giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Yên Khánh
- Chính sách dồn điều, đổi thửa đất nông nghiệp để mở rộng sản xuất nông nghiệp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
huyện Yên Khánh chỉ đạo tất cả các đơn vị thực hiện việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp để tích tụ ruộng đất, tạo ra ô thửa lớn đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp từđó các hộ yên tâm mở rộng quy mô sản xuất thu hút thêm lao động trẻ. Huyện cũng quy hoạch lại các vùng sản xuất cho phù hợp với điều kiện tự nhiên. Đến tháng 6 năm 2014 đã có 16 trên tổng số 19 đơn vị tổ chức dồn điền đôi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch vùng sản xuất. Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng những vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh. Trước khi dồn điền có hộ có 9 mảnh ruộng đến nay đa số các đơn vị binh quân dưới 3 mảnh trên một hộ.
Đồng thời với việc dồn điền đổi thửa huyện chỉ đạo xây dựng điểm cánh đồng mẫu 700 ha ở 7 đơn vị sản xuất lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị canh tác trên ha; đến năm 2014 có 14/ 18 đơn vị xây dựng được cánh đồng mẫu; 19/19 đơn vị quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất rau, đậu xuất khẩu, khu chăn nuôi tập trung.
Chính sách dồn điền đổi thửa đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa của các hộ gia đình, giải quyết việc làm cho thanh niên.
- Chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp để mở rộng sản xuất giải quyết việc làm cho thanh niên
Huyện Yên Khánh sản xuất nông nghiệp vẫn là chính do đó tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ hợp lý: 100% lúa xuân muộn, 100% diện tích lúa mùa chủ yếu là trà lúa mùa sớm gieo cấy bằng các giống lúa chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương, có điều kiện mở rộng, phát triển cây vụ đông trên đất 2 lúa, diện tích vụ đông duy trì 4000 - 5000 ha, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao.
Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung ở vùng trũng ven sông Đáy, sông mới, sông vạc như: nuôi lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, gà thả vườn, mô hình cá - lúa, lúa - cá - vịt; ứng dụng các tiến bộ khoa học về chăn nuôi thủy sản như: mô hình tôm càng xanh (tôm- lúa), cá chim trắng, diêu hồng, cá rô, ếch, ba ba, cá sấu, trạch trấu, cua đồng tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi - thủy sản tạo thêm việc làm cho người lao động.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản luôn duy trì ở mức 700 - 750ha, giá trị sản phẩm năm 2013 đạt 138,225 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng Bình quân hàng năm đạt 10,5%.
Đến năm 2013 giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 121 triệu đồng trên ha (theo giá hiện hành). Từ chính sách dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lĩnh vực nông nghiệp đã có bước phát triển, giải quyết việc làm thường xuyên cho 11490 thanh niên, chiếm tỷ lệ 51,9% tổng thanh niên có việc làm năm 2013.
- Chính sách phát triển công nghiệp TTCN, dịch vụ: huyện ưu tiên phát triển công nghiệp chế biên, tiêu thụđầu ra cho nông sản do đó tỷ trọng giá trị chiếm 98.53%. Năm 2013 tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng cao 60,3%. Huyện quy hoạch 1 khu công nghiệp Khánh Phú với diện tích 334 ha và đang quy hoạch khu công nghiệp Khánh Cư với diện tích 67,34ha, 1 cụm công nghiệp thị trấn Yên Ninh với diện tích 23,9ha/
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ của huyện ngày càng tăng cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ. Tốc độ tăng trưởng Bình quân của GTSX dịch vụ giai đoạn 2011-2013 đạt 15.3%/năm. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn 3,5 lần tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp và bằng 1/2 tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng.
Lính vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ có bước phát triển đã thu hút 9066 lao động thanh niên năm 2011, tăng lên 9648 thanh niên 2013.
- Chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu lao động
Huyện chỉ đạo, đẩy mạnh thu hút vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh; các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi được vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn giải quyết việc làm, vay vốn ngân hàng nông nghiệp, những hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi qua hệ thông ngân hàng chính sách xã hội, mức lãi suất ưu đãi 0,6/tháng, thời hạn vay vốn tuỳ thuộc vào đối tượng cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Đến nay tổng dư nợ nguồn vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cho nhân dân vay sản xuất 820 tỷđồng. Bên canh đó huyện còn tạo điều kiện cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng thương mại, cổ phần phát triển giúp cho nhân dân vay trên 300 tỷđồng sản xuất, kinh doanh giải quyết việc làm cho lao động.
Huyện có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Người lao động có nhu cầu đi lao động nước ngoài sau khi đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu ngành nghề của đối tác nước ngoài, được vay tối đa 30.000.000 đồng/lao động, lãi suất 0,6% /tháng, thời hạn vay bằng với thời gian lao động đi làm việc ở nước ngoài và trả lãi, gốc vay sau khi có thu nhập ở nước ngoài theo thoả thuận. Bình quân mỗi năm huyện tạo điều kiện cho 330 lao động thanh niên đi xuất khẩu lao động. Tổng dư nơ cho vay xuất khẩu lao động 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả tư vấn xuất khẩu lao động của huyện giảm, năm 2011 đưa 405, đến năm 2013 đưa có 230 thanh niên đi xuất khẩu lao động. Do vậy để giải quyết việc làm cho thanh niên trong những năm tới huyện cần làm tốt hơn công tác XKLĐ.
