Sức mạnh của báo chí trong đấu tranh giải phóng dân tộc(từ 1919 đến tháng 8/1945).

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 42 - 58)

tháng 8/1945).

Theo “Sự nghiệp báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thành, bài báo được coi là đầu tiên của Hồ Chí Minh chính là “Vấn đề người bản xứ” đăng trên l’Humanité ngày 2/8/1919. Với nội dung phong phú, cách diễn đạt trong sáng, lập luận chặt chẽ đã lên án chủ nghĩa thực dân thật đanh thép; hết lòng thương yêu bênh vực người bản xứ... Bài báo đã mở ra cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam một mặt trận mới: Đấu tranh báo chí. Tiếp sau đó là một loạt bài như: “Đông Dương và Triều Tiên”, “Thư gửi ông Utrây” đã cho thấy rõ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trên đường đi đến chủ nghĩa Lênin. Những bài báo này cho thấy, Nguyễn Ái Quốc là một người yêu nước thuần tuý, căm thù thực dân Pháp đến xương tuỷ. Thực chất tư tưởng đó chống lại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa hoà bình và nhân đạo tư sản. Đó là đấu tranh, là bạo lực. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu này tác giả vẫn còn hạn chế vì chỉ mới thể hiện được nguyện vọng chính đáng là muốn giải phóng dân tộc và tự quyết nhưng chỉ mới nhắc lại yêu sách qua các bài báo chứ chưa trình bày những luận điểm như là chỗ dựa căn bản về lý luận và chính trị của mình.

Từ nửa cuối năm 1920 đến 1924, tình hình quốc tế nói chung và nước Pháp nói riêng có nhiều biến động lớn; đồng thời hoạt động chính trị và báo chí của Người cũng có những nét đặc sắc mới. Trong thời gian này, một hoạt động báo chí nổi bật của Người là: tham gia sáng lập báo Le Paria, cơ quan của Hội liên hiệp thuộc địa, là người biên tập và tham gia hăng hái mọi công việc của tờ báo. Những bài báo nhân danh le Paria do Người viết hay tham gia viết đều đề cấp đến các vấn đề:

Một là, lên án mãnh liệt tội ác của chủ nghĩa đế quốc, tư bản Pháp đối với giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa; quan điểm đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và giải phóng các dân tộc thuộc địa được diễn đạt cụ thể, thông qua các sự kiện ở thuộc địa mang tính thời sự nóng hổi. Đó là sự đoàn kết những người vô sản và nhân dân bị áp bức ở thuộc địa; là sự liên minh của giai cấp vô sản Pháp với với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở thuộc địa, chống lại chủ nghĩa Sôvanh và chủ nghĩa chủng tộc; hết sức cảnh giác trước việc cạnh tranh giữa giai cấp vô sản Pháp và giai cấp vô sản thuộc địa để giai cấp tư sản lợi dụng tăng ngày lao động, giảm tiền lương của cả hai phía, đồng thời đấu tranh để những người vô sản thuộc địa nhận điều kiện lao động và tiền lương ít nhất ngang bằng tiền lương mà vô sản chính quốc đã đấu tranh giành được, không chịu để giai cấp tư sản bóc lột nặng hơn. Phải dùng “bạo lực của công nhân chống lại bạo lực tư sản, chống chủ nghĩa hoà bình tư sản và tiểu tư sản ru ngủ và làm tê liệt ý thức phản kháng của giai cấp vô sản”

Hai là, góp phần tích cực thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, chống lại chương trình khai thác thuộc địa mới của chủ nghĩa đế quốc Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhận rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, bóc trần những luận điệu lừa bịp của bọn cướp nước với những lời hứa hão huyền trong chiến tranh được chứng minh bằng những hành động tàn bạo không kém ghê tởm, vô nhân đạo hơn trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Le Paria hướng dẫn các cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa theo đường lối và sách lược của cách mạng vô sản đồng thời phản ánh tình trạng chính trị - xã hội ở các thuộc địa lượm lặt qua các báo chí , tin tức, thư từ ở các thuộc địa gửi đến, để công bố sự thật trước nhân dân Pháp và các thuộc địa của Pháp, kịp thời đấu tranh chống lại thủ đoạn của giai cấp tư sản Pháp bịt tin hoặc cho đăng xuyên tạc tình hình thực ở các thuộc địa để đánh lừa dư luận.

