nông thôn trong huyện Yên Khánh
4.2.6.1 Hiệu quả của chương trình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất kinh doanh
Tập huấn chuyển giao KHKT giúp thanh niên có trình độ, biết cách tổ chức sản xuất hay tìm được việc làm phù hợp.
Sau khi tham dự các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất theo mô hình tổng hợp VAC...thanh niên đã tiếp thu và ứng dụng ngay vào thực tế sản xuất của hộ gia đình: cải tạo vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, phát triển đàn vật nuôi giống mới năng suất cao, tận dụng chất phế thải để ủ khí Bioga,...góp phần hình thành quy trình sản xuất nông nghiệp khép kín, hạn chế ô nhiễm môi trường. Chương trình tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT còn góp phần cùng các địa phương, các vùng chuyên canh đẩy nhanh tốc độ thực hiện quy hoạch ngành nghề, phát triển cây con phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng trong huyện như: Phát triển đàn lợn siêu nạc, gà, ngan, cá chất lượng cao… giải quyết được phần nào số lao động thanh niên thất nghiệp ở nông thôn hiện nay.
Kết quả thực hiện chương trình tập huấn chuyển giao KHKT còn cho thấy, gần 80% số thanh niên sau khi tham gia đều có việc làm và thu nhập thường xuyên, ổn định; hệ số sử dụng đất tăng, đất nông nghiệp sử dụng vào trồng cây chuyên màu tăng do đó thu hút nhiều lao động làm việc hơn.
Bảng 4.15 Tình hình sử dụng đất đai của thanh niên NT sau tập huấn (Bình quân hộ) Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ So sánh (lần) Tham gia Không tham gia Tham gia/ Không
Đất nông nghiệp Sào 7,30 5,12 1,43
Chuyên lúa Sào 5,89 4,58 1,29
Chuyên màu Sào 0,37 0,07 5,29
Lúa màu Sào 0,95 0,35 2,71
Khác Sào 0,09 0,12 0,75
Hệ số sử dụng đất lần 2,21 2,16 1,02
Nguồn: Số liệu điều tra 2014
Bảng 4.15 cho thấy, nhóm hộ có tham gia các chương trình tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật có hệ số sử dụng đất cao hơn 1,02 lần so với nhóm hộ không tham gia, nhóm hộ này đã sử dụng nhiều đất nông nghiệp gấp 1,43 lần. Thực tế khi có kiến thức về khoa học kỹ thuật qua các lớp tập huấn chuyển giao nhiều hộ thanh niên ngoài việc sử dụng hiệu quả diện tích được giao còn mượn, thuê thêm đất của các hộ gia đình khác để sản xuất. Số diện tích thuê, mượn thêm được sử dụng nhiều vào việc sản xuất cây màu chuyên, lĩnh vực này mang lại thu nhập cao hơn và cũng sử dụng nhiều lao động hơn.
Tỷ lệ sử dụng diện tích đất vào sản xuất cây màu chuyên giữa nhóm hộ tham gia tập huấn và nhóm hộ không tham gia là 5,29. Lý do sản xuất cây màu đòi hỏi phải có kỹ thuật cao hơn, đầu tư nhiều hơn, tốt nhiều công lao
động hơn nhưng sản xuất cây màu hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.2.6.2 Hiệu quả của chương trình đào tạo, dạy nghề
Qua phỏng vấn, điều tra 100 thanh niên sau khi tham gia chương trình học nghề; cho thấy có tới trên 85% số người đã qua đào tạo khẳng định việc học nghề là có hiệu quả trong quá trình lao động; 10% cho rằng việc học nghề của mình là không có hiệu quả. Nó cũng phản ảnh kết quả có việc làm, hiệu quả sản xuất của lao động sau học nghề, còn lại là do lao động chon không đúng nghềđể học, thất nghiệp.
Số lao động thanh niên sau khi đã tham gia các chương trình đào tạo nghề dễ tìm kiếm việc làm hơn, thu nhập cao hơn.
Bảng 4.16 Tình hình thanh niên nông thôn sau khi học nghề
Diễn giải ĐVT Kết quả
Tốt nghiệp được tuyển dụng đi làm ngay % 44 Tốt nghiệp ra đi làm trái nghề % 37 Thời gian chờ việc bình quân Tháng 5,5
Nguồn : Kết quả khảo sát tại huyện.
Qua bảng 4.16 ta thấy có 44% thanh niên ra trường có việc làm ngay, số lao động thanh niên phải đợi việc chiếm tỷ lệ cao 66%; có 37 % thanh niên học nghề xong phải đi làm trái ngành trái nghề, đây là vấn đề cần quan tâm. Thời gian chờ việc bình quân đối với lao động sau khi học nghề khảo sát được là gần 5,5 tháng.
+ Về mặt kinh tế: Qua phỏng vấn thanh niên đã qua chương trình dạy nghề, cho thấy đa số thanh niên sau khi tìm được việc làm, thu nhập tăng lên từ 1,5 đến 2 lần. Nếu trước khi chưa tham gia chương trình dạy nghề, lao động thanh niên làm nghề phổ thông thu nhập bình quân từ 2.500.000 đồng; sau khi học nghề thu nhập bình quân đạt từ 4.000.000 đồng trở lên. Như vậy chương trình dạy nghề đã có hiệu quả thiết thực đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động thanh niên nông thôn.
