Công thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang
4.1.2.1 Tình hình nguồn vốn huy động theo thời hạn
Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo thời hạn tại VietinBank Kiên Giang giai
đoạn (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền % Số tiền % TG có kỳ hạn 1.233.345 902.413 771.909 (330.932) (26,83) (130.504) (14,46) Dưới 12T 522.916 776.510 626.131 253.594 48,50 (150.379) (19,37) Trên 12T 710.429 125.903 145.778 (584.526) (82,28) 19.875 15,79 TG không kỳ hạn 205.307 302.230 323.973 96.923 47,21 21.743 7,20 Tổng 1.438.652 1204.643 1.095.882 (234.009) (16,27) (108.761) (9,03)
(Nguồn: VietinBank Kiên Giang 2014)
*Tiền gửi có kỳ hạn
- Do thực hiện chỉ thị vềviệc hạ trần lãi suất huy động của NHNN đã nêu ở
trên thì tình hình huy động vốn tại VietinBank Kiên Giang cũng gặp không ít khó khăn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được nguồn vốn huy động sụt giảm. Tiền gửi
tại ngân hàng chủ yếu tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn trong giai đoạn (2011 – 2013) thì loại tiền gửi này giảm nguyên nhân là do trần lãi suất đầu vào giảm và biến động không ổn đinh khiến lãi suất kém hấp dẫn, dòng vốn không còn ổn định nữa. Trong đối tượng của tiền gửi có kỳ hạn luôn kỳ vọng luôn được hưởng
lãi cao coi như đây l2 một kênh đầu tư lãi suất giảm dẫn đến tiền gửi giảm. Nhờ chính sách huy động của NHCT Việt Nam, nâng cao chất lượng phục vụ, tiện ích
của sản phẩm…
- Ta cùng xét nguồn vốn huy động dưới 12 tháng và trên 12 tháng thông qua bảng số liệu. Trong tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi dưới 12 tháng luôn được khách
hàng rất ưa chuộng đặc biệt là tiền gửi loại 1 – 3 tháng loại tiền gửi này có tính linh hoạt trong nguồn vốn kinh doanh của khách hàng làm cho lượng tiền gửi dưới 12 tháng luôn ổn định và biến động ít. Trong điều kiện kinh tế hiện này thì
nguồn tiền ít được sử dụng để gửi dài hạn là rất ít và họ không yên tâm khi gửi
dài hạn trong khi lãi suất luôn biến động. Loại tiền gửi trên 12 tháng giảm khá
mạnh cụ thể năm 2012 huy động chỉ được 125.903 triệu đồng giảm 82,2% so với 2011, năm 2013 chỉ nhích nhẹ lên đôi chút với con số 145.778 triệu đồng mặc dù lãi suất dài hạn thường cao hơn nhưng do bối cảnh hiện nay thì việc gửi tiền dài hạn đối với khách hàng là không khả thi. Lãi suất không ổn định nên tâm lý người
gửi tiền vẫn thích kỳ hạn ngắn. Đa số người gửi tiền loại dài hạn này là những người nghĩ hưu để lãnh lãi hàng quý và con số này rất ít. Bên cạnh đó có nhiều thị trường đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản, … nhiều sự cạnh tranh
nên dòng tiền chảy vào ngân hàng không còn nhiều.
*Tiền gửi không kỳ hạn
Trong khi đó tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng tăng cụ thể năm 2012 là 302.230 triệu đồng tăng 47,21% so với 2011 và năm 2013 là 323.973 triệu đồng tăng 7,2% so với 2012. Đây là lượng tiền nhàn rỗi tạm thời trong năm 2012 tình hình kinh tế bất ổn nên khách hàng không sử dụng nhiều đồng vốn của mình để kinh doanh thay vào đó gửi tiền không kỳ hạn tăng trong năm này. Đến năm 2013
Tiền gửi tăng ít lại.
Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động theo thời hạn tại VietinBank Kiên Giang giai
đoạn 6 tháng 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th2013 6th 2014 6 th2014 – 6th 2013 Số tiền % TG có kỳ hạn 745.004 795.218 50.214 6,74% + Dưới 12T 614.228 630.508 16.280 2,65 + Trên 12T 130.776 164.710 33934 25,95 TG không kỳ hạn 315856 342.329 26.473 8,38 Tổng 1.060.860 1.137.548 76.688 7,23
(Nguồn: VietinBank Kiên Giang2014)
Tiền gửi có kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 6,74% so với 6 tháng
tế hiện nay cũng một phần là do sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế làm giảm bớt những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội.
