Hà Nội trong những năm qua
4.3.1 Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, quy mô phát triển đang dần thích ứng phù hợp với yêu cầu thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 khẳng định rằng, hoạt động xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội mấy năm gần đây phát triển khá mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân. Lĩnh vực xuất bản có những chuyển biến tích cực và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở vật chất, năng lực xuất bản ngày càng được tăng cường, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên đáp ứng tốt hơn nhu cầu về xuất bản phẩm của xã hội, góp phấn tích cực vào công tác tuyên truyền tư tưởng của Đảng, cung cấp một khối lượng kiến thức, thông tin to lớn về nhiều lĩnh vực cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho toàn xã hội. Hoạt động xuất bản đã có bước phát triển nhanh, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - văn hoá... Nhiều bộ sách có giá trị được xuất bản. Các mảng sách chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật - công nghệ và sách cho thanh niên, thiếu niên khá phong phú, đa dạng. Chất lượng sách giáo khoa từng bước được nâng cao cả về nội dung và hình thức.
Thứ hai, hoạt động liên kết trong lĩnh vực xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội được chính thức luật hoá từ năm 1993 và được mở rộng về đối tượng, hình thức liên kết tại Luật Xuất bản 2004 và Luật Xuất bản sửa đổi, bổ sung năm 2012, nhất là từ khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành bản Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản năm 2008 thì hoạt động liên kết xuất bản đã diễn ra rất sôi động và phổ biến. Như đã biết, liên kết sản xuất kinh doanh đang là một phương thức, một hình thức cơ bản trong hoạt động xuất bản hiện nay. Thực tiễn những năm qua, hoạt động liên kết đã diễn ra như một nét chủ đạo trong hoạt động của ngành xuất bản. Nó mang lại sự thay đổi lớn lao cho lĩnh vực xuất bản với những thành tựu xã hội to lớn về nhiều mặt: số lượng, chất lượng sách được tăng lên, đa dạng về nội dung, nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng thế giới đã đến tay bạn đọc trong nước, quá trình xuất bản được chuyên môn hóa cao đi cùng với các hoạt động quảng bá, phát hành được nâng tầm,... từ đó dẫn đến những sự thay đổi mạnh mẽ cho ngành xuất bản cũng như các mặt của đời sống xã hội nói chung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Thứ ba, công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản có tiến bộ, chú trọng đảm bảo định hướng chính trị - tư tưởng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản, phát hiện, kịp thời uốn nắn và khắc phục những lệch lạc, sai phạm. Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu xuất bản phẩm có những chuyển biến rõ rệt, đi đầu trong cả nước về cải cách thủ tục đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu xuất bản phẩm.
4.3.2 Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, công tác QLNN về xuất bản nhìn chung vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém. Trước hết, công tác ban hành văn bản pháp quy về lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm trễ, chưa bao quát hết các hoạt động của ngành.
Tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hoạt động xuất bản chưa cao; thiếu chủ động trong định hướng chiến lược; chạy theo vụ việc, lúng túng trong quy hoạch, sắp xếp; một số nhà xuất bản chưa thích ứng về mô hình hoạt động trong cơ chế thị trường; một số cơ chế, chính sách chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn cuộc sống. Vẫn còn một số tác phẩm chưa được biên tập kỹ, còn để sai sót về nội dung, vi phạm thuần phong mỹ tục, sai về quan điểm lịch sử... một số đề tài về chính trị và tôn giáo được dịch và giới thiệu vẫn còn những nội dung chưa phù hợp với thực tế và điều kiện văn hoá xã hội Việt Nam. Tình trạng sách lậu, vi phạm bản quyền chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Theo quy định, Nhà xuất bản và đối tác liên kết không có quyền khám xét cơ sở in lậu, làm sách lậu, mà chỉ có thể phát hiện và việc còn lại là của các cơ quan chức năng. Hay quy định về chức năng, nhiệm vụ của một số nhà xuất bản, còn chồng chéo; một số cơ chế, chính sách chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn cuộc sống
Thứ hai, đội ngũ cán bộ của các thành phần tham gia quá mỏng, hạn chế về trình độ, năng lực. Hiện nay, số lượng cán bộ quản lý xuất bản của Sở TT-TT Hà Nội chỉ dao động từ 4-6 người, bên cạnh đó trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý còn bị thiếu hụt kiến thức chuyên ngành, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong công tác QLNN về xuất bản trước tình hình, nhiệm vụ mới; Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, một phần do kinh phí được phê duyệt hàng năm còn hạn chế. Một số cơ quan chủ quản nhận thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 chưa đầy đủ, đúng mức về vai trò, chức năng của xuất bản, chưa làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo về công tác tổ chức, cán bộ, về định hướng nội dung, cung cấp thông tin và uốn nắn những sai phạm của nhà xuất bản thuộc quyền, thiếu quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động xuất bản. Năng lực của biên tập viên các nhà xuất bản, của chuyên viên và cộng tác viên đọc kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu còn hạn chế, thiếu chuyên gia am hiểu về mỗi lĩnh vực đời sống - xã hội, về mỗi tác giả, mỗi xu hướng tư tưởng, văn hóa - nghệ thuật,...
