh.

Không những thế, báo chí đã thường xuyên nêu gương các điển hình làm ăn mới, kinh doanh hiệu quả, đúng pháp luật: Có văn hoá trong kinh doanh, làm giàu chính đáng. Đồng thời, các bài báo đã phản ánh trên tinh thần xây dựng, nêu ra được bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp học hỏi; đánh giá những thành tựu và hạn chế của từng đơn vị riêng lẻ hoặc tổng quát nền kinh tế quốc dân; nêu được dự báo xu hướng diễn biến của tình hình kinh tế riêng hoặc chung trong từng loại hình doanh nghiệp...

Đội ngũ những người làm báo đã thường xuyên bám sát, nắm vững các chủ đề kinh tế xuyên suốt từng thời kỳ, từng giai đoạn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phản ánh như: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, tích luỹ và bố trí vốn đầu tư cơ bản hợp lý; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước trong tổng thể các thành phần kinh tế khác; chính sách kinh tế,

đối ngoại, đầu tư, xuất, nhập khẩu, nội dung và cách thức tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia; cải cách giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác; chính sách thực hành tiết kiệm, huy động sức dân; cơ chế quản trị doanh nghiệp... Trong cơ chế kinh tế thị trường, báo chí cũng đã chỉ rõ mặt trái của thị trường tự do, những cái hay cần phát huy, những cái dở cần uốn nắn, những vấn đề nảy sinh mà xã hội phải sớm giải quyết... trên cơ sở đó hướng dẫn dư luận ủng hộ các doanh nghiệp nói riêng và mọi công dân làm kinh tế nói chung cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chân chính với tinh thần phấn đấu không ngừng vì lợi ích bản thân, gia đình và cả quốc gia; mặt khác, đã khuyến khích họ phấn đấu trở thành các doanh nghiệp giỏi của đất nước, khu vực và vươn lên tầm quốc tế.

Báo chí không chỉ là phương tiện tuyên truyền mà còn là trường học lớn, cung cấp những tri thức kinh tế, hướng dẫn người nông dân làm kinh tế đồng thời hướng dẫn mọi người hiểu và thực hiện tốt các chính sách, dự án kinh tế của nhà nước.

Như vậy, báo chí đã thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền kinh tế của đất nước.

* Trong lĩnh vực văn hoá xã hội

Trong lĩnh vực này, kể cả văn hoá vật chất hay phi vật chất, báo chí đã chuyển tải một khối lượng rất lớn tri thức về văn hoá cho mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết của con người, thúc đẩy dân trí phát triển..., nghĩa là báo chí đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội.

Báo chí đã nhận thức được sâu sắc rằng văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội nên đã tích cực tuyên truyền giải thích các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hoá, đưa các chính sách từ vĩ mô xuống tận cơ sở để nhân dân thực hiện. Mặt khác, báo chí còn chủ động góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách đó cũng như luật pháp liên quan đến văn hoá.

Báo chí vừa tuyên truyền, giải thích, vừa góp phần hướng dẫn, tổ chức thực hiện các phong trào văn hoá trong phạm vi cả nước và cả những công việc trước mắt, cụ thể, thường nhật của mọi công dân như: Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, phong trào tổ chức cưới hỏi lành mạnh, tổ chức lễ hội, xây dựng nếp sống mới...

Là một trong những phương tiện thông tin đại chúng chủ chốt, báo chí tích cực thông tin, chuyển tải những kiến thức, tri thức nói chung và văn hoá nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện việc không ngừng nâng cao dân trí xã hội, làm cho cuộc sống tinh thần của người dân thêm phong phú, đẹp đẽ. Đội ngũ những người làm báo đã luôn có ý thức bảo toàn, gìn giữ, nâng niu những gì thuộc truyền thống tốt đẹp của cội nguồn văn hoá dân tộc, đấu tranh có phương pháp để bài trừ, loại bỏ những tập tục hủ bại, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển trong văn hoá.

Làm tốt chức năng là đội quân tiên phong của mình, báo chí đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại để phổ biến cho nhân dân ta. Mặt khác, báo chí đã làm cầu nối, giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết, hiểu, thấy được nhiều nét hay, đẹp trong đặc thù nền văn hoá Việt Nam. Báo chí đã tập trung nêu những tấm gương điển hình trong đời sống văn hoá xã hội, các danh nhân văn hoá, những hành vi văn hoá đẹp, đầy tính nhân văn... cả trong nước và ngoài nước để mọi công dân học tập, noi gương phấn đấu từ đó thúc đẩy xã hội phát triển.

Có thể nói gọn lại là báo chí nước ta đã luôn tập trung vào việc tuyên truyền, xây dựng văn hoá, góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước.