Nhìn chung, trong giai đoạn này, le Paria đã thực sự gắn mình với vận mệnh của giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa; là những trang sử đẫm máu, đau thương và anh hùng bất khuất của các dân tộc thuộc địa, nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Pháp; cổ vũ các dân tộc đấu tranh giải phóng theo con đường của cách mạng vô sản do Lênin đề ra. Le Paria là tiếng vang vọng mãi mãi trong lịch sử đấu tranh của những dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam.

Sau gần một năm rưỡi ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc được Bộ phương Đông của Quốc tế Cộng sản cử đến Quảng Châu, trung tâm của phong trào cách mạng dân chủ Trung Quốc lúc đó. Người tiếp nhận những thanh niên yêu nước trong Tâm tâm xã, giáo dục và lựa chọn những người ưu tú nhất để tổ chức Thanh niên cộng sản đoàn là nòng cốt tổ chức ra Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên, tháng 5/1925. Hội hoạt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc làm sứ mệnh lịch sử của mình là chuẩn bị những tiền đề tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản như ý định của Người và các chiến sĩ trong Thanh niên cộng sản đoàn đề ra từ khi chuẩn bị thành lập hội. Hội thật sự là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa, là cái cầu đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào kết hợp với thực tiễn chính trị - xã hội Việt Nam. Sau khi Hội thanh niên thành lập, tổng bộ Hội quyết định ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của mình. Đây là tờ báo cách mạng Việt Nam đầu tiên thuộc loại hình báo chí vô sản. Tuy Đảng cộng sản chưa ra đời nhưng báo Thanh niên được sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thấm nhuần những nguyên tắc báo chí vô sản do Lênin đề ra. Báo thanh niên là ngọn cờ tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam. Sau khi tờ Thanh niên ra mắt được một thời gian, Nguyễn Ái Quốc cho xuất bản báo Công nông và Lính kách mệnh. Trong 88 số đầu, với vai trò là ngọn cờ đầu của báo chí cách mạng, báo Thanh niên góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc thông qua đấu tranh trên mặt trận báo chí của mình. Báo tập trung vào các nội dung sau:

* Vạch rõ mâu thuẫn giữa dân tộc ta và chủ nghĩa đế quốc Pháp, giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc nói chung. Báo thanh niên số 63 ra ngày 3/10/1926, trong bài “Cấm đi ra ngoài” viết: Pháp cướp nước mình cốt là rút của dân mình. Nó coi dân mình như là người ta nuôi gà nuôi lợn vậy. Người ta nuôi gà, nuôi lợn cốt là để lấy trứng, lấy thịt. Nếu để chó, gà cùng lợn chạy đi mất con nào thì lỗ vốn con ấy, nên phải nhốt cho kỹ, không cho nó chạy ra ngoài. Bây giờ nếu Pháp có cho người An Nam chạy ra ngoài thì nó lấy ai nộp sưu cho nó, nộp thuế cho nó, vác gỗ cho nó, làm thuê cho nó. Cái sự cực khổ của dân An Nam đã rất mực rồi, không có dân nước nào mà khổ sở như vậy.

Mẩu tin trong nước báo Thanh niên số 64 ra ngày 10/10/1926: 1. Công ty Pháp đào kẽm ở Cao Bằng vốn chỉ có 7.000.000 Phơrăng, mà mỗi năm lời được 4.325.245 Phơrăng; 2. Bắc kỳ lở đê, dân chết ngao ngán, mùa màng mất hết, Nhà nước chỉ giúp được 10 vạn đồng. Khi Khải Định chết, đưa đám cũng hết chừng ấy. Khi Nhật Bản động đất, nó giúp hơn 10 vạn, còn khi bên Pháp lụt nó bắt dân ta quyên đến 5 - 6 triệu đồng. Tây tử tế như thế đấy.

Bằng những bài viết, những mẩu tin ngắn hay những bức tranh vẽ đã khơi động lòng căm thù chủ nghĩa thực dân từ đó xây dựng và củng cố lòng tin, động viên tinh thần và tổ chức lực lượng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành thắng lợi. Ở đây, Người trình bày những mâu thuẫn có tính thời đại: dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc; các nước đế quốc tranh giành xung đột nhau; giai cấp vô sản ở các nước đế quốc chống lại chúng, làm cho chúng bị đánh từ nhiều phía dồn dập tới, không có sức chống đỡ nhất định suy yếu, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thuộc địa tiến lên đánh đổ chúng giành giải phóng. Những tác phẩm báo chí của Nguyễn Ái Quốc hoặc do người lãnh đạo được trình bày giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục những người yêu nước Việt Nam tin tưởng, dũng cảm đấu tranh, khắc phục tư tưởng hoài nghi, bi quan.

* Khẳng định con đường cách mạng, chống con đường cải lương. Cho đến giữa những năm 20, chủ nghĩa cải lương còn là hình thái ý thức và quan điểm chính trị có ảnh hưởng nhất định trong xã hội ta. Toàn quyền Varen đánh hơi thấy đây là cơ hội tốt cho hắn lợi dụng để đánh lạc hướng những người yêu nước, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào Việt Nam, từ đó có khả năng dập tắt cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường của quốc tế thứ ba, thì mới duy trì được sự thống trị thực dân. Nhiệm vụ của báo Thanh niên và nói chung những hoạt động về lý luận, tư tưởng và chính trị của Hội Việt Nam cách mệnh thanh niên là phải kiên quyết, triệt để chống chủ nghĩa cải lương, khẳng định chỉ có con đường đấu tranh cách mạng mới giải phóng cho dân tộc. Thanh niên số 2, ngày 28/6/1925 có bài viết: cách mệnh là toàn bộ các hành động nhờ đó một dân tộc bị áp bức trở thành tự do và giàu mạnh. Lịch sử các nước dạy ta rằng chỉ có bằng cách mệnh người ta mới có thể có một chính phủ tốt hơn, một nền giáo dục tốt hơn. Để đánh tan ảo tưởng của một số người với toàn quyền Đông Dương Varen, Thanh niên số 14 ra ngày 4/10/1925 viết: được biết ông toàn quyền mới của Đông Dương là một đảng viên xã hội, có nhiều người Việt Nam mừng và nói: “Trước nay Đảng Xã hội tỏ ý ủng hộ sự nghiệp của chúng ta, bây giờ một đảng viên của đảng này được cử làm toàn quyền cai trị xứ ta, thì chúng ta có thể trông cậy vào ông ấy. Nhưng nhầm! Những ai tưởng như vậy là họ không biết rằng chủ nghĩa xã hội như đạo Phật, mà đảng viên xã hội như thầy sãi. Thầy sãi gõ mõ tụng kinh ăn hạt đậu mà hại dân chứ không cứu độ ai hết, họ không làm sáng tỏ đạo Phật mà họ cốt kiếm sống. Ông toàn quyền mới cũng vậy thôi. Trước đây, Pháp dùng những câu văn minh, khai hoá để làm mờ mắt người ta. Bây giờ nó ru ngủ ta bởi cái danh nghĩa Đảng Xã hội của nó. Có khác gì gói phân vào giấy?”. Kẻ thù dùng bạo lực để thống trị nhân dân ta, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước. Vì vậy muốn lật đổ sự thống trị của kẻ thù, cách mạng cũng phải dùng bạo lực. Sau khi vạch rõ nỗi khổ cực trăm bề của nhân dân ta, Thanh niên số 63 có đoạn: “Cái sự khổ cực của nhân dân An Nam

đã rất mực rồi, không có dân nước nào mà khổ sở như vậy. Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình, người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, tỉnh dậy đập vỡ cái lồng nó nhốt người mình đi. Đồng bào ơi! Cam chịu như gà, như lợn mãi hay sao? Chỉ có gà, lợn thì mới chịu người ta giam nhốt mãi, nếu là người thì thế nào cũng tìm cách phá lồng mà ra”. Phá lồng, đập vỡ cái lồng chính là nói dùng bạo lực cách mạng đập tan sự kìm kẹp của kẻ thù, thoát khỏi tủi nhục.

* Lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy công nông làm nền tảng. Ngay từ đầu, báo Thanh niên đã có bài nhấn mạnh lực lượng cách mạng là toàn dân đoàn kết, cùng chung một ý chí. Sau này nhiều bài nhắc đi nhắc lại quan điểm cơ bản đó. Sở dĩ phải làm rõ vấn đề này bởi lẽ vào giữa những năm 20, một suy nghĩ khá phổ biến là: những người tài giỏi mới làm được cách mạng, đánh đuổi được Tây, lấy lại nước cho dân, còn dân chỉ là ủng hộ, hưởng ứng theo mà thôi. Những người tài giỏi đó đều là những người thông minh, học giỏi, văn võ kiêm toàn, còn công - nông mù chữ thì không làm được việc ấy. Thanh niên số 1 có bài viết: “để dẫn dắt nhân dân làm một sự nghiệp vĩ đại cần phải có một sức mạnh lãnh đạo. Sức lãnh đạo đó không phải của một vài người thôi, mà sinh ra từ sự hiệp lực của hàng ngàn, hàng vạn người. Muốn cho hàng ngàn, hàng vạn người ấy đoàn kết chặt chẽ với nhau thì họ phải cùng một ý chí như nhau, họ phải theo đuổi một mục đích như nhau, có vậy mới đoàn kết. Khi nào cùng ý chí, cùng mục đích thì khi ấy mới có thể cùng đoàn kết, bằng không thì dầu hô hào đoàn kết mấy đi chăng nữa cũng không thể nào đoàn kết được. Sự nghiệp cách mạng lớn lắm. Những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó. Người mình đã làm việc cách mạng từ nhiều năm rồi mà chưa thành công trước hết bởi vì thiếu đoàn kết với nhau”. Ngoài ra, tác giả nói tính triệt để cách mạng của công nông trong phạm vi cách mạng giải phóng dân tộc, “đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa”, “dân tộc mình được tự do giải phóng”; công nông không có mục đích riêng hay tách rời hoặc đối lập với lợi ích chung của dân tộc. Từ đó làm cho mọi người tin ở sức mạnh, ý chí chiến đấu của

công nông, đoàn kết chặt chẽ với công nông, dựa vào công nông để đưa cách mạng đến thành công. Ở đây, quan niệm của tác giả được thể hiện rõ là tập trung lực lượng thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên trên hết. Kẻ thù của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc Pháp, nói nôm na là Tây. Đối với giai cấp phong kiến ở đây không nhập thành một khối, mà có sách lược phân hoá cao độ. Người nào thuộc giai cấp địa chủ nhưng có tinh thần dân tộc chống đế quốc, đi với cách mạng sau này chúng ta gọi là địa chủ yêu nước, địa chủ kháng chiến “đều là đồng chí mình” trong cách mạng giải phóng dân tộc. Những kẻ bám lấy chủ nghĩa đế quốc, làm tay sai cho đế quốc, chống lại dân tộc thì xếp vào “cừu địch mình”. Đó là quan điểm dân tộc của người mác xít lêninnít, là chính sách mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đúng đắn nhất, kết hợp nhuần nhuyễn tính nguyên tắc về chiến lược với nghệ thuật vận dụng khéo léo, tài tình, sách lược mềm dẻo, thêm bạn bớt thù.

* Nhận thức rõ con đường cách mạng, người cách mạng phải hy sinh vì sự nghiệp và có phương pháp cách mạng đúng. Tác giả phác hoạ cách mạng Việt Nam sẽ phát triển qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc, “mục tiêu của thời kỳ thứ hai là khai thác triệt để thắng lợi của cách mệnh. Vì vậy, sau khi đánh đuổi Pháp ra khỏi bờ cõi Việt Nam, chúng ta phải trừ diệt các phần tử phản cách mệnh, xây dựng các đường giao thông, phát triển thương nghiệp và công nghiệp, giáo dục nhân dân và lo cho dân được hoà bình, hạnh phúc ”. Đây chính là nội dung, con đường của giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường lâu dài, khó khăn, một việc lớn,

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)