Sức mạnh của Báo chí trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ tháng 8/1945 đến 1969).

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 58 - 81)

8/1945 đến 1969).

Sau Cách mạng tháng tám 1945, báo Cờ giải phóng, cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Đông Dương, xuất bản bí mật ở khu an toàn chuyển về Hà Nội ra công khai. Tình hình chính trị nước ta lúc này hết sức phức tạp. Kẻ thù bên ngoài ra sức lợi dụng mọi khó khăn của ta để kích động bọn phản quốc quấy rối, phá hoại, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ở miền Bắc, vĩ tuyến 16, 200 000 quân Trung Hoa dân quốc kéo vào với danh nghĩa quân đồng minh tước vũ khí quân Nhật thực ra là để che đậy âm mưu cướp bóc của nhân dân ta, tiếp sức cho bọn phản quốc và tay sai của chúng tiêu diệt Đảng cộng sản Đông Dương... Ở phía Nam, quân Anh cũng dưới danh nghĩa quân đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, đã giúp bọn thực dân Pháp nổ súng khiêu khích và đánh chiếm Nam Bộ. Nạn đói trầm trọng, tài chính kiệt quệ, kinh tế tiêu điều, đê vỡ nhiều nơi làm lụt lội, gây thiệt hại lớn đến đời sống nhân dân. Để gạt mũi nhọn của

kẻ thù vu cáo, xuyên tạc Đảng cộng sản Đông Dương, gây chia rẽ, hoài nghi trong nhân dân đối với đảng. Để tập trung lực lượng, đoàn kết toàn dân đánh bọn phản động trong nước và đập tan âm mưu của kẻ thù bên ngoài, Đảng ta chủ trương chuyển vào hoạt động bí mật, dưới danh nghĩa tự giải tán ngày 11/11/1945. Báo Cờ giải phóng ra số cuối cùng ngày 18/11/1945 rồi ngừng. Trung ương đảng quyết định xuất bản cơ quan ngôn luận mới lấy tên Sự thật, Cơ quan tuyên truyền, cổ động của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dương. Báo Sự thật xuất bản ở Hà Nội được 69 số thì kháng chiến toàn quốc, phải chuyển lên Việt Bắc tiếp tục xuất bản trong điều kiện kháng chiến mang tên Cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dương. Báo tiếp tục bám sát Trung ương để kịp thời tuyên truyền chủ trương đến nhân dân, thực hiện tốt vai trò là vũ khí đấu tranh của mình.

Tháng 3/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra tại Việt Bắc đã quyết định Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Lãnh đạo Đảng đã quyết định xuất bản tờ Nhân dân thay cho Sự thật. Sở dĩ tên gọi như vậy vì báo nhằm vào đối tượng cơ bản và chủ yếu là nhân dân, trên danh nghĩa là cơ quan trung ương của Đảng Lao động Việt Nam với tính chất là tờ báo thời sự - chính trị của Đảng. Chính vì vậy, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của báo là: tuyên truyền cổ động, tổ chức toàn dân, đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi; xây dựng, củng cố phát triển và bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân; động viên và bồi dưỡng các phong trào thi đua, chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ; đem lại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nhận thức đúng đắn về tình hình, nhiệm vụ quốc tế... Bác Hồ đã giành một sự quan tâm đặc biệt đối với báo Nhân dân qua 1205 bài viết(theo Người làm báo nhân dân, số 1, quý I/1985), kể từ bài đầu tiên “Phong trào mua công trái” đăng trên số 1, ngày 11/3/1951 đến bài cuối cùng “nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” đăng số ra

ngày 1/6/1969. Ở mỗi giai đoạn, khác nhau báo Nhân dân nói riêng và báo chí nói chung đã hoàn thành tốt vai trò là vũ khí đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, góp phần tích cực cho thành công của cách mạng. Điều đó được thể hiện rõ qua hai thời kỳ: 2.2.1. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp

