NHữNG VấN Đề CòN TồN TạI CủA NGàNH DU LịCH VIệT NAM 1 Sản phẩm du lịch cha đa dạng, chất lợng cha đáp ứng đợc nhu cầu

Một phần của tài liệu thực trạng ngành du lịch việt nam và các giải pháp (Trang 28 - 31)

1. Sản phẩm du lịch cha đa dạng, chất lợng cha đáp ứng đợc nhu cầu

Luật Du lịch Việt Nam có giải thích từ ngữ “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Nh vậy, sản phẩm du lịch có thể đợc hiểu là những điểm vui chơi giải trí, thăm quan dành cho khách du lịch, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành, các sản phẩm lu niệm đặc trng cho từng điểm du lịch v.v.

Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm du lịch của Việt Nam bị đánh giá là còn nghèo nàn, thiếu tính sáng tạo và sự đầu t. Trong hơn chục năm phát triển của ngành du lịch Việt Nam, các sản phẩm du lịch đợc khai thác và chào mời du khách chủ

yếu dựa vào những gì có sẵn thuộc tài nguyên của quốc gia. Nhiều điểm du lịch còn ở dạng khai thác tự nhiên cha đợc đầu t, tôn tạo, bảo dỡng và nâng cấp. Cảnh quan môi trờng, vệ sinh, trật tự ở nhiều điểm du lịch cha đợc chú trong giữ gìn. Sản phẩm du lịch Việt Nam Việt Nam đợc chào mời bằng các địa điểm du lịch sinh thái, di sản thiên nhiên thế giới nh Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Sapa, Con đờng di sản, di tích lịch sử... Các sản phẩm này kỳ thực rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế, nhng một du khách khó có thể tham quan nhiều hơn hai lần cùng một địa điểm cho dù nó có hấp dẫn đến mấy chăng nữa. Thêm vào đó sự khai thác đó còn rất đơn giản, cha sâu nên làm cho hoạt động du lịch trở nên kém sinh động và thú vị trong mắt du khách.

Ngoài ra, các sản phẩm lu niệm nh đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, các đặc sản của địa phơng cha đợc sản xuất. Nhiều du khách nớc ngoài rất muốn mua những đồ lu niệm đặc trng của từng vùng miền mà không có cơ hội.

Thực tế theo khảo sát của ngành du lịch trong nớc, chỉ có khoảng 30% khách du lịch nớc ngoài quay trở lại Việt Nam lần thứ hai. Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ này quá thấp so với các nớc trong vùng và có nguyên nhân của sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.

2. Chất lợng đội ngũ cán bộ du lịch cha đáp ứng đợc nhu cầu.

Một trong những nguồn lực không thể thiếu để phát triển du lịch về cả quy mô và chất lợng chính là đội ngũ cán bộ của ngành. Những năm gần đây, nhờ có nhiều chơng trình phát triển đội ngũ cán bộ du lịch, chất lợng nguồn nhân lực ngành đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu để phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và mục đích phát triển ngành hiệu quả và bền vững.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tổng số lao động làm trong ngành du lịch là 850.000 ngời, trong đó có 250.000 ngời là lao động trực tiếp, nhng chỉ có gần 50% trong số này qua đào tạo. Trớc yêu cầu phát triển, mỗi năm ngành du lịch cần khoảng 35.000 lao động đợc đào tạo bài bản, nhng thực tế là các cơ sở đào tạo mới chỉ đáp ứng đợc gần 1/3 số lợng đó. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vốn là điểm du lịch phát triển và thu hút, lực lợng lao động du lịch cha qua đào tạo tại doanh nghiệp nhà nớc là 50%. Với các công ty lữ hành t nhân, cứ 10 ngời thì có 1-2 ngời qua đào tạo. Ngoài chuyên môn còn thấp thì tính chuyên nghiệp của phần lớn cán bộ du lịch và hớng dẫn viên du lịch còn cha cao.

Ngoài điểm yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất của nhân viên du lịch Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, chỉ có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh. Trung Quốc hiện là thị tr-

ờng hàng đầu của du lịch Việt Nam nhng số ngời biết ngoại ngữ này chỉ có 3,6%. Lợng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh chỉ sau Trung Quốc nhng hiện cả nớc chỉ có 50 hớng dẫn viên biết tiếng Hàn. Hay với Nhật Bản – thị tr- ờng tiềm năng đứng thứ ba hiện nay cũng mới chỉ có 8% hớng dẫn viên thành thạo ngoại ngữ này. Tình trạng thiếu hớng dẫn viên tiếng Hàn và Nhật nghiêm trọng đến mức một số hãng lữ hành đã phải sử dụng những ngời Hàn Quốc và Nhật Bản làm việc tại Việt Nam làm hớng dẫn viên.

3. Công tác quản lý của nhà nớc còn nhiều yếu kém.

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý cấp nhà nớc đối với hoạt động du lịch đã có sự chuyển biến tích cực nhng vẫn còn nhiều yếu kém.

Một số cơ chế chính sách nhằm phát triển ngành nh cổ phần hóa, tăng cờng thu hút vốn đầu t, quản lý liên ngành chậm đợc nghiên cứu và triển khai. Các vũ tr- ờng hoạt động không lành mạnh, massage, xông hơi, các tệ nạn ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong ở các nơi du lịch, nhiều hiện tợng không phù hợp với yêu cầu văn minh du lịch vẫn tồn tại. Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa các ngành nội vụ, văn hóa thông tin và chính quyền. Tình trạng lộn xộn trong hoạt động quản lý du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn cha đợc chấm dứt. Việc bảo vệ môi trờng nhằm phát triển lâu dài du lịch xanh, sạch và bền vững ở nớc ta đã đặt ra nhiều vấn đề cần đợc giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động du lịch.

Việc kiện toàn sắp xếp bộ máy cán bộ từ Tổng cục du lịch đến các địa phơng mấy năm qua đã tích cực thực hiện, nhng cha đáp ứng đợc yêu cầu mới. Việc đổi mới nội dung đào tạo cán bộ du lịch theo chuẩn quốc tế là một yêu cầu rất cần thiết, nhng nội dung chơng trình và điều kiện vật chất cha đáp ứng đợc. Do vậy, một lúc phải giải quyết cả về số lợng lẫn chất lợng đội ngũ cán bộ, kết hợp với việc tiếp tục sắp xếp bộ máy quản lý du lịch thật khoa học.

Việc kết hợp và phối hợp giữa các ngành có liên quan tới phát triển du lịch, giữa các ngành với lãnh thổ cha đợc làm thờng xuyên, thiếu đồng bộ. Do vậy, cha tập hợp nhiều nguồn nhân lực cùng hớng vào một mục tiêu phát triển nhanh du lịch cả về số lợng và chất lợng, nhất là đối với việc thực hiện quy hoạch tổng thể về du lịch Việt Nam. Du lịch là một sản phẩm tổng hợp và cần có sự đầu t phối hợp đồng bộ của nhiều ngành nh giao thông, hàng không, thơng mại, văn hóa… Du lịch không thể phát triển nếu hệ thống giao thông và phơng tiện đi lại không phát triển, không tạo cho khách du lịch cảm giác thoải mái và yên tâm khi đi trên đ- ờng.

Một phần của tài liệu thực trạng ngành du lịch việt nam và các giải pháp (Trang 28 - 31)