- Chính sách vay vốn học nghề
Chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn ưu đãi đi học nghề, tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn được đi học nghề để có cơ hội tìm
việc làm. Mỗi học sinh, sinh viên theo học ở các trường Đại học, cao đẳng, THCN thuộc đối tượng con gia đình hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi. Thời gian trả gốc vay sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và thời gian hoàn thành trả nợ gốc vay bằng với thời gian học sinh, sinh viên đó theo học tại các trường. Tổng vốn vay học sinh, sinh viên của huyện gần 80 tỷđồng. Từ nguồn vốn vay các thanh niên yên tâm đi học nghề, học cao đẳng đại học ra trường tìm việc dễ hơn, thu nhập cao hơn.
4.2.2 Thực trạng phát triển mạng lưới thành phần tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Yên Khánh
Huyện Yên Khánh có hệ thống mạng lưới thành phần tham gia giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng đa dạng. Mỗi một loại hình tạo việc làm đều có hình thức, nôi dung hoạt động riêng, theo cơ cấu của tổ chức đó. Mạng lưới đó bao gồm các loại hình: Trung tâm dạy nghề huyện; các đoàn thể, các khu, điểm công nghiệp; các làng nghề, các cơ sở sản xuất, các trang trại, gia trại, hộ gia đình.
Bảng 4.6 Mạng lưới giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn Yên Khánh
TT Đơn vị ĐVT 2011 2012 2013
1 Các doanh nghiệp Doanh nghiệp 127 135 156 2 Các tổ chức chính trị – xã hội Tổ chức 05 05 05 3 Các khu, cụm, điểm công nghiệp Cụm 02 02 03
4 Các làng nghề Làng Nghề 7 7 9
5 Các trang trại, gia trại Trang trại 120 124 126 6 Các hộ gia đình Hộ 36.684 39.685 39.685
7 Khác Đơn vị 46 47 48
Nguồn: Phòng Công thương và Phòng nông nghiệp và PTNT.
Bảng 4.7 Tổng hợp thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp
TT Doanh nghiệp
2013
Số Lượng Lao động TN (người)
1 Doanh nghiệp cơ khí 18 550
2 Doanh nghiệp may 9 1230
3 Doanh nghiệp xây dựng CB 34 450 4 DN SX vật liệu xây dựng, phân bón 9 950 5 Doanh nghiệp vận tải 12 47 6 DNSX hàng tiểu thủ CN 17 347 7 DN KD thương mại tổng hợp 25 150 8 DN kinh doanh xăng dầu 17 35 9 DN chế biến nông sản 15 54 Tổng 156 3813
Nguồn: Phòng Công thương huyện.
- Các doanh nghiệp
Huyện Yên Khánh có 156 doanh nghiệp, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở 02 khu công nghiệp, 1 cụm công nghiệp, bao gồm doanh nghiệp sản xuất phân đạm, may mặc, doanh nghiệp sản xuất kính, đinh ốc vít, cơ khí tạo việc làm thường xuyên cho 3.813 thanh niên.
Nhìn chung số doanh nghiệp trên địa ban trên địa ban Yên Khánh không nhiều, số lượng lao động, việc làm cơ bản ổn định trong giai đoạn
2011-2014.
- Các làng nghề
Huyện Yên Khánh có chủ chương thu hút đầu tư, khuyến khích làng nghề truyền thống phát triển, trong năm 2013 huyện đầu tư trên 10 tỷ đồng làm đường giao thông và hệ thống tiêu thoát nước bảo vệ môi trường cho làng nghề sản xuất Bún bánh ở thị trấn Yên Ninh; nâng cấp hệ thống giao thông, điện lưới cho các àng nghề. Bảng 4.8 thể hiện toàn huyện có 9 làng nghề, thu hút trên 2.045 lao động thanh niên.
Bảng 4.8 Số lao động thanh niên làm việc trong các làng nghề
TT Làng nghề Năm 2013
Số Lượng Lao động TN (người)
1 Làm bún bánh truyền thống 2 550
2 Cây cảnh 1 150
3 Mây tre đan 1 195
4 Nghê đan cói, bèo bồng 5 1150
Tổng 9 2045
Nguồn: Khảo sát các làng nghề
- Trang trại, gia trại
Huyện Yên Khánh khuyến khích việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp, đến nay toàn huyện đã có 126 trang trại, gia trại tạo việc làm cho gần 400 lao động thanh niên.
Nhín chung các trang trại, gia trại ở Yên Khánh có quy mô nhỏ, diện tích đất sản xuất dưới 2 ha trở xuống, do điều kiện của huyện mật độ dân sốđông.