* Đấu tranh xây dựng củng cố Đảng

Đảng mới trở lại hoạt động công khai, chính quyền còn non trẻ, việc xây dựng và củng cố Đảng là quan trọng và bức thiết. Người đặt câu hỏi: “Thế nào mới xứng đáng là người đảng viên Đảng lao động Việt Nam?”(Báo Nhân dân số ra ngày 25/3/1951). Sau khi trích một đoạn trong tuyên ngôn của Đảng thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai, Bác viết: Ai mà không như thế thì không xứng đáng là người đảng viên Đảng lao động Việt Nam. Nói chung, người đảng viên bất kỳ ở đâu, làm việc gì, địa vị nào, hoàn cảnh nào cũng luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết phải ra sức tham gia kháng chiến; phải gần gũi quần chúng, thương yêu giúp đỡ quần chúng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng; giữ vững đạo đức cách mạng là chí công vô tư. Người chỉ ra nhiệm vụ của đảng viên ở các các vị trí khác nhau như quân nhân, công nhân, nông dân, trí thức và: “Nói tóm lại, người đảng viên dù ở công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp ở đâu cũng phải làm gương cho quần chúng... Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Và muốn cho quần chúng thi hành thì người đảng viên ắt hẳn phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước làm theo.”

Ngoài ra, Bác còn nói rất nhiều về tự phê bình và phê bình, khắc phục bệnh cá nhân địa vị, tẩy sạch bệnh quan liêu... Những lời dạy đó có ý nghĩa cơ bản và lâu dài đối với mọi đảng viên cộng sản trong các thời kỳ phát triển của cách mạng; là quán triệt sâu sắc quan điểm nhân dân, tất cả vì nhân dân phục vụ, vừa là người đầy tớ của nhân dân, vừa có nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân. Nhìn chung, các bài báo Bác viết về Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên toát lên tinh thần: phải rèn luyện đạo đức

cách mạng, hết lòng phục vụ nhân dân, làm gương cho nhân dân, thường xuyên tự phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân.

* Cổ động kháng chiến

Từ đầu năm 1951, lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành nhanh chóng, mở những chiến dịch lớn đánh cho địch thất bại hết sức nặng nề và có tiếng vang rộng rãi ở Pháp. Bác nhắc lại tinh thần: “kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn” đã được xác định ngay từ đầu mà phải lưu ý “nhất định phải trường kỳ và gian khổ” (Báo Nhân dân số ra ngày 15/4/1951). Người biểu dương những tấm gương kháng chiến đẹp nhất để cho toàn dân ta học tập, phấn đấu lập những thành thích vẻ vang để đẩy mạnh cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

Trước hết, Bác nêu gương cụ Nguyễn Thị Vĩnh 50 tuổi, quê ở Nam Định có 5 con trai và một con gái đều là bộ đội, đây là “cả nhà kháng chiến”(Báo Nhân dân số ra ngày 29/11/1951). Ngày 19/6/1948, nhân danh Chủ tịch Chính phủ, Bác phát động phong trào Thi đua ái quốc. Hàng nghìn chiến sĩ thi đua trong cả nước bao gồm các ngành hoạt động của 154 đại biểu và họp Đại hội toàn quốc khai mạc vào ngày 1/3/1952. Nhân dịp này, Bác đã viết một loạt bài đăng trên nhiều số trong mục Nói và nghe, dưới đầu đề chung “Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc” với ý đề cao lòng tự hào về dân tộc ta anh hùng, có dân tộc anh hùng mới có anh hùng dân tộc làm vẻ vang thêm cho dân tộc. Bác tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của các anh hùng, biểu dương những chiến sĩ thi đua tiêu biểu cùng nhiều chiến sĩ thi đua nam và nữ, miền ngược, miền xuôi, trong quân đội và trong sản xuất ở địa phương... như: Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng....

Bác đặc biệt chú ý đến các em thiếu nhi đã chiến đấu và hy sinh anh dũng hay viết thư báo cáo công việc đã làm được lên cho Bác biết. Em Dính dân tộc Mèo, tỉnh Lai Châu và em Cấp dân tộc Dao tỉnh Sơn La chiến đấu dũng cảm hy sinh oanh liệt; em Mến bơi qua sông chiếm được ca nô của địch trong chiến dịch Hoà Bình... Các anh hùng và chiến sĩ thi đua là những bông hoa tươi đẹp nhất trong

rừng hoa kháng chiến, là hạt nhân của cao trào thi đua yêu nước, động viên mọi lực lượng để quyết thắng kẻ thù. Trong những năm kháng chiến, tình đoàn kết giữa quân và dân ngày thêm bền chặt. Điều đó bắt nguồn từ cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta là chính nghĩa, do toàn dân tiến hành, quân đội là con em của nhân dân, do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo. Nhân dân yêu mến bộ đội ra sức giúp đỡ bộ đội vượt qua mọi khó khăn, động viên bộ đội thêm dũng cảm tiêu diệt giặc. Nhân dân ta thi đua với bộ đội, tích cực tăng gia sản xuất; bộ đội thi đua giết giặc lập công. Bác dùng hai câu thơ kết luận:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương Quân dân đoàn kết, là đường thành công.