4.2.6.3 Hiệu quả của chương trình xuất khẩu lao động
+ Về mặt kinh tế: Qua phỏng vấn, điều tra gia đình có thanh niên đi xuất khẩu lao động cho thấy 01 thanh niên đi thị trường các nước Đông Nam á như Malaixia có thu nhập từ 4 triệu – 6 triệu đồng/01 tháng; Thị trường Đài Loan có thu 10 đến 15 triệu đồng/ tháng, thị trường Hàn Quốc có thu nhập 20 – 25 triệu đồng/ tháng; thị trường Trung Đông có thu nhập 5 -6 triệu đồng/tháng. Trong khi chi phí đi xuất khẩu lao động từ việc học nghề, học tiếng, tiền vé máy bay, tiền đặt cọc... của các thị trường khác nhau: Thị trường Hàn Quốc, bình quân 100- 150 triệu đồng; thị trường Đài Loan từ 90- 120 triệu đồng, thị trường Trung Đông 40 đến 50 triệu đồng, Malaixia 30-40 triệu đồng. Số kinh phí đi xuất khẩu được vay tối đa tại ngân hàng chính sách là 30 triệu đồng/01 lao động; lãi suất cho vay 0,6%/ tháng; thời gian vay bằng thời gian lao động đi xuất khẩu.
Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao
động trong nước, trên một tháng
ĐVT: Nghìn đồng TT Thị trường lao động Chi phí Thu nhập Hiệu quả (Thu nhập trừ tổng chi phí) Trực tiếp Lãi tiền vay Chi phí cơ hội Tổng chi phí 1 Hàn Quốc 4200 195 2000 6.394 24600 18206 2 Đài Loan 2500 195 2000 4.694 15000 10306 3 Malaixia 1100 195 2000 3.300 5000 1800 4 Trung Đông 1300 195 2000 3.400 6000 2600 Nguồn: Khảo sát tại huyện năm 2014.
Qua bảng 4.17 cho ta thấy, lao động xuất khẩu mang lại một khoản thu nhập lớn. So sánh với một lao động phổ thông, cùng cấp bậc ở trong nước thì lao động xuất khẩu luôn có mức thu nhập cao hơn từ 1,5 lần trở lên. Trong đó thị trường Hàn Quốc là cho mức thu nhập cao nhất, bình quân trên 25 triệu
đồng/ tháng. Do suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình xuất khẩu lao động giảm, nhất là thị trường trung Đông, châu âu.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Đã góp phần làm chuyển dịch một phần lao động từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Làm chuyển biến nhận thức, tác phong lao động từ nông nghiệp, sang công nghiệp; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động.
4.2.6.4 Hiệu quả của chương trình vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Mặc dù sản xuất ở quy mô nhỏ, manh mún, mang tính chất hàng hóa chưa cao song người nông dân nói chung và thanh niên huyện Yên Khánh luôn luôn phải đảm bảo có vốn để sản xuất. Nguồn vốn có thể tự có hoặc đi vay, tùy theo nhu cầu về vốn của mỗi gia đình.
Khó khăn chung hiện nay của thanh niên Yên Khánh là thiếu vôn. Nguồn vốn vay chủ yếu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Qũy tín dụng nhân dân và Ngân hàng chính sách xã hội thông qua tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên... Đây là những đơn vị cho vay với lãi suất ưu đãi và nhằm vào đối tượng là người nghèo.
Qua bảng 4.18 ta thấy, số vốn vay của hộ thanh niên nông thôn tham gia các chương trình tập huấn nhiều hơn gấp 3,03 lần so với hộ không tham gia; song họ chủ yếu dùng vào mục đích chi cho sản xuất kinh doanh chiếm 78,5% và chỉ chi tiêu dùng cuộc sống hàng ngày chiếm 21,5%. Trong khi tỷ lệ này đối với hộ không tham gia các chương trình tập huấn là 65,5%, 34,5%. Qua điều tra phỏng vấn các thanh niên tham gia tập huấn họ tự tin hơn khi sử dụng đồng vốn vay trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn được bảo toàn, tỷ lệ sinh lời đồng vốn cao hơn hộ không tham gia. Đối với các hộ không tham gia thường là thiếu các thông tin về kỹ thuật, thị trường và nghèo hơn nên không giám vay nhiều, sử dụng đồng vốn chủ yếu vào mục đích tiều dùng, cho các hoạt động sản xuất nhỏ.
Bảng 4.18 Hiệu quả sử dụng vốn vay của thanh niên được tập huấn
Chỉ tiêu
Tham gia TH Không tham giaTH So sánh Tham gia/không (lần) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Số lượng (1000đ) Cơ cấu (%) Tổng vốn vay 18500,00 100,00 6100 100,00 3,03 I. Nguồn vay 1.NgânHàng NN 7122,5 38,5 1677,5 27,5 4,25 - Lãi suất 1,1 1,1 2.NHCS 2534,5 13,7 1177,3 19,3 2,15 - Lãi suất 0,6 0,6 3. Quỹ tín dụng 2867,5 15,5 1305,4 21,4 2,2 - Lãi suất 1,2 1,2 4. Tư nhân 3293 17,8 1006,5 16,5 3,27 -Lãi suất 1,3 1,3 5. Nguồn khác 2682,5 14,5 933,3 15,3 2,87 1,1 1,1 II. Mục đích vay 1. Chi cuộc sống 3977,5 21,5 2104,5 34,5 1,89 2. Chi SXKD 14522,5 78,5 3995,5 65,5 3,63
Nguồn: điều tra các hộ thanh niên.