Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 53 - 56)

Kiên Giang có thể nói là một nước Việt Nam thu nhỏ vì nó có địa hình đa

dạng sông núi, hải đảo, tài nguyên thiên nhiên phong phú có nhiều ngành nghề

kinh tế phát triển. VietinBank nắm bắt được điều này luôn tìm hiểu và khảo sát để

phân tán nguồn vốn vay cho mọi ngành phát triển tại địa phương. Sau đây là bảng

số liệu phản ánh doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn (2011 – 6th2014) Bảng 4.11: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền % Số tiền % Nông lâm 116.653 87.136 129.047 (29.517) (25,30) 41.911 48,10 Thủy sản 120.735 153.130 156.200 32.395 26,83 3.070 2 Công nghiệp 454.483 928.326 1.320.894 473.842 104,26 392.568 42,29 TN – DV 1.031.344 1.307.358 2.325.719 276.014 26,76 1.018.361 77,89 Ngành khác 165.122 181.210 278.626 16.089 9,74 97.416 53,76 Tổng 1.888.337 2.657.160 4.210.486 768.823 40,71 1.553.326 58,46

(Nguồn: VietinBank Kiên Giang 2014) (Chú thích: TN –DV là thương nghiệp và dịch vụ)

Bảng 4.12: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế 6 tháng đầu 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 6 th2014 – 6th2013 Số tiền % Nông lâm 64.523 87.384 22.861 35,43 Thủy sản 78.100 110.364 32.264 41,31 Công nghiệp 660.447 723.488 63.041 9,55 TN – DV 1.162.859 1.133.121 (29.738) -2,56 Ngành khác 57.372 109.161 51.789 90,27

Tổng 2.023.301 2.163.518 140.217 6,93

(Nguồn: VietinBank Kiên Giang 2014) (Chú thích: TN –DV là thương nghiệp và dịch vụ)

Năm 2012 doanh số cho vay tăng 2.657.160 triệu đồng tăng 40,71% so với 2011 tăng chủ yếu là trong ngành thủy sản 153.130 triệu đồng tăng 26,83% so với

2011, công nghiệp là 928.326 triệu đồng, thương nghiệp 1.307.358 triệu đồng …

Khai thác và nuôi trồng thủy sản là những tiềm năng kinh tế biển quan trọng ở

tỉnh Kiên Giang, trong năm 2012 giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng làm chi phí hoạt động trong ngành thủy sản tăng, ngư dân muốn hoạt động kinh doanh

của mình được thì phải tăng thêm nguồn vốn lưu động của mình để có thể đi đánh

bắt tìm kiếm lợi nhuận, bên cạnh đó trong năm dịch bệnh xảy ra ở các trại tôm

làm thiệt hại không nhỏ ngân hàng muốn hỗ trợ làm cho doanh số vay tại ngân hàng đối với ngành thủy sản tăng. Thương nghiệp cũng vậy trong giai đoạn này

chi phí đầu vào tăng nhiều hơn như các cửa hàng điện thoại di động nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao hơn xu hướng hiện nay là smartphone đang được ưa chuộng, hàng hóa tăng giá cho các tiểu thương trong chợ … làm đội chi phí cần lượng vốn

vay nhiều hơn để có thể phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Ngành nông lâm có vẻ chựng lại trong năm 2012 khi doanh số cho vay chỉ đạt 87.136 triệu đồng giảm 25,30% so với 2011 nguyên nhân là do tình hình thời tiết, sâu bệnh và lũ lụt làm hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, người dân ít

sản xuất nông nghiệp chuyển sang kinh doanh một ngành kinh tế khác kiếm một

nguồn thu nhập khác từ một ngành khác nên nhu cầu vay trong ngành này không

tăng trong năm.

Năm 2013 doanh số cho vay tăng chủ yếu trong ngành công nghiệp với

doanh số là 1.320.894 triệu đồng tăng 42,29% so với 2012, ngành nông lâm là 129.047 triệu đồng tăng 48,10% so với 2012, ngành kinh tế khác cũng tăng trong năm này tăng 53,76% so với 2012. Trong năm này nhu cầu mở rộng thị trường

cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản tăng nhiều, đổi mới máy móc hiện đại để phù hợp với sản xuất hiện nay làm doanh số cho vay tăng trong năm này. Trong ngành nông nghiệp thì bà con nông dân muốn cải thiện tình trạng đất đai

và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm làm tăng sản lượng làm tăng nguồn chi phí nên doanh số cho vay trong năm tăng. Ngành kinh tế khác: Vận tải, xây dựng, tiêu dùng… chủ yếu là cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,… Với việc khách hàng có nhu cầu vốn

gấp trong vài tuần hoặc vài tháng, họ cũng sở hữu một số GTCG nhưng họ không

muốn bán với nhiều lý do khác nhau nên đến ngân hàng vay thông qua cầm cố. Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình cho vay của ngân hàng tương đối ổn định

cho tất cả các ngành ngân hàng đang từng bước hoàn thành kế hoạch tăng trưởng

tín dụng đặt ra đầu năm.

DOANH SỐ CHO VAY

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014 Nông lâm Thủy sản Công nghiệp TN – DV Ngành khác

(Nguồn: VietinBank Kiên Giang 2014)

Hình 4.2: Cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại VietinBank Kiên Giang giai đoạn (2011 – 6th2014)

Nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay

tại ngân hàng 3 – 6% trong tổng doanh số cho vay do chi nhánh và các phòng giao dịch trên địa bàn chủ yếu đặt tại các thành phố, thị xã trong tỉnh bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh còn có nhiều ngân hàng thương mại khác chủ yếu cho lĩnh vực này như ngân hàng Nông Nghiệp. Nên lượng khách hàng ít vay hơn trong ngành

này. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực đang được chú trọng và quan tâm trong tỉnh là công nghiệp và thương nghiệp – dịch vụ, riêng ngành thương

nghiệp – dịch vụ chiếm khoảng 49,2 – 55,24% tỷ trọng cho vay ra của ngân hàng

để tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch tại địa phương củng cố

thị trường truyền thống với mở rộng thị trường mới. Ngành công nghiệp chiếm

khoảng 24,07% - 34,94% doanh số cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp xúc

tiến, triển khai đầu tư vào các nhà máy chế biến thủy sản cải tiến máy móc nâng cao năng lực chế biến thủy sản tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp, ngành khác: cho vay tiêu dùng, vận tải chiếm tỷ trọng thấp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)