Đối với Nhàn ước

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 111 - 113)

Chính phủ tiếp tục già soát các chính sách hỗ trợ cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên ở nông thôn để hoàn thiện bổ sung cho phù hợp hơn, nhất là chính sách trong hỗ trợđào tạo nghề, chuyển giao KHKT, tín dụng ưu đãi cho thanh niên nông thôn. Có chiến lược phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn, sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Quy vùng sản xuất đểđầu tư phát huy lợi thế từng vùng, tránh sựđầu tư giàn trải, trùng chéo dẫn đến không phát huy tốt lợi thế từng vùng.

Chấn chỉnh kỷ cương trong hoạt động xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng đào tạo lao động phục vụ trong nước và xuất khẩu; xúc tiến quảng bá tốt về chất lượng lao động Việt Nam trên trường quốc tếđể đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Có chiến lược cụ thểđể quản lý chuẩn hóa về tiêu chuẩn chất lượng nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản; đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Đối với huyện Yên Khánh tiếp tục đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế tạo việc làm tại chỗ cho TNNT trong huyện. Đầu tư hoàn thiên kiên cố hoá kênh mương để chủđộng việc tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; nhất là những vùng thường xuyên úng trong mùa mưu, hạn trong mùa đông, vùng quy hoạch cánh đồng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mở rộng cây vu đông từng bước đưa vụ động thanh vụ sản xuất chính, phấn đấu mỗi năm trồng 5000 ha cây vụđông; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa, tăng cường chỉđạo hoạt động khuyến nông; hàng năm cấp kinh phí xây dựng mô hình kinh tế của thanh niên đểđánh giá nhân rộng. Đẩy mạnh sản xuất nấm để tận dụng ngyên liệu, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp tham gia sản xuất nấm; hỗ trợđể các hợp tác xã, tổ hợp tác trong sản xuất nấm phát triển; quy vùng chuyên sản xuất nấm tập trung ở xã Khánh Trung,

Khánh Nhạc, Khánh Hồng, Khánh Công để hỗ trợ cho các đơn vị khác. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm nấm và các sản phẩm truyền thống của huyện tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cho sản xuất, cụ thểđối với những hộ thanh niên năm trong vùng sản xuất cánh đồng mẫu. Chỉ đạo chuyển các diện tích vùng úng trũng trồng lúa không ăn chắc sang mô hình lúa cá kết hợp với chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại, nhất là những xã có diện tích ven đê sông Đáy, sông vạc, sông mới.

Tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai mặt bằng, khoa học kỹ thuật để khuyến khích, phát triển làng nghề truyền thống: mây tre đan, mộc, cơ khí, bún bánh, may mặc…đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân du nhập nghề mới về địa phương. Xây dựng kế hoạch cụ thể thành lập thêm 6 làng nghề mới đến năm 2020; quảng bá sản phẩm làng nghề và các nông sản hàng hoá, từng bước xây dựng thương hiệu hàng hóa của huyện. Giúp các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tiếp cận, liên kết với các viện nghiên cứu để hợp tác trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học, giống; liên kết với các doanh nghiệp hợp đồng sản xuất gắn với chế biến xuất khẩu.

Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trong huyện, tạo việc làm cho lao động. Hỗ trợ các điều kiện cho học nghề cho học viên bao gồm cả trước, trong và sau học nghề.

Quy hoạch cụ thể khu phát triển dịch vụở các khu công nghiệp, trung tâm huyện; khu bến bãi ven đê, bãi đỗ xe tập kết hàng hoá ở trung tâm huyện.

Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện để trung tâm dạy nghề của huyện hoạt động tốt hơn.

Xây dựng chính sách hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp trong khu công nghiêp tổ chức dạy nghề; yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện cam kết thu hút lao động thanh niên của huyện, nhất là những hộ mất đất do xây dựng

khu công nghiệp và các công trình khác.

Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, tăng dư nợ vốn vay ưu đãi cho thanh niên học nghề, sản xuất, kinh doanh.

Chỉ đạo ngành lao động tăng cường tham mưu làm tốt công tác định hướng, quản lý thị trường lao động; tổ chức các hoạt động quảng bá chất lượng lao động; tổ chức sàn giao dịch việc làm thường xuyên. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình hiệu quả; xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 111 - 113)