Giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho thanh niên nông

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 86)

Yên Khánh trong thi gian ti

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiến để giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn Yên Khánh trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các giải pháp như sau:

4.4.2.1 Thực hiện tốt chính sách đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa

- Thực hiện chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; khuyến khích phát triển lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ

- Hiện nay ở nông thôn nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng đang đứng trước thử thách, lao động dư thừa rất lớn và diện tích đất canh tác

ngày càng thu hẹp. Để giải quyết vấn đề lao động, việc làm đòi hỏi vừa là công việc cấp bách, vừa có tính thường xuyên lâu dài. Hướng chính để giải quyết tình trạng thất nghiệp của thanh niên nông thôn bằng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tăng cường chỉ đạo quy hoạch sản xuất, định hướng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích việc tiếp thu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả trên các lĩnh vực. Đến năm 2020 lĩnh vực nông nghiệp giải quyết việc làm cho 40% lao động thanh niên cụ thể:

+ Ngành trồng trọt: mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, phấn đấu toàn huyện có trên 95% diện tích lúa cấy lúa hàng hóa chất lượng cao bằng các giống lúa thuần, ngắn ngày như giống LT2, QR1... để thu hoạch vụ mùa sớm để có quỹđất mở rộng sản xuất vụđông trên các diện tích đất nông nghiệp, từ đó giải quyết việc làm cho thanh niên. Muốn vậy phải kiên quyết thực hiện tốt định hướng cấy lúa mùa sớm, kiên quyết chỉ đạo 95% diện tích cấy lúa ngắn ngày gồm: lúa thuần và lúa chất lượng cao.

+ Quy hoạch vùng chuyện cây rau đậu hàng hóa ở các xã có nhiều đất màu ở các xã Khánh Hoà, Khánh Phú, Khánh An, khánh Cư, Khánh Hải, Khánh Hồng, Khánh Nhạc, Khánh Thành; vùng cây cảnh, cây dược liệu ở các xã có chất đất phù xã nhiều như xá Khánh Thành, Khánh Công, Khánh Tiên, Khánh Thiện.

+ Phát triển cánh đồng mẫu chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao cung cấp cho thị trường của huyện và các địa phương khác ở Khánh Cường, Khánh Trung bằng việc ký hợp đồng sản xuất với các viện , công ty lúa giống trong ngoài tỉnh.

Tổ chức cho thanh niên đi đầu áp dụng kỹ thuật mới, giống mới, chất lượng cao vào sản xuất; hỗ trợ cho thanh niên về các mặt để thanh niên sản

xuất mô hình các đối tượng cây trồng theo vùng quy hoạch.

+ Đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong sản xuất, thành lập tổ máy phục vụ nông nghiệp của thanh niên ở các xã. Hỗ trợ vay vốn để thanh niên mua máy phục vụ nông nghiệp, hình thành các tổ hợp tác trong sản xuất kinh doanh của thanh niên, nhất là trong lĩnh vực làm đất, thu hoạch, bảo quản, vận tải.

+ Đầu tư chỉnh trang đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi; thay đổi thói quen canh tác cũ, trồng lúa bằng hình thức gieo thẳng để giải phóng sức lao động sang làm lĩnh vực khác hiệu quả hơn.

+ Đẩy mạnh sản xuất nấm để tận dụng nguyên liệu thừa rơm, dạ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên, đồng thời giảm việc nông dân đốt rơm dạ gây ô nhiễm môi trường. Thành lập các mô hình sản xuất nấm của thanh niên ở các xóm; thành lập, hỗ trợ để mở rộng hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất nấm. Phấn đấu mỗi năm huyện sản xuất trên 2500 tấn nấm tươi. Huyện trực tiếp làm việc chắp mối, có hỗ trợđể các hộ sản xuất nấm liên kết với các công ty để sản xuất chế biến nấm đưa ra thị trường.

Sản xuất nấm đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, trong khi đã số thanh niên lai không có kỹ thuật trong sản xuất nấm do đó cần tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm cho thanh niên để thanh niên xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả; hỗ trợ cho thanh niên vốn vay, đất sản xuất để xây dựng mô hình sản xuất nấm. Phấn đấu trong lĩnh vực sản xuất nấm, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1000 lao động thanh niên.

+ Chăn nuôi: tiếp tục quy hoạch và xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, nhất là các vùng ven đê Đáy, sông vạc, sông mới; những vùng trũng cấy lúa hiệu quả thấp. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn và tạo điều kiện để các hộ liên kết với các công ty chế biến, kinh doanh thực phẩm chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các công ty chế biến xuất khẩu tạo ra mạng lưới khép kín từ chăn nuôi đến chế biến tiêu

thụ hàng hóa. Chú trọng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Tạo điều kiện cho thanh niên xây dựng mô hình, nhất là các hộ trong vùng quy hoạch sản xuất trang trại tập trung được vay vốn ưu đãi sản xuất. Phát triển mô hình nuôi lơn siêu nạc, nuôi bò, châu nhốt ủ rơm rạ khô, trồng cỏ voi cho ăn; nuôi dê, nuôi thỏ, lơn rừng, rắn. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có trên 200 trang trại chăn nuôi qui mô lớn, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1000 thanh niên.

Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước nuôi thủy sản, nhất là những vùng đầm ven đê, giao cho các hộ đầu tư khai thác xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp. Những vùng đất lúa trũng ở Khánh Thành, Khánh Thủy, Khánh Công, Khánh Cường khoảng 1000ha chuyển đổi cơ cấu kết hợp trồng lúa với nuôi tôm; trồng lúa và 1 vụ mùa nuôi cá rô, cá lóc bông, lươn, trạch chấu; không phá vỡ mặt bằng. Phát triển thành vùng chăn nuôi liên xã có sự liên kết hợp tác giữ các hộ, huyện hỗ trợ vốn vay, cơ sở hạ tầng…. Đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi con đặc sản, hỗ trợ cho thanh niên lập nghiệp bằng mô hình nuôi con đặc sản như nuôi baba, nuôi ếch, tôm, ca chắm đen..

+ Đồng thời đối với ngành công nghiệp, xây dựng – tiểu thủ công nghiệp: đưa lao động ngành nông nghiệp sang làm việc ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, xây dựng cơ bản bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thủ công nghiệp mở rộng sản xuất, tạo ngân sách cho học nghề, tăng cường đầu tư máy móc, kỹ thuật để dưa vào sản xuât trong ngành công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ sản xuất ở nông thôn, công nghiệp chế biến. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Khánh Cư để thu hút các nhà đầu tư. Ký thỏa ước với các doanh nghiệp khi vào khu công nghiệp phải lấy lao động người địa phương, nhất là các lao động bị mất đất xây dựng khu công nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp đào tạo, dạy nghề cho lao động thanh

niên để tuyển dụng luôn theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động huyện có chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút thêm vốn đầu tư để doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Nhất là các doanh nghiệp may mặc, sản xuất kính, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 các doanh nghiệp thu hút khoảng 6.000 thanh niên.

Khuyến khích thanh niên đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN; phát triển công nghiệp chế biến. Phối hợp với các doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng mô hình sản xuất của thanh niên. Tuyên dương, hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết nhiều việc làm cho thanh niên phát triển.

Xây dựng, nâng cấp 4 bến tàu bốc xếp, điểm bảo dưỡng, sửa chữa, đóng tàu máy ở khu vực ven đê Khánh Phú, Khánh Cư, Khánh Tiên - Khánh Thiên; Thị trấn. Phát triển ngành cơ khí, vận tải đáp ứng sản xuất lưu thông hàng hóa theo đường thủy nội địa ra cảng biển biển Hải Phòng. Lĩnh vực cơ khí thường yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật, sự lành nghề, sức trẻ, do vậy nhà nước cần hỗ trợ các nhà đầu tư kinh phí đào tạo lao động, vốn vay sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 1000 thanh niên làm việc trong các cảng, bến bãi tập kết hàng hóa, đóng sửa chữa tàu, khu vực ven đê.

Ngành dịch vụ - thương mại: Quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân. Như dịch vụ vận tải, viễn thông; hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tiếp cận thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất; quảng bá mở rộng thị trường cho hàng hóa của huyện, nhất là các mặt hàng huyện có lợi thế, như rau sạch, nấm, gạo thơm... Liên kết với các công ty về trực tiếp đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, TTCN gắn với tiêu thụ và xuất khẩu.

Đầu tư xây dựng các siêu thị nhỏ gần khu công nghiệp Khánh Cư, Khánh Phú, trung tâm huyện thuận lợi giao thông, có các ki ốt bán hàng đa dạng phục vụ nhân dân và công nhân khu công nghiệp, giải quyết việc làm

cho thanh niên.

Xây dựng điểm dừng xe ô tô, tập kết hàng hóa ở trung tâm huyện đón xe đi theo tuyến đường 10 và thông với các cảng ven sông. Thành lập hợp tác xã vận tải do thanh niên làm chủ. Hiện nay trung tâm huyện chưa có điểm dừng, đậu xe, để đáp ứng nhu cầu phát triển cần phải triển khai sớm quy hoạch xây dựng điểm đỗ xe ô tô, tập kết hàng hóa.

Ngành xây dựng cơ bản: thành lập các đội xây dựng chuyên xây dựng các công trình dân dụng và công trình nhà nước có quy mô nhỏ có công nghệ kỹ thuật cao ở các xã; tập huấn tay nghề, đầu tư máy móc, đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu xây dựng không chỉ ởđịa phương, mà còn ở các nơi khác. Vì hiện nay tốc độđô thị hoá diễn ra rất nhanh chóng, kinh tế phát triển nên nhu cầu xây dựng là rất lớn. Đây cũng chính là cơ hội thu hút thêm lao động làm việc trong ngành này.

