Xây dựng đội ngũ làm báo

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 103 - 109)

3.3.2.1. Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng.

Đứng trước muôn vàn cám dỗ của cuộc sống trong xã hội phát triển, nhà báo cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để chắc tay bút, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó. Vì vậy, có nhiều giải pháp để xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ làm báo, cụ thể là:

Thứ nhất, tăng cường học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin của đội ngũ làm báo. Muốn có bản lĩnh chính trị vững vàng trước hết, họ phải có tri thức, hiểu biết cách mạng, khoa học để xây dựng niềm tin khoa học. Các cơ quan báo chí cần lãnh đạo, tổ chức cho phóng viên, nhà báo học tập nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải làm cho họ hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong hoạt động hằng ngày. Từ đó, học cách tư duy biện chứng, nắm vững quy luật phát triển, vận động của hiện tượng, sự vật diễn ra hằng ngày để nhận định, đánh giá, xử lý đúng các vấn đề của xã hội. Bản thân mỗi phóng viên, nhà báo, cán bộ quản lý báo chí phải thường xuyên suy ngẫm, soi xét mình, tăng thêm nghị lực cho cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người, tránh được những cám dỗ quyền lực, đặc quyền, đặc lợi.

Thứ hai, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức các vấn đề lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các vấn đề cấp bách của thời đại, của thực tiễn. Từ đó giúp phóng viên, nhà báo nâng cao bản lĩnh chính trị, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong thời kỳ mở cửa, hội nhập. Là những người nói lên tiếng nói của Đảng, nhà báo phải hiểu rõ Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hơn ai hết. Chính vì thế các lớp học tập Nghị quyết, tập huấn chủ trương, chính sách, pháp luật phải được tổ chức kịp thời cho người làm báo.

Thứ ba, các cơ quan báo chí tăng cường công tác quản lý nhân sự, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ báo chí, kịp thời có định hướng tư tưởng. Qua thực hiện tác nghiệp hàng ngày, kịp thời biểu dương những bài viết tốt, sáng tạo, những phát hiện mới, những cá nhân tập thể điển hình trong việc giữ vững bản lĩnh chính trị trước mỗi khó khăn, nguy hiểm và ngăn chặn kịp thời những tư tưởng, hành động chưa đúng. Từ đó, giúp đội ngũ phóng viên, nhà báo vượt qua

những khó khăn trong cuộc sống, đấu tranh chống lại cái xấu, nâng cao năng lực trong công việc, rèn luyện trong thực tiễn.

Thứ tư, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, đề cao trách nhiệm đối với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm chắc, hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng của dân, giúp dân nói lên những vấn đề bức xúc chính đáng của mình. Đây là vấn đề sống còn, có quan hệ đến sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước, của Đảng, của nhân dân.

Thứ năm, mỗi người làm báo phải tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi những giá trị về văn hóa, giá trị đạo đức, có “cái tâm” trong sáng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời cũng phải tự rèn luyện nâng cao bản lĩnh trước mỗi vấn đề khó khăn, nhạy cảm và nguy hiểm.

Thứ sáu, các cơ quan báo chí cần tập trung giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cộng tác viên, phóng viên tại các vùng xa xôi, hẻo lánh, phát hiện những cá nhân điển hình, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển đảng để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị.

Thứ bảy, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tri thức khoa học cũng là một giải pháp quan trọng nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ làm báo.

Thứ tám, tăng cường bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ làm báo, cần đưa vào tiêu chí đánh giá bắt buộc đối với mỗi nhà báo phải đạt trình độ lý luận chính trị nhất định mà ít nhất là trung cấp lý luận chính trị.

