Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chiến đấu của báo chí cách mạng

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 30 - 41)

mạng

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chiến đấu của báo chí cách mạng thể hiện một cách đầy đủ nhất, cô đọng nhất, sâu sắc nhất mà cũng giản dị và dễ hiểu nhất trong bốn nội dung sau: một là, báo chí là một mặt trận; hai là, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; ba là, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của người làm báo; bốn là, bài báo là tờ hịch cách mạng. Khi nghiên cứu quan điểm này, chúng ta thấy rằng báo chí cách mạng của nước ta đã ra đời và phát triển gắn liền với các giai đoạn cách mạng khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn cách mạng lại có những mục tiêu, nhiệm vụ không giống nhau. Và để phục vụ tốt nhất cho các mục tiêu nhiện vụ ấy, báo chí cách mạng phải xác định cho mình những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, và hình thức thể hiện phù hợp. Dẫu có sự khác nhau về nhiệm vụ cách mạng, các tính chất cơ bản nói chung và tính chiến đấu nói riêng của báo chí cách mạng không thay đổi. Cái thay đổi là ở mức độ nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, dạng thức này hay dạng thức khác. Khái quát lại ta thấy tính chiến đấu được thể hiện dưới những dạng thức và nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, lên án mạnh mẽ các kẻ thù của cách mạng và thức tỉnh toàn dân tộc đứng lên làm cách mạng

Kẻ thù lớn nhất của cách mạng nước ta khi đất nước còn trong vòng nô lệ là chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa của Pháp. Bằng một loạt các bài báo của mình như Tâm địa thực dân, Đông Dương, Nền văn minh thượng đẳng, Tội ác của

chủ nghĩa thực dân, Sự quái đản của công cuộc khai hoá... Nguyễn Ái Quốc đã căn cứ vào những tài liệu và sự việc cụ thể để tố cáo bản chất ăn cướp và giết người của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, vạch trần cái gọi là “khai hoá văn minh” của chúng. Người viết: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột, giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng Bác ái, Bình đẳng...” [16,75]. Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Bằng ngòi bút sắc sảo, châm biếm chua cay, qua những thiên truyện ký xuất sắc như Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Người đã phơi bày bộ mặt phản dân hại nước của bọn vua chúa, quan lại đã vì quyền lợi và danh vọng cá nhân mà chống lại đồng bào. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, tập hợp một loạt bài báo mà Người đã viết trước đó, thực sự vừa là cáo trạng, vừa là bản án tử hình đối với chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Tố cáo và lên án kẻ thù của cách mạng không chỉ có ý nghĩa ở sự tố cáo và lên án mà cao hơn nữa là thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên làm cách mạng giải phóng cho dân tộc, cho giai cấp và cho xã hội, là thôi thúc các tổ chức cách mạng phải đứng ra nhận lãnh sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ấy. Trong bài Đông Dương, đăng trên Tạp chí Cộng sản, Pháp số 14 tháng 4/1921, Người viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”. Và Người nói rõ thêm: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị sẵn đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”[16,28].

Với các đảng cộng sản, Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”[16,298]. Từ đó, Người kêu gọi giai cấp công nhân các nước Phương

Tây phải đẩy mạnh việc ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người nói: “Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng”[16,274]. Vì vậy, muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc trước hết cần xoá bỏ hệ thống thuộc địa của nó.

Sức mạnh của sự tố cáo và lên án kẻ thù là như vậy. Không bóc trần được cái xấu xa, tàn bạo hiểm độc và thối nát của kẻ thù, không đưa ra trước thanh thiên bạch nhật những tội ác ghê tởm của chúng thì làm sao động viên được quần chúng đứng lên đánh đổ chúng? Sau này, khi cách mạng đã thành công, hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ lại tiến hành chiến tranh xâm lược, nhân dân ta buộc phải cầm súng chống lại chúng.