* Trong lĩnh vực y tế, giáo dục và an sinh xã hội

Mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào

tạo. Nghị quyết đặt mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết này, đồi hỏi sự góp sức của toàn xã hội, trong đó, báo chí là mũi nhọn trong công tác tuyên truyền. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, báo chí đã tuyên truyền sâu, rộng mục tiêu, nội dung của Nghị quyết đến toàn thể xã hội, đồng thời đã góp phần phân tích rõ thực trạng và nguyên nhân những yếu kém, bất cập; về quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện; về nhiệm vụ và giải pháp. Trên cơ sở đó, tạo sự nhất trí cao, sự đồng thuận mạnh mẽ trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, trong toàn xã hội, trong đội ngũ các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục và đào tạo.

Các nhà báo, các cơ quan báo chí đã đổi mới cách thông tin, phản ánh, tuyên truyền về lĩnh vực giáo dục theo tinh thần “đột phá” - đổi mới căn bản, toàn diện. Những kinh nghiệm hay, những bài học tốt, những tấm gương sáng, các điển hình tiên tiến từ các mái trường, từ chính đội ngũ các thầy cô giáo đã được khích lệ, lan tỏa và nhân rộng. Những biểu hiện vô cảm, thiếu quyết tâm, thậm chí cản trở đổi mới giáo dục và đào tạo được phê phán kịp thời.

Không chỉ là người tuyên truyền giáo dục, báo chí cũng chính là những nhà giáo dục khi chuyển tải khối lượng tri thức khổng lồ về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hiểu biết của toàn xã hội. Hơn nữa, báo chí đã xây dựng môi trường giáo dục tốt khi tạo ra các chương trình, các trò chơi giáo dục tương tác với độc giả.

Bên cạnh đó, báo chí cũng đã thực hiện tốt vai trò làm rào cản, ngăn cách độc giả với những luồng văn hóa xấu, độc đang ồ ạt rót vào cùng với dòng chảy của toàn cầu hóa, xây dựng bản lĩnh cho độc giả đề kháng với những văn hóa đồi trụy,

lệch lạc, giúp lành mạnh hóa môi trường giáo dục, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với lĩnh vực y tế, báo chí đã thường xuyên tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của nhân dân về những thành tựu và tiến bộ y học của Việt Nam, khuyến khích nhân dân tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế sẵn có tại địa phương và trong nước, hạn chế tổn thất và tốn kém kinh tế khi chuyển tuyến; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với nền y học của các tỉnh. Báo chí luôn cung cấp, trao đổi thông tin, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế trong nước chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ; khuyến khích các cơ sở y tế ứng dụng các tiến bộ và cải tiến kỹ thuật khoa học trong công tác chăm sóc sức khỏe, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn; góp phần nâng cao y đức.

Ngoài ra, báo chí còn là môi trường để phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác và thu hút đầu tư quốc tế trong lĩnh vực y học; tôn vinh các cơ sở, cán bộ và nhân viên y tế, cán bộ quản lý và các cá nhân có nhiều thành tích trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ Ngành Y tế. Đồng thời đã vạch rõ những bất cập, những sai phạm trong y tế để toàn xã hội vào cuộc, góp phần xây dựng Ngành Y tế phát triển.

Trong công tác bảo đảm an sinh xã hội, báo chí kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội đến với mọi tầng lớp nhân dân, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách, pháp luật an sinh xã hội; góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu hệ thống an sinh xã hội quốc gia, tôn vinh giá trị nhân văn, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ ở nước ta trong nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Báo chí đăng tải, phổ biến, giải thích, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức

thực hiện của các cấp, các ngành về an sinh xã hội cho các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn.

Các bài viết tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, mục đích của việc tham gia các chế độ an sinh xã hội cơ bản, góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, từ đó, người dân tích cực, tự nguyện tham gia vì lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Đồng thời động viên toàn xã hội chung tay thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, xóa đói giảm nghèo và các chính sách cứu trợ, trợ giúp xã hội, các phong trào an sinh xã hội khác.

Là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, báo chí phát hiện những bất cập của chính sách pháp luật an sinh xã hội hoặc những yếu kém trong tổ chức thực hiện, nhất là các lĩnh vực trụ cột, nhạy cảm như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân nhân, để giúp các cơ quan ban ngành chức năng kịp thời khắc phục và điều chỉnh.

Là diễn đàn của nhân dân, báo chí là kênh thông tin phản hồi quan trọng, nơi tập hợp, phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân, những phát hiện thuận lợi, khó khăn, đề xuất trong thực tiễn thực thi

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 84 - 95)