Các thành phần kinh tế phát triển thì sản xuất phát triển, việc làm nhiều hơn. Thành phần kinh tế hộ hiện nay giải quyết trên 50% lao động thanh niên nông thôn, chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp do vậy cần tăng cường hỗ trợ các hộ về KHKT, vốn vay và các đầu vào khác để kinh tế hộ phát triển, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho thanh niên. Nhu cầu vốn vay còn rất lớn trong khi một thực tế là không phải thanh niên nào cũng biết quy trình thủ tục để vay vốn, biết quản lỹ sử dụng vốn, do vậy cần cung cấp thông tin, hưỡng dẫn thanh niên vay vốn, kỹ năng quản lý hiệu quả vốn vay. Phấn đấu đến năm 2020 lĩnh vực nông nghiệp giải quyết việc làm ổn định, thường xuyên cho 40% lao động thanh niên nông thôn ( khoảng 12500 thanh niên).

Phấn đấu đến năm 2020 trên 50% thanh niên ( khoảng 16 nghìn thanh niên) có việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, làng nghề, hộ sản xuất TTCN, dịch vụ. Tạo điều kiện để thành lập thêm doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp

mở rộng sản xuất; đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp TTCN, dịch vụ huyện có lợi thế là nhiệm vụ trọng tâm để giải quyết việc làm cho thanh niên.

- Phát triển làng nghề truyền thống, thu hút lao động tại chỗ

Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung tại các khu, cụm, điểm công nghiệp và công nghiệp nông thôn, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện cho phát triển nghề và làng nghề. Tổ chức đánh giá lại thực trạng hoạt động và duy trì ổn định những làng nghề hiện có, xây dựng các làng nghề mới. Tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp trong làng nghề. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công, khoa học công nghệ. Hỗ trợ về thông tin và các điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Quảng bá sản phẩm xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề để mở rộng làng nghề. Nhất là nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất mây tre đan, chiếu cói, bún bánh, sản xuất nấm, từđó tạo việc làm cho thanh niên.

Mở rộng sản xuất 9 làng nghề hiện có, hỗ trợ thành lập thêm làng nghề nấu rượu ở Khánh Lợi, nghề trồng hoa ở Khánh Nhạc, nghề làm nem ở Khánh Hồng, phấn đấu đến năm 2020 huyện có 15 làng nghề truyền thống giải quyết việc làm cho trên 3000 thanh niên.

- Đầu tư khoa học công nghệ, đăng ký thương hiệu, mẫu mã sản phẩm

Xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm; đăng ký thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm để được bảo vệ thương hiệu, đồng thời mở rộng quy mô, cách thức quảng cáo để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, làng nghềđến với các thị trường. Đây là những hoạt động còn yếu của doanh nghiệp nông thôn, nếu làm tốt các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, sản xuất sản phẩm mới chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho lao động thanh niên. Chú trọng những sản phẩm huyện đang có lợi thế như vật liệu xây dựng, hàng mây tre, bánh, may mặc, cơ khí. Hàng năm tổ chức hội chợ các sản phẩm của doanh nghiệp trong huyện, để quảng bá sản phẩm; phối hợp tham

gia hội chợở các thành phố, địa phương khác.

Tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cưu khoa học công nghệ, hiện nay huyện mới giành 300 triệu đồng năm cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Thực tế hầu như chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng ngân sách của huyện. Bởi vậy trong những năm tới cần tăng kinh phí cho thực hiện các đề tài khoa học, có sự tham gia của các doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế hợp đồng khoán cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học nghiên cứu đề tài ứng dụng cụ thể từng lĩnh vực huyện đang cần; không nhất thiết phải khoán cụ thể lượng kinh phí cho nghiên cứu khoa học, mà căn cứ vào đề tài, tính khả thị, hiệu quả để đầu tư kinh phí cho phù hợp.

4.4.2.2 Bổ sung, hoàn thiện, triển khai thực hiện tốt những chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Đảng, Nhà nước và địa phương đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến công tác giải quyết việc làm. Tuy nhiên, có chính sách mới chỉ định hướng, mục tiêu chung mà chưa thực sự có sự gắn kết hài hòa. Cần phải có chính sách cụ thể, đảm bảo tính gắn kết trong phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục rà soát những chính sách không còn phù hợp để bãi bỏ; điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp và bổ sung các chính sách còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn. Nâng cao nhận thức cho thanh niên vềđào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn làm cho thanh niên thấy được lợi ích khi tham gia học nghề và tích cực tham gia thực hiện. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi đối với giải quyết việc làm của địa phương.

Trong quá trình bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách bao hàm nhiều nội dung như chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn, chính sách hỗ trợ sau học nghề. Đây là những chính sách,

chương trình có tính đột phá, có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến việc làm của

Một phần của tài liệu giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)