Bác Hồ với nhiều bút danh khác nhau, lại bằng hàng loạt bài báo, khi thì trực tiếp viết, khi thì trả lời phỏng vấn các báo chí, vừa bóc trần bản chất của các cuộc chiến tranh xâm lược và thủ đoạn của những kẻ cầm đầu, vừa làm sáng tỏ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta nhằm động viên, cổ vũ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi. Mở đầu Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác viết: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” [19,480]. Trong thư gửi dân chúng Việt Nam, dân chúng Pháp, dân chúng các nước đồng minh ngày 21/12/1946 Bác viết: “Chúng tôi, Chính phủ và dân chúng Việt Nam nhất định đấu tranh giành độc lập và thống nhất toàn quốc, nhưng sẵn sàng hợp tác thân thiện với dân chúng Pháp. Vì vậy mà chúng tôi đã ký bản Hiệp định 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Song bọn phản động thực dân Pháp đã thiếu thành thực, coi những bản ký kết đó như những mớ giấy lộn”[19,482]. Rồi Bác dẫn ra những hành động gây

hấn và tội ác chiến tranh của giặc Pháp ở khắp các miền trên đất nước ta cho đến Hà Nội và kết luận: “Những hành động của thực dân Pháp định chiếm lấy nước chúng tôi thực rõ rệt, không thể chối cãi được” [19,483]. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, để vạch trần trò bịp bợm “Hoà bình đàm phán của Giônxơn”, Bác viết: “Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, là hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là Chính phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược nước Việt Nam, giết hại người Việt Nam?” [24,108]. Trong cả hai cuộc kháng chiến, noi gương Bác Hồ, báo chí nước ta đã mở nhiều chuyên mục, viết nhiều chuyên đề để vạch trần tính chất xâm lược của các cuộc chiến tranh do địch gây ra, tố cáo tội ác chiến tranh của chúng, phát động trong toàn dân lòng căm thù địch, coi đó như là một vũ khí sắc bén để đánh vào chỗ yếu nhất của địch, là nhân tố chính trị tinh thần. Không phải ngẫu nhiên mà trên báo chí của chúng ta đã từng nêu lên những vụ đàn áp tàn khốc của kẻ thù như ở Mỏ Cày, Duy Xuyên, Chợ Được, vụ đầu độc Phú Lợi, thảm sát ở Sơn Mỹ, Phù Cát... Không phải ngẫu nhiên mà ở khắp nơi đều đã dựng lên những tấm bia căm thù lên án tội ác của giặc trong các cuộc chiến tranh. Kẻ địch thường rêu rao rằng, giới báo chí của chúng ta đã bêu xấu chúng, thật ra chúng ta chỉ nói lên sự thật về cái xấu xa có thật của chúng mà không cần phải thên thắt gì. Chúng ta không coi tính chiến đấu của báo chí thông qua việc vạch trần âm mưu tội ác của địch đồng nghĩa với việc vu cáo và bịa đặt như thủ đoạn mà kẻ thù thường dùng để chống lại chúng ta. Trước đây chúng ta đã làm như vậy, và ngày nay trong cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay chúng ta cũng làm như vậy.

Thứ hai, đề cao chính nghĩa của cuộc chiến đấu. Làm sáng tỏ mục tiêu cách mạng, đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Tính chiến đấu của báo chí cách mạng thể hiện không chỉ trong việc tố cáo, lên án kẻ thù và thức tỉnh quần chúng mà còn đề cao cho được tính chính nghĩa cuộc chiến đấu, làm sáng tỏ mục tiêu của cách mạng, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm động viên quần chúng tự giác, tự nguyện tham gia cách mạng. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào ta là việc to tát, không làm hết sức thì không làm nổi. Người viết: “Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan thì trước ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì mới chóng” [17,261]. Người lại viết: “Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người, (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ, (5) Ai là bạn ta? ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào”[17, 261-262].

