Báo chí Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 81 - 84)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là tài sản tinh thần to lớn và quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, là cơ sở phương pháp luận cho hoạt động báo chí nước ta trong suốt tiến trình cách mạng. Việc học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong điều kiện hiện nay là một nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển vững vàng, tích cực của nền báo chí Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng đất nước, báo chí nước ta đã đi đầu trong việc tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta một cách kịp thời và sâu rộng trong đời sống nhân dân. Nhiều cuộc điều tra dư luận cho biết: Khoảng 70% thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân là qua các kênh thông tin đại chúng.

Báo chí là một phương tiện có sức mạnh to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực, đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng, đầy đủ và phong phú về các sự kiện thời sự, các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí bên cạnh việc thẳng thắn phê bình những tiêu cực trong xã hội, đã nêu nhiều gương tốt, việc tốt tiêu biểu, nhiều điển hình tiên tiến nhằm mục tiêu giáo dục và thúc đẩy quần chúng noi theo. Báo chí nhất là phát thanh và truyền hình, với những chương trình trực tiếp, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những ứng dụng vào truyền thông của nó, mạng lưới internet... là những kênh thông tin hết sức nhanh nhạy, tác động sâu rộng và thường xuyên vào ý thức con người.

Báo chí hình thành dư luận xã hội về các vấn đề, các sự kiện, các hiện tượng liên quan đến lợi ích chung của xã hội, phản ánh toàn diện bức tranh sinh hoạt rộng lớn của toàn xã hội, của cộng đồng dân cư cũng như của mỗi cá nhân. Đồng thời báo chí cũng phản ánh sinh động bầu không khí chính trị, trong đó có các mặt tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng của của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề cấp thiết của cuộc sống.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội VI của Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong sự lãnh đạo của Đảng, là tiếng nói của Đảng đồng thời cũng là tiếng nói của quần chúng. Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí xuất bản, nêu rõ: Để thực hiện vai trò vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân, sách báo tăng cường, phản ánh ý kiến, thu hút trí tuệ của nhân dân đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời phê phán những quan điểm lệch lạc, đề cao cảnh giác, chống lại những âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của các thế lực thù địch. Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/1997 về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về lý luận và thực tiễn, định hướng cho sự phát triển báo chí, xuất bản theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, một lần nữa nêu rõ trách nhiệm của báo chí là hình thành dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân..., giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại...

Báo chí đồng thời là kênh thông tin, đã phản ánh tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện và phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc trong xã hội. Thực hiện tốt lời dạy của Bác, báo chí đã coi phê bình là vũ khí cần thiết, rất sắc bén, giúp sửa chữa sai lầm và phát huy các ưu điểm. Bằng những

thông tin trung thực, báo chí đem tiếng nói của nhân dân phản ánh tới các cơ quan Nhà nước một cách khách quan, tạo ra những cơ sở và điều kiện phân tích từng sự kiện, hay toàn bộ bối cảnh chính xác và kịp thời.

Có thể nói, thời kỳ đổi mới đất nước là thời kỳ có điều kiện tốt nhất, phát triển mạnh mẽ nhất của báo chí Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng, loại hình báo chí và đội ngũ những người làm báo. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 3-2012, chỉ tính báo in, cả nước có 786 cơ quan và 1.016 ấn phẩm báo chí, trong đó có 81 tờ báo trung ương, 113 tờ báo địa phương, 475 tạp chí trung ương và 117 tạp chí địa phương.

Về phát thanh truyền hình, cả nước có 67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, trong đó có 2 đài quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài truyền hình cấp tỉnh... Ngoài ra còn có hệ thống truyền hình trả tiền đang phát triển mạnh bằng công nghệ truyền dẫn.

Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp.

Cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ “hành nghề”. Tổng doanh thu báo in năm 2011 ước tính đạt 4.200 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 300 tỷ đồng. Năm 2011, toàn ngành phát thanh truyền hình nộp ngân sách nhà nước 900 tỷ đồng.

Báo chí vừa là cơ quan ngôn luận của đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân; là cầu nối giữa tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp với nhân dân. Báo chí phản ánh đa dạng, phong phú cuộc sống một cách trung thực, khách quan, kịp thời, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến, đồng thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, phát hiện, phanh phui các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, góp phần thúc đẩy và giúp cho các cơ quan pháp luật xét xử đúng người, đúng tội. Có thể nói, chưa bao giờ nhân dân ta thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và các nhà báo

chúng ta tự do hành nghề được pháp luật bảo vệ, được Đảng và nhân dân tin yêu như hiện nay.

Chỉ thị số 22-CT/TW nêu rõ, báo chí phải kiên quyết đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại hoá, xa rời mục đích và các biểu hiện tiêu cực lệch lạc khác. Tích cực biểu dương nhân tố mới, phải đi đôi với tham gia đấu tranh chống tham nhũng. Các tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý học đường mà báo chí phát hiện là một ví dụ tiêu biểu. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực... cũng có phần tham gia rất tích cực của báo chí, lực lượng xung kích, luôn luôn đi đầu, không những đã góp phần thúc đẩy đấu tranh mà còn phát hiện, đưa ra công luận nhiều vụ việc cần xử lý, góp phần lành mạnh xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, giữ gìn kỷ cương phép nước.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)