trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,18% (Tổng cục thống kê năm 2013).
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trên 80% lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; cơ cấu trình độđào tạo lao động chưa phù hợp, sinh viên tốt nghiệp Đại học thất nghiệp tăng. Năng suất, chất lượng và thu nhập của lao động còn thấp, nhất là khu vực nông thôn.
2.2.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong nông thôn ở một số nước trong khu vực vực
* Nhật Bản: sau năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, có 5,5 triệu hộở nông thôn đến năm 1960 tăng lên 6,18 triệu hộ, đời sống của nhân dân khó khăn. Do thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế, tăng năng xuất lao động tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm nhanh. Năm 1950 tỷ trọng lao động nông nghiệp là 45% đến năm 1990 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm còn 6,3%; gía trị nông sản năm 1990 tăng 30 lần so với năm 1960, đời sống của người lao động được cải thiện.
*Kinh nghiệm ở Nhật Bản như sau:
- Thứ nhất: Nhật Bản thực hiện chính sách công nghiệp hóa nông thôn, vừa biến nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp tiến tiến, vừa
phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Các máy đơn giản rẻ tiền trang bị cho nông dân còn máy hiện đại nhiều tiền ( như máy gặt, máy kéo) được trạng bị dùng chung.
Thứ hai: thực hiện cơ cấu kinh tế của các trại gia đình chuyển dịch từ thuần nông sang nông công nghiệp.
Thứ Ba: chính phủ chú trọng phát triển nền công nghiệp nông thôn, điển hình là mô hình xí nghiệp gia đình thường làm gia công chi tiết máy đơn giản. Người lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chỉ cần đào tạo thời gian ngắn lah được; khuyến khích sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống phát triển; vùng tây nam Nhật Bản thực hiện phong trào mỗi thôn làng một sản phẩm, nhằm khai thác tốt nghề truyền thống.
Thứ tư: trên cơ sở nhu cầu sản xuất và đời sống người dân ở nông thôn thúc đẩy các ngành dịch vụ thương mại, tín dụng, kỹ thuật và ngành nghề chế biến nông lâm thủy sản phát triển (Trung Tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Bản tin tháng 2 năm 2014).
* Đài Loan: Năm 1952 ở Đài loan lao động nông nghiệp chiếm 56%, lao động công nghiệp chiếm 16,9%, dịch vụ chiếm 27% đến năm 2000 lao động nông nghiệp chiếm 6%, lao động dịch vụ chiếm 58,2%, lao động công nghiệp 35,85. Thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp năm 1990 so với năm 1952 tăng 42,29 lần đạt 5648USD.
Kinh nghiệm của Đài Loan:
Thứ nhất là: phát triển công nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp, từđô thị xuống nông thôn. Xây dựng các xí nghiệp sản xuất ở nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, hình thành nhiều xí nghiệp mô hình gia đình. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai: có chính sách khuyến khích trang trại ở nông thôn phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống thủy lợi; cơ giới hóa trong sản xuất với các máy móc phù hợp.
Thứ ba: Phát triển dịch vụ hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp, thu hút lao động nông thôn (Trung Tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Bản tin tháng 2 năm 2014).
* Thái Lan: Thái Lan có điều kiện tự nhiên ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp. Trước những năm 1950 thái Lan tập trung phát triển công nghiệp ở đô thị, do đó công nghiệp ở nông thôn kém phát triển thất nghiệp ở nông thôn nhiều. Sau đó chính phủ đã kịp thời điều chỉnh phát triển cả công nghiệp ở đô thị và công nghiệp ở nông thôn; công nghiệp và nông nghiệp đều hướng vào xuất khẩu.
Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa vừa mở mạng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụở nông thôn.
Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; nhà nước có chính sách hỗ trợ cung cấp tín dụng, bồi dưỡng tay nghề. Tạo mối quan hệ hợp đồng gia công giữa công nghiệp nhỏ và công nghiệp lớn do vậy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ khí nhỏ, chế biến nông sản dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. Lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực phi nông nghiệp (Trung Tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, Bản tin tháng 2 năm 2014).
* Bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn
Từ thực tế về những thành tựu của Việt Nam và ở Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, rút ra một số kinh nghiệm cho quá trình giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn:
Một là: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương. Thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp, nông thôn; gắn công nghiệp với nông nghiệp; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp đô thị hỗ trợ cho công nghiệp nông thôn.
Hai là: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tếở nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi; cơ giới hóa trong sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển từ đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, để người lao động yên tâm găn bó với sản xuất ở nông thôn.
Ba là: Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bằng việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Giúp cho người lao động có trình độ tự chủ trong việc lựa chon ngành nghề, việc làm; mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm cho lao động.
Bốn là: Cho vay vốn ưu đãi đầu đối với các ngành nghề mới ở nông thôn; thu hút vốn vào sản xuất ở nông thôn. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Có vốn các thành phần kinh tếđầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao số lượng, chất lượng cạnh tranh hàng nông sản, giải quyết việc làm cho thanh niên. Trước tiên là thành phần kinh tế hộ, kinh tế trang trại, sau đó là các doanh nghiệp ở nông thôn rất cần vốn, trong khi cơ hội tiếp cận vốn khó khăn do sản xuất nông nghiệp thường dủi do hơn, thu hồi vốn chậm nên các ngân hàng, các tổ chức tín dụng không mặn mà với thị trường nông thôn. Bởi vậy nhà nước phải quan tâm điều tiết vốn cho sản xuất ở nông thôn.
Năm là: Khuyến khích ngành dịch vụ phát triển, trên cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân. Từđó người dân yên tâm, gắn bó với nông thôn, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động.
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông nam của tỉnh Ninh Bình, dọc Quốc lộ 10 nối liền giữa thành phố Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng sông Hồng; cách thành phố Ninh Bình khoảng 13 km. Tổng diện tích tự nhiên là 139,057km2, phía Tây Bắc giáp huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình; Phía Bắc và Đông bắc giáp tỉnh Nam Định; Phía Nam giáp huyện Kim Sơn; Phía Tây Nam giáp huyện Yên Mô. Gồm Thị Trấn Yên Ninh và 18 xã.
Yên Khánh có vị trí gần Thành phố Ninh Bình, cách Hà Nội, cảng Hải phòng có hơn 100km là điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của huyện lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Vềđịa hình: Yên Khánh là huyện đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng tạo tiềm năng phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày), công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm và các làng nghề truyền thống) và các ngành dịch vụ.
3.1.2. Khí hậu, thủy văn
Yên Khánh nằm trong vựng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khí lạnh, mưa ít. Nhiệt độ trung Bình năm từ 23,30 - 23,60.
- Chế độ mưa: tổng lượng mưa trung Bình năm đạt 1.890 – 1.950 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Trong 6 tháng
mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 75-80% lượng mưa cả năm dễ gây ngập úng ở các khu vực trũng.
- Hệ thống sông ngòi: Yên Khánh có mạng lưới sông ngòi khá dày. Với tổng chiều dài gần 85km, các trục sông chính như: Sông Đáy, Sông Vạc, sông Mới.
3.1.3 Tài nguyên
* Tài nguyên đất
Với diện tích 13.905,77 ha, huyện Yên Khánh có 12 loại đất thuộc nhóm đất phù sa, có diện tích 12.127,9 ha, chiếm 88,02% diện tích tự nhiên, được sự hình thành và bồi đắp phù sa của sông Đáy.
Đất phù xa chiếm phần lớn đất tự nhiên của huyện là điều kiện tốt để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, tạo việc làm cho lao động.
* Tài nguyên du lịch
Trên địa bàn huyện có 166 di tích các loại gồm: đình, đền, chùa, nhà thờ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín gưỡng của nhân dân. Sốđình, chùa, miếu được công nhận di tích lịch sử; là 48, trong đó 12 di tích Quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh. Yên Khánh là địa phương có điều kiện trong phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch làng nghề, điển hình là di tích lịch sử Nhà thờ và phần mộ cụ Bảng nhãn Vũ Duy Thanh, di tích lịch sử chợ Dầu xã Khánh Hòa, làng nghề chế biến nông sản ở Khánh Thiện và thị trấn Yên Ninh, nghề mây đan ở Khánh Vân, nghề sản xuất cói xuất khẩu…
3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội