2.1.4.1 Hệ thống văn bản pháp quy đối với công tác QLNN về xuất bản
Ở Việt Nam thời gian qua, công tác QLNN nói chung, công tác hoàn thiện pháp luật về xuất bản nói riêng, đã có nhiều đổi mới. Luật Xuất bản, các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ cùng nhiều điều ước, hiệp định về thương mại, về văn hóa mà Việt Nam tham gia và ký kết là những bước đi vừa đáp ứng đòi hỏi phát triển của thực tiễn hoạt động xuất bản, tạo ra những khuôn khổ pháp lý cần thiết để quản lý công tác xuất bản vừa đáp ứng mục tiêu kinh doanh của các đơn vị vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp những sản phẩm giáo dục, giải trí, thẩm mỹ với chất lượng tốt cho bạn đọc.
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp quy góp phần đẩy mạnh phân cấp quản lý, đề cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của cơ quan QLNN, của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Luật Xuất bản năm 2004 và 2012 đều quy định rõ việc phân cấp quản lý theo hướng nâng cao vai trò quản lý vĩ mô, đặc biệt trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch xây dựng chiến lược phát triển ngành xuất bản của cơ quan quản lý xuất bản. Cùng với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất bản cũng ảnh hưởng rõ rệt đến định hướng phát triển, sự năng động, sáng tạo của từng thành phần tham gia. Tuy nhiên, với cơ chế hoạt động, một nhà xuất bản phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan (Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông và cơ quan chủ quản), cùng với nhiều quy định của pháp luật, khiến hoạt động của các nhà xuất bản gặp nhiều khó khăn. Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành: “…phần lớn các nhà xuất bản hoạt động trong tình trạng èo uột với trang thiết bị lạc hậu, nhân lực mỏng, thiếu vốn, không tổ chức được bản thảo, không tìm được đầu ra, nên lệ thuộc vào đối tác liên kết, không thu hồi được vốn, thậm chịu thua lỗ, nạn in sao lậu tràn lan đã khiến các nhà xuất bản gặp nhiều khó khăn” (Cục Xuất bản, In và Phát hành, 2009).
Thứ hai, hệ thống văn bản pháp quy góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính và các loại giấy phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Một trong những rào cản tới sự phát triển nói chung và ngành kinh tế nói riêng là những thủ tục hành chính. Một nền hành chính với nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà sẽ làm giảm sức cạnh tranh cũng như tạo cơ hội cho một số bộ phận cán bộ quản lý “nhũng nhiễu”, làm sai lệch các quy định quản lý của nhà nước. Thời gian xử lý, cấp giấy phép góp phần tạo nên cơ hội thành công cho các đơn vị kinh doanh, vì vậy trong các văn bản quy phạm cần quy định rõ về thời gian phê duyệt, cấp giấy phép liên quan đến hoạt động xuất bản: đăng ký xuất bản, giấy phép xuất nhập khẩu xuất bản phẩm, cấp (đổi) giấy phép thành lập… Mặc dù, Việt Nam đã gia nhập Công ước Bern từ năm 2004 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật nhưng những thủ tục về tác quyền đối với các tác phẩm nước ngoài như mua bản quyền, dịch, biên tập, in ấn, phát hành… rất phức tạp, tốn kém và mất thời gian.
Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật quy định và quản lý chặt chẽ việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, chức năng hoạt động của từng thành phần. Hiện nay đang diễn ra sự “chồng chéo” về tôn chỉ, mục đích của các nhà xuất bản. Ngay trong giấy phép thành lập cơ quan cấp phép thành lập phải tìm hiểu, rà soát kĩ lĩnh vực hoạt động của đơn vị xin thành lập để trên cơ sở đó phê duyệt chính xác và hợp lý lĩnh vực hoạt động, tránh sự trùng lặp về tôn chỉ, mục đích hay loại xuất bản phẩm được phép xuất bản của các nhà xuất bản có nhiều, tránh tạo nên sự hỗn loạn trên thị trường.