(Báo Nhân dân số ra ngày 3/3/1952)

Để bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân trong những năm kháng chiến, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt, chống thiên tai đồng thời chống địch gây lụt lội, phá đê đập để làm tiêu mòn sức kháng chiến của nhân dân ta, Bác viết nhiều bài để cổ động và tổ chức tốt việc phòng và chống lụt như: Ra sức giữ đê phòng lụt(Báo Nhân dân số ra ngày 16-20/7/1953), Thành tích đắp đê và giữ đê(Báo Nhân dân số ra ngày 1-5/9/1953)...

Để bồi dưỡng và cải thiện đời sống nhân dân nhất là nông dân, lực lượng đông đảo nhất tham gia chiến đấu ở tiền tuyến và sản xuất ở địa phương, Đảng và Chính phủ chủ trương phát động quần chúng đấu tranh giảm tô, tiếp đến tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Bác đã viết đến 10 bài kể từ: Tích cực chuẩn bị phóng tay phát động quần chúng đến Phát động quần chúng(Báo Nhân dân số ra ngày 21 - 25/5/1953)... nhằm giáo dục cán bộ và quần chúng hiểu rõ vai trò ý nghĩa của chủ trương phát động quần chúng, kịp thời chỉ ra những ưu điểm và uốn nắn những sai lầm lệch lạc trong việc chấp hành chính sách cải cách ruộng đất, tổ chức nông dân hăng hái sản xuất ra nhiều sản phẩm, góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu của kháng chiến ngày càng lớn trên đường đi tới thắng lợi.

Bác còn viết những bài với nội dung đồng bào miền núi hoan nghênh chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Chính phủ; biểu dương thành tích của các cháu thiếu niên xung phong và phê bình mấy khuyết điểm không đúng với tinh thần xung phong(Báo Nhân dân số ra ngày 7-9/6/1954)

Thông qua báo chí, Bác còn nói rõ cho nhân dân biết những khó khăn của Pháp; điều kiện thuận lợi khách quan cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khẳng định kháng chiến nhất định thắng lợi. Trong đấu tranh, cần nắm đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, để hạn chế chỗ mạnh và khoét sâu chỗ yếu của chúng, do đó mà phát huy sức mạnh đồng thời khắc phục chỗ yếu của ta, là một khoa học và một nghệ thuật để chặn bước đi của địch, đẩy lùi và đánh đổ chúng. Qua các tư liệu nước ngoài, Bác vạch rõ những khó khăn nghiêm trọng mà Pháp đang gặp: Pháp bám lấy Mỹ mà sống, nống lấy Mỹ mà chết. Chết là vì Mỹ vừa cho Pháp ăn cầm chừng, vừa bóp cổ Pháp(Báo Nhân dân số ra ngày 1/10/1951). Mỹ lập căn cứ quân sự trên đất Pháp, chỉ huy Pháp về tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao. Do hậu quả chính sách đầu hàng Mỹ của Pháp và những tai họa do Mỹ gây ra, Bác chỉ rõ 10 khó khăn của Pháp đó là: kinh tế ngày càng xác xơ; công nghiệp phá sản; ngân hàng thiếu hụt; thuế ngày càng nặng; nợ ngày càng nhiều; sản xuất ngày càng sút; buôn bán ngày càng kém; lạm phát giấy bạc ngày càng to; thất nghiệp ngày càng lớn; chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam làm cho tai nạn thêm nghiêm trọng. Tiếp đó, để củng cố lòng tin và cổ động kháng chiến, Người viết về Liên Xô, đất nước từ lâu luôn luôn là niềm tin yêu và nguồn hy vọng của Bác cũng như của toàn Đảng, toàn dân ta. Bác viết trên 10 bài về Cách mạng Tháng Mười; các công trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, những thành tự mà nhân dân Liên Xô đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; sự lớn mạnh của Liên Xô góp phần bảo vệ hoà bình thế giới, thúc đẩy sự phát triển của thế giới theo xu hướng tiến bộ và cách mạng.