Kêu gọi tổng khởi nghĩa, Người viết: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. toàn quốc đồng bào ta hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” [18,554]. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, trong Tuyên ngôn độc lập Người viết: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”[18,557].

Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người viết: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[19,480]. Trong kháng chiến chống Mỹ, trong Lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do” Bác còn nói: “Giônxơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa một vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để

đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”[24,108]. Dĩ nhiên trên đây là những lời phát biểu chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không phải là những tác phẩm báo chí, xong tất cả các bài phát biểu đó đều đã được đăng lên báo chí và sự thật đã trở thành những tác phẩm báo chí mẫu mực về tính chiến đấu cao. Hơn nữa theo tinh thần giáo dục của Bác, báo chí nước ta trong cả hai cuộc kháng chiến, bằng nhiều thể loại đã làm hết sức mình để đề cao chính nghĩa và tính tất thắng của cuộc chiến đấu, đề cao phẩm chất và cốt cách anh hùng của dân tộc ta.

Sức mạnh của chính nghĩa, trong điều kiện Đảng cầm quyền, có Nhà nước của nhân dân, được thể hiện ngay trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đường lối, chủ trương, chính sách càng đúng, càng đi nhanh vào cuộc sống và càng tạo ra sức mạnh vật chất to lớn. Bác rất coi trọng việc giải thích cho quần chúng hiểu rõ được những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước để nhân dân thực hiện. Bác dùng lối thuyết phục chứ không bao giờ dùng biện pháp mệnh lệnh. Kêu gọi nhân dân học tập văn hoá, xoá bỏ nạn mù chữ, Bác nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Mở cuộc vận động Đời sống mới Bác viết: Đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Đời sống mới không chỉ cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm.... Trong Di chúc Người căn dặn lại nhân dân ta: Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta

có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh tháng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Thứ ba, biểu dương và phê phán

Xây dựng xã hội mới, xây dựng cuộc sống mới là một cuộc chiến đấu vẻ vang, tuy không nhất thiết phải đổ máu nhưng lại vô cùng gian khổ và phức tạp, nó cũng đòi hỏi sự hy sinh, phấn đấu không kém gì trong chiến tranh mặc dù sự hy sinh phấn đấu ấy diễn ra trên một bình diện khác. Xã hội mới là tốt đẹp, nhưng con đường để xây dựng cho được xã hội ấy, xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực tuyệt nhiên không chỉ là con đường đầy hoa thơm cỏ lạ. Trong cuộc chiến đấu để xây dựng xã hội mới ấy, cái mới và cái cũ, cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai luôn luôn đan xen nhau, đấu tranh và chế ngự lẫn nhau; cuối cùng, thắng lợi phải thuộc về cái mới, cái tốt và cái đúng. Trong cuộc đấu tranh ấy, những nhân tố tích cực, điển hình tích cực không ngừng nảy nở và phát triển, nhưng những nhân tố tiêu cực, những lực cản cũng không ngừng xuất hiện.

Tính chiến đấu của báo chí cách mạng phải thể hiện mạnh mẽ trong việc biểu dương các nhân tố tích cực, biểu dương cái đúng, cái tốt, cái mới nhằm nhân rộng các nhân tố tích cực ấy thành phong trào đồng thời cũng phải phê phán mạnh mẽ các nhân tố tiêu cực, phê phán cái sai, cái xấu và cái cũ nhằm đẩy lùi, thu hẹp và khắc phục chúng. Xây và chống luôn luôn là hai mặt của một vấn đề. Phải lấy xây để chống, chống để xây, trong đó xây dựng là cái cơ bản nhất.

Bác Hồ nói: muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Bác phát động phong trào thi đua trong toàn dân, trong tất cả các ngành, các giới. Bác cổ vũ các gương người tốt, việc tốt. Bác căn dặn báo chí phải tham gia vào việc biểu dương và cổ vũ các phong trào thi đua, các gương người tốt, việc tốt ấy. Nói chuyện với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng đầu tháng

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)