2.1.4.2 Công tác tổ chức thực hiện QLNN về xuất bản
Theo Luật Xuất bản 2012, Chính phủ thống nhất QLNN về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước; Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc thực hiện QLNN về hoạt động xuất bản; Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung thực hiện QLNN về hoạt động xuất bản tại địa phương. Như vậy, việc phân cấp QLNN khá rõ ràng, để quản lý hoạt động xuất bản hiệu quả, mỗi cơ quan phải phát huy tốt chức năng của mình. Bộ Thông tin – Truyền thông giao Cục Xuất bản, In và Phát hành quản lý ngành xuất bản thì Cục phải nắm rõ, theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 kịp tình hình phát triển của ngành để xây dựng chiến lược phát triển ở tầm vĩ mô phù hợp, sử dụng các công cụ quản lý hợp lý điều hành hoạt động của ngành. Đối với UBND cấp tỉnh, thành phố giao cho Sở Thông tin – Truyền thông địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp việc kiểm tra và quản lý chất lượng xuất bản phẩm trên địa bàn quản lý.
Cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản có vai trò không nhỏ trong việc quyết định thành lập/xóa bỏ, định hướng phát triển, quản lý hoạt động, chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy… của nhà xuất bản. Do đó, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan chủ quản về kết quả hoạt động của mỗi nhà xuất bản.
2.4.1.3 Việc thích ứng với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập
Chiến lược phát triển và kế hoạch công tác của các Nhà xuất bản giữ vai trò quan trọng trong việc QLNN trong mỗi giai đoạn, nếu như Nhà Nước không xây dựng được định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn trước mắt và lâu dài, thì chắc chắn công tác QLNN về xuất bản sẽ không đạt hiệu quả.
Việc xây dựng chiến lược phát triển cho các Nhà xuất bản trước hết phải có mục tiêu cụ thể, bao quát được tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản. Từ chiến lược phát triển sẽ hoạch định ra kế hoạch xuất bản cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn. Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, bởi vậy, chiến lược phát triển của Nhà xuất bản cần phải dựa vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng lĩnh vực và đặc biệt phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi Nhà xuất bản.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác xuất bản
Đội ngũ biên tập viên là yếu tố quan trọng nhất của các yếu tố bên trong, là lực lượng nòng cốt trong công tác xuất bản của các nhà xuất bản, dựa trên kế hoạch xuất bản, đội ngũ này trực tiếp thực hiện việc tổ chức bản thảo. Chất lượng các xuất bản phẩm phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ biên tập viên.
Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về chính trị - tư tưởng, đội ngũ biên tập viên phải đảm bảo có trình độ chuyên môn (tốt nghiệp đại học) đúng chuyên ngành, lĩnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 vực. Bên cạnh đó, cần có chuyên môn và kĩ năng về biên tập báo chí - xuất bản, có kinh nghiệm làm công tác xuất bản, biết lựa chọn các vấn đề cấp bách của xã hội, nhận biết những vấn đề “nhạy cảm’ trong thực tiễn phát triển đất nước. Trong quá trình biên tập, cùng với những yêu cầu về nội dung khoa học, xuất bản phẩm phải có bố cục rõ ràng, logic, chặt chẽ, súc tích, giúp người đọc hiểu một cách chính xác về nội dung, đồng thời về hình thức, xuất bản phẩm cần được trình bày rõ ràng, chất lượng in tốt, khổ sách và độ dày vừa phải, thuận tiện cho người sử dụng.
Như vậy, khi tổ chức bản thảo và biên tập một xuất bản phẩm đòi hỏi biên tập viên phải có trình độ, kinh nghiệm để biên tập về nội dung và hình thức, đảm bảo sách không có sai sót về chủ đề tư tưởng, nội dung, đồng thời phải đảm bảo cả yếu tố kĩ thuật, mĩ thuật, thuận tiện cho người đọc khi sử dụng, tra cứu. Có thể nói, nếu không xây dựng được đội ngũ biên tập viên mạnh, có trình độ chuyên môn, năng động, linh hoạt trong khâu tổ chức và biên tập bản thảo thì công tác QLNN về xuất bản sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, hoạt động phát hành sách là bài toán khó khăn đối với tất cả các nhà xuất bản, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác phát hành phải hết sức năng động, có tầm nhìn và chiến lược, tổ chức việc khai thác thị trường, nắm bắt nhu cầu của bạn đọc... Tùy thuộc vào từng loại sách, từng đối tượng bạn đọc, cán bộ phát hành sách phải có kĩ năng tiếp thị, maketing linh hoạt để thực hiện công tác phát hành hiệu quả, thông qua việc điều tra xã hội học, trên cơ sở phản hồi của bạn đọc và tư vấn cho lãnh đạo nhà xuất bản trong quá trình chuẩn bị nội dung, quyết định số lượng in phù hợp với thị trường.