Người luôn theo sát các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc tiếp tục phát triển ở các lục địa. Người đồng tình, ủng hộ và giới thiệu với bạn đọc báo Nhân dân để mọi người cùng cổ vũ các nước bạn tiến lên giành thắng lợi. Bác viết về đội du kích Húc đã từng chống phát xít Nhật, nay chống chính phủ phản động Philíppin được đế quốc Mỹ đỡ đầu(Báo Nhân dân số ra ngày 16/81951); nhân dân Kênia chống thực dân Anh đòi ruộng đất và độc lập(Báo Nhân dân số ra ngày 21-25/4/1953); nhân dân và quân giải phóng Mã Lai chống thực dân Anh(Báo Nhân dân số ra ngày 16-20/3/1954)....

* Vạch trần âm mưu can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến tranh. Mỹ có âm mưu nhòm ngó Đông Dương từ giữa năm 1941(ngày 19/7/1941, đô đốc Uyliam, đại sứ Mỹ ở Pháp, trình lên nguyên soái PêTanh, tổng thống Pháp, tuyên bố của chính phủ Rôdơven nói rằng Mỹ sẽ giành lấy Đông Dương sau thắng lợi của đồng minh đối với Nhật). Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, thực dân Pháp xúc tiến thực hiện âm mưu trở lại xâm lược Đông Dương, đã có lúc không được sự đồng tình của Mỹ, nhưng rồi chúng vẫn tìm được sự thống nhất cơ bản trong chính sách phản động chống phong trào giải phóng dân tộc đang dâng lên mạnh mẽ mà Đông Dương được coi là tiêu điểm. Đế quốc Mỹ giúp Pháp thực hiện tham vọng từ nhỏ đến lớn, từ dấu mặt đến công khai với sự tàn bạo của vũ khí, kỹ thuật và khả năng tài chính to lớn của tên đế quốc đầu sỏ trên thế giới. Một số người lúc đầu sợ Mỹ, chưa thấy thủ đoạn nham hiểm của Mỹ, chưa nhận rõ cái mạnh và cái yếu của Mỹ. Được sự tuyên truyền giáo dục của Đảng, bản chất phản động và sự thối nát của xã hội Mỹ bị phơi bày trước quần chúng, làm cho mọi người vừa căm ghét, vừa khinh bỉ mà quyết tâm đánh Mỹ. Bác viết bài “đạo đức của Mỹ”(Báo Nhân dân số ra ngày 14/6/1951). Đối với đế quốc Mỹ: đạo đức là giết người. Điều đó được xác nhận qua một số nhân vật có tên tuổi trong giới chính trị và quân sự Mỹ. Nghe tổng tham mưu trưởng Mỹ nói: tính đến 18/5/1951, quân đội Mỹ ở Triều Tiên chết và bị thương hơn 172 000 tên. Ngày 20/5/1951, cựu tổng thống Mỹ, Táp nói: Nếu dùng

lính ngoại quốc đi đánh, dù tốn kém một chút còn rẻ hơn dùng lính Mỹ, và người Mỹ đỡ phải chết... Trong khi can thiệp vào Đông Dương, Mỹ bị thua trên mặt trận Triều Tiên, tinh thần quân đội Mỹ sa sút, làm cho chúng ngày càng bị dư luận thế giới phản đối và sự bất bình của nhân dân trong nước không ngừng tăng lên. Vai trò, uy tín của Mỹ, mâu thuẫn giữa Mỹ và Pháp về chiến tranh Đông Dương, tội ác của Mỹ... được Bác viết thành 25 bài, là những đòn giáng vào đế quốc Mỹ trong thời kỳ giúp thực dân Pháp kéo dài và tăng thêm tội ác trên chiến trường Đông Dương.

Như vậy, bằng báo chí, Người đã củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào cách mạng, quyết tâm hy sinh tất cả vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. 2.2.2. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(8/1954-6/1969)

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 58 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)