4.1.2.2 Tình hình nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Bảng 4.5: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế tại VietinBank Kiên
Giang giai đoạn (2011 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012 – 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % TG của DN Cá nhân 931.129 1.163.626 1.072.129 232.497 24,97 (91.497) (7,86) + TG DN 309.994 513.194 469.559 203.200 65,55 (43.636) (8,50) + TG tiết kiệm 610.872 545.225 533.736 (65.648) (10,75) (11.488) (2,11) + GTCG 10.263 105.207 68.834 94.945 925,14 (36.373) (34,,57) TG của TCTD và ĐCTCkhác 507.523 41.017 23.753 (466.506) (91,92) (17.263) (42,09) + TG của TCTD 469.592 3.612 6 (465.980) (99,23) (3.606) (99,83) + TG của ĐCTC 37.931 37.405 23.747 (526) (1,39) (13,658) (36,51) Tổng 1.438.652 1.204.643 1.095.882 (234.009) (16,27) (108.761) (9,03)
(Nguồn: VietinBank Kiên Giang 2014)
(chú thích: TG là tiền gửi, DN là doanh nghiệp, GTCG là giấy tờ có giá, TCTD là tổ
chức tín dụng, ĐCTC là định chế tài chính)
* Tiền gửiTCKT và Cá nhân
-Đối với tiền gửi từ DN trong năm 2012 là 513.194 triệu đồng tăng 65,55%
so với 2011, trong năm 2012 việc giảm lãi suất theo chỉ thị của NHNN là tháo gỡ khó khăn cho DN, việc sản xuất kinh doanh của DN có phần tốt hơn lượng tiền
gửi thanh toán bộ phận DN tăng nhằm thanh toán nguyên vật liệu. Chỉ có 6 tháng đầu năm 2014 lượng tiền gửi của DN là 440.802 triệu đồng gần bằng toàn bộ năm
2013, qua việc gửi tiền của DN ta cũng có thể thấy được sự phục hồi dần nền kinh
tế trong địa bàn. Và DN luôn chọn VietinBank Kiên Giang làm kênh thanh toán cho DN mình thấy được uy tín của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Tiền gửi tiết kiệm lượng tiền gửi của thành phần này giảm từ năm 2011 –
2013, năm 2012 giảm 10,75% so với 2011, năm 2013 giảm 2,11% so với 2012
con số giảm ít nguyên nhân:
- Người dân đã có một khoản thời gian dài để đón nhận sự sụt giảm của lãi suất, tại thời điểm này thì các thị trường đầu tư khác việc kiếm lợi nhuận cũng không được tốt và có thể ẩn chứa nhiều rủi ro.
- Theo Ủy ban tài chính quốc gia, cùng với nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán thì lạm phát 2013 sẽ kết thúc ở mức thấp, người dân có thể yên tâm khi gửi
tiền vào ngân hàng và hưởng lãi
- Nắm bắt được tâm lý chung của khách hàng tại VietinBank Kiên Giang đã
đưa ra nhiều chiến lược hết sức cụ thể để thu hút lượng tiền gửi ổn định này như
triển khai nhiều chương trình từ ngân hàng cấp trên với những ưu đãi hấp dẫn:
thần tài đón chào – lộc vào tận cửa năm 2012, Mùa hè sôi động năm 2013 … và nhiều chương trình khác tại chi nhánh.
* Phát hành công cụ nợ: thực hiện chủ trương của Ngân hàng Công thương
Việt Nam về tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành giấy tờ có giá. VietinBank Kiên Giang đã làm tốt trong việc phát hành GTCG thu hút khách hàng cụ thể trong năm 2012 huy động vốn từ GTCG là 105.207 triệu đồng tăng 925,14% so
với 2011.
* Tiền gửi các TCTD và Định chế tài chính khác
Việc giao dịch qua lại với các ngân hàng khác không còn nhiều, tiền gửi sụt
giảm năm 2012 số tiền gửi của các TCTD khác vào ngân hàng là 3.612 triệu đồng
giảm 99,23% so với 2011. trong năm 2011 tại chi nhánh nhận được lượng tiền
gửi từ ngân hàng NaviBank khi đáo hạn ngân hàng rút nhiều nên lam giảm lượng
tiền cao, 2012 là 6 triệu đồng giảm 99,83% so với 2012 đây là nguồn tiền gửi của
ngân hàng chính sách. Trong thời gian qua việc sáp nhập, tái cơ cấu lại ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp không ổn định và sự khó khăn chung của các ngân hàng làm cho lượng tiền gửi này không còn sôi động và mạnh mẽ như những năm trước.
Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế tại VietinBank Kiên
Giang giai đoạn 6 tháng 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th2013 6th2014 6th2014 – 6th 2013 Số tiền % TG của DN, CN 957.547 1.110.278 152.731 15,95 TG DN 486.122 440.801 (45.321) (9,32) TG tiết kiệm 471.425 669.477 198.052 42,01 GTCG 79.266 - - - TG của TCTD vàĐCTC khác 24.047 27.269 3.222 13,40 TG củaTCTD 6 6 0 0 TG của ĐCTC 24.041 27.263 3222 13,40 Tổng 1.060.860 1.137.548 76.688 7,23
(Nguồn: VietinBank Kiên Giang 2014)
(chú thích: TG là tiền gửi, DN là doanh nghiệp, GTCG là giấy tờ có giá, TCTD là tổ
chức tín dụng, ĐCTC là định chế tài chính)
Giai đoạn 6 tháng 2014 đối với tất cả các thành phần kinh tế tình hình huy
động điều tăng so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Qua phân tích trên ta có thể
thấy việc huy động vốn của ngân hàng khá tốt không hề xấu, chỉ là do sự giảm đột ngột của tiền gửi của các TCTD và định chế tài chính khác làm cho tình hình
huy động vốn ảnh hưởng không nhỏ, ngân hàng cần ra sức làm tốt công tác huy động vốn để có thể bù đắp lại những khoảng huy động trên.