3.3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ

Hoạt động báo chí là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, đòi hỏi tầm trí tuệ cao, hiểu biết rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và nhiều năng lực nghề nghiệp. Báo chí phải là sự tập hợp mọi tiềm năng, mọi nguồn lực trí tuệ, có tầm hiểu biết rộng lớn, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Chính vì vậy, cần tập

trung vào các giải pháp sau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho những người làm báo:

- Điều chỉnh chương trình giáo dục tại các trường, các trung tâm đào tạo báo chí để tăng thêm thời lượng thực hành tác nghiệp báo chí. Xác định rõ yêu cầu mỗi nhà báo, phóng viên phải biết ít nhất một ngoại ngữ, các sinh viên khi tốt nghiệp đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ tương đương B1 Châu Âu, có khả năng giao tiếp tốt, đọc và dịch được tài liệu tiếng nước ngoài.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề, các lớp bồi dưỡng kiến thức theo từng lĩnh vực của báo chí để nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên viết về từng lĩnh vực đó.

- Tổ chức các câu lạc bộ báo chí, thường xuyên sinh hoạt nghiệp vụ, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tổ chức các cuộc thi viết về các đề tài mang tính thời sự nhằm mở rộng mạng lưới cộng tác viên, nâng cao nghiệp vụ của phóng viên viết về các đề tài đó.

- Thường xuyên và kịp thời cung cấp cho các cộng tác viên, phóng viên những tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật, tài liệu về những tri thức mới để họ kịp thời cập nhật, nâng cao trình độ.

- Có cơ chế đánh giá, khen thưởng đối với những người làm báo biết và thành thạo nhiều ngoại ngữ

- Xây dựng tiêu chí xếp loại nhà báo theo thứ, bậc, định kỳ tổ chức thi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho người làm báo theo các thứ, bậc đó.

3.3.2.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện tác phong, đạo đức, lối sống

Đạo đức là cái gốc của người cán bộ. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí, là những người giúp báo chí nói lên tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì đạo đức của họ càng phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, để nâng cao chất

lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện tác phong đạo đức, lối sống của đội ngũ làm báo, cần phải tập trung vào các giải pháp sau:

- Phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của các nhà báo.

- Nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức bằng cách: Đẩy mạnh việc học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề báo nói riêng; tăng cường giáo dục các giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc, quy ước đạo đức nghề nghiệp của nhà báo; gắn giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường giáo dục lý luận chính trị, giáo dục pháp luật cho đội ngũ nhà báo nói chung và sinh viên báo chí nói riêng; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà báo.

- Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề nghiệp của nhà báo phát triển thông qua: Nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ những người làm báo; nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí.

- Sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí để tăng cường sức mạnh của luật và các văn bản luật

- Tăng tính hiệu lực của quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo bằng cách xây dựng ở mỗi cơ quan báo chí một bộ quy ước dựa trên 9 điều “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” để những vấn đề mang tính đạo đức nghề nghiệp phải trở thành các chuẩn mực để xem xét, đánh giá hoạt động của từng nhà báo.

- Tăng cường sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội. Trong giải pháp này trước hết là tăng cường vai trò quản lý của cơ quan chủ quản, sau là vai trò của Hội nhà báo và của toàn xã hội đối với đội ngũ nhà báo.

Sau năm 1969, báo chí Việt Nam tiếp bước nhà báo thiên tài Hồ Chí Minh, vận dụng những quan điểm của Người về báo chí và sức mạnh của Báo chí trong đời sống chính trị vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đến nay, báo chí ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiếp tục thể hiện được sức mạnh, khẳng định được vai trò tất yếu của mình trong đời sống chính trị. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi báo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén để tuyên truyền, tập hợp và tổ chức quần chúng tiến hành cách mạng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, Đảng đã có bước nhận thức mới: khẳng định vai trò to lớn của báo chí - báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân; là một lực lượng đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Đảng cũng coi việc giữ vững và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là một vấn đề nguyên tắc bất di bất dịch. Kết luận này đã đập tan những âm mưu, luận điệu nhằm “phi chính trị hoá báo chí”, một lần nữa khẳng định vai trò không thể thiếu của báo chí trên con đường xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với việc phát huy sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị (Trang 103 - 109)