Bảng 4.9 Số lao động thanh niên làm việc trong các gia trại, trang trại TT Trang trại, gia trại Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số trang trại, gia trại Số LĐ TN (người) Tỷ lệ LĐTN so với tổng LĐTT (%) Số trang trại, gia trại Số LĐ TN (người) Tỷ lệ LĐTN so với tổng LĐTT (%) Số trang trại, gia trại Số LĐ TN (người) Tỷ lệ LĐTN so với tổng LĐTT (%) 12/11 13/12 1 Chăn nuôi 38 120 39,4 39 122 39,7 39 123 39,8 102 101 2 Chăn nuôi, trồng trọt, SXKD Tổng hợp 83 270 42,5 85 274 42,5 87 275 42,7 101 100 Tổng 121 390 41,5 124 396 41,6 126 398 41,76 102 101
Qua bảng 4.9, cho ta thấy số trang trại, gia trại của huyện tăng đều qua 3 năm và số lao động được tạo việc làm từ các trang trại cũng tăng hàng năm. Nếu mô hình kinh tế trang trại, gia trại tiếp tục được khuyến khích phát triển trong thời gian tới sẽ thu hút thêm thanh niên tham gia sản xuất.
- Các ngành, đoàn thể
Các ngành, đoàn thể chính trị xã hội của huyện đã quan tâm tham gia tích cực vào việc giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó chủ yếu là phòng Lao động – TBXH, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Công thương, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh thường xuyên phối hợp tham gia tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Trong 3 năm từ 2011- 2013 tổ chức 555 buổi chuyển giao KHKT cho 16.165 thanh niên; dạy nghề ngắn hạn cho 1850 thanh niên; tổ chức 3 sàn giao dịch việc làm, giúp hàng 1000 thanh niên tiếp cận với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển lao động; tư vấn xuất khẩu lao động thanh niên mỗi năm 330 lao động; tín chấp cho thanh niên vay vốn ưu đãi sản xuất trên 22 tỷđồng.
- Hộ gia đình
Cùng với các thành phần trong mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên thì các hộ gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng. Hộ gia đình là một nhân tố quan trọng tạo việc làm cho người lao động trên tất các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Những thanh niên ở lại nông thôn thì hộ gia đình là nơi tạo việc làm trong các lính vực. Hàng năm huyện có khoảng 1300 lao động đến độ tuổi lao động; số lao động này được tạo việc làm đầu tiên là tại các hộ gia đình, sau đó chuyển đổi thì chuyển sang các kênh khác đểđược tạo việc làm và qua 3 năm các hộ gia đình trong huyện đã tạo việc làm cho lao động thanh niên như sau:
Bảng 4.10 Số lao động thanh niên làm việc trong hộ gia đình TT Hộ gia đình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số hộ gia đình (hộ) Số Lao động TN (người) Tỷ lệ LĐTN so với tổng LĐ Hộ (%) Số hộ gia đình (hộ) Số Lao động TN (người) Tỷ lệ LĐTN so với tổng LĐ Hộ (%) Số hộ gia đình (hộ) Số Lao động TN (người) Tỷ lệ LĐTN so với tổng LĐ Hộ (%) 12/11 13/12 1 Hộ gia đình SX Nông - Lâm – Ngư nghiệp 32439 9125 57,39 33690 9750 56,03 33690 9763 55,56 107 100 2 Hộ gia đình SX công nghiệp – Tiểu thủ CN 2935 3975 25,0 3750 4350 25,00 3755 4469 25,43 109 103 3 Hộ gia đình làm thương mại, dịch vụ 970 1850 11,64 1695 2050 11,78 1700 2098 11,94 111 102 4 Hộ khác 340 950 5,97 550 1250 7,18 540 1242 7,01 132 99 Tổng 36.684 15.900 100 39.685 17.400 100 39.685 17.572 100 109 101
Qua bảng 4.10 ta thấy, tỷ lệ lao động thanh niên do hộ gia đình sản xuất nông nghiệp tạo việc làm chiếm đa số và có xu hướng giảm: chiếm 57,39% năm 2011; 55,56% năm 2013. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế của huyện sản xuất Nông nghiệp vẫn là chính. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm, trong khi lao động lĩnh vực phi nông nghiệp xu hướng tăng. Phản ảnh nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ.
Qua phỏng vấn các lao động TN cho thấy, đa số thanh niên đến độ tuổi lao động đều có nguyện vọng đi học tiếp từ Trung học chuyên nghiệp đến Đại học hoặc đi tìm kiếm việc làm tại các thành phố lớn, trung tâm đô thị, việc phi nông nghiệp.
Từ việc giải quyết việc làm trong các hộ gia đình cho ta thấy mô hình kinh tế hộ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn. Chính vì vậy việc phát triển kinh tế hộ cần phải đặc biệt chú trọng, giúp cho các hộ tự chủ hơn, khai thác tốt hơn điều kiện, lợi thế của địa phương, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.