Thứ ba, do mô hình hoạt động của phần lớn các nhà xuất bản thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nên quy mô, năng lực hoạt động xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội về cung cấp thông tin, tri thức và thưởng thức văn học nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế, nhất là còn thiếu nhiều loại sách phổ cập tri thức phục vụ đông đảo quần chúng, hơn 30% NXB ở trong tình trạng “thu không đủ bù chi”. Trong khi xuất bản là lĩnh vực không đơn thuần mang mục đích kinh doanh mà còn mang tính chất tư tưởng, văn hóa. Do đó, nếu các nhà xuất bản không được thay đổi mô hình hoạt động phù hợp, hỗ trợ kinh phí thì sẽ buộc phải đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu để tồn tại, phát triển, từ đó dễ dẫn tới chạy theo thị hiếu khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh để giành thị phần liên kết xuất bản, cắt giảm chi phí, thời gian trong các khâu sản xuất, buông lỏng hoặc bỏ qua các quy định QLNN về xuất bản...
Thứ tư, khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận kinh tế thuần tuý khiến các thành phần tham gia buông lỏng công tác quản lý nhà nước trong đó có một số công tác thường hay vi phạm như: liên kết xuất bản, biên tập... Các nhà xuất bản cạnh tranh không lành mạnh để “bán giấy phép xuất bản” nhằm thu lại lợi nhuận mà không thực hiện các quy trình cần thiết, đọc kiểm duyệt nội dung qua loa, cẩu thả thậm chí không đọc, hiện tượng “đội mũ” vẫn tồn tại (Cục XBIPH, 2014). Theo điều tra, có đến 50% sản phẩm liên kết không được kiểm duyệt nghiêm túc như yêu cầu: không kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng, đặc biệt là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 các điều khoản về bản quyền tác giả; biên tập nội dung cẩu thả; không đọc duyệt thẩm định trước khi lưu chiểu; không kiểm soát khâu in để in thừa, in nối bản trái phép... Tệ in lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra khá phổ biến, nhưng chưa được kiểm tra, ngăn chặn có hiệu quả. Mạng lưới phát hành còn chưa đến được nhiều vùng sâu, vùng xa, nông thôn, miền núi.
Thứ năm, tính hiệu lực, chế tài của pháp luật chưa phát huy được sức mạnh, hiệu quả. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh, dẫn đến nhiều khuyết điểm, yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục. Đầu năm 2011, sau khi Công an Hà Nội và quản lý thị trường niêm phong, thu giữ gần 10.000 cuốn sách in lậu thành phẩm, bán thành phẩm, cùng rất nhiều sách giả, một lượng lớn trang bìa, ruột đã in xong của nhiều cuốn sách chưa rõ nguồn gốc,... tại cơ sở gia công sau in Huy Thi (Ngọc Hồi, Hà Nội) mà cơ sở này chỉ bị phạt 12 triệu đồng, rồi tiếp tục hoạt động là không có tính răn đe.
4.3.3 Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
4.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, pháp luật là sự phản ánh quan hệ xã hội thông qua lăng kính chủ quan của các nhà làm luật. Do đó, pháp luật xuất bản bao giờ cũng lạc hậu hơn các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xuất bản. Đây là nguyên nhân sâu xa của sự không phù hợp giữa pháp luật xuất bản và quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua thay đổi nhanh chóng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần gấp rút giải quyết, trong khi đó "chúng ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm" (Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên), 2012). Việc nghiên cứu, trình và thông qua dự án luật về các lĩnh vực văn hóa, sản phẩm văn hóa, tinh thần thường khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực và sản phẩm vật chất thuần túy.
Thứ hai, một số quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở mức định tính, chưa được lượng hóa và cụ thể hóa. Vì vậy, hoạt động thực hiện pháp luật gặp một số khó khăn. Ví dụ: tại Điều 22 - Luật Xuất bản 2012 quy định về việc nghiêm cấm việc xuất bản phẩm có nội dung: Chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh, thù hận dân tộc, lối sống dâm ô, đồi trụy, tiết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 lộ bí mật Đảng; xuyên tạc lịch sử;... Những quy định này còn mang tính chung chung, những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá nội dung vi phạm pháp luật không cụ thể. Vì vậy, tùy theo nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý mà có thái độ khác nhau đối với nội dung xuất bản phẩm; một số sách khi nội dung có vấn đề thường giải quyết kéo dài; không dứt khoát.
Thứ ba, việc quản lý hoạt động liên kết xuất bản được thực hiện một cách lỏng lẻo, chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết xuất bản. Điều này dẫn tới thực tế là một số nhà xuất bản đang “bán” giấy phép xuất bản mà không cần biết xuất bản phẩm có nội dung ra sao, có bản quyền hợp pháp hay không. Khi liên kết xuất bản trở nên phổ biến thì dù chặt chẽ đến đâu, nhà xuất bản cũng không thể giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xuất bản - phát hành. Khi đối tác liên kết giữ vai trò “chủ chi”, họ sẽ mặc nhiên làm chủ quá trình xuất bản - phát hành, chứ không phải nơi cấp giấy phép và thu quản lý phí. Trong nhiều trường hợp, nhà xuất bản khó có thể yêu cầu đối tác phải ứng xử với sách và xuất bản phẩm như Điều 3 Luật Xuất bản năm 2012 đã quy định.
Thứ tư, trong cơ chế thị trường, các hoạt động xuất bản cũng chịu sự tác động và chi phối của thị trường, quy luật cung cầu, quy luật giá cả... Một số không ít các chủ thể đã không nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, đã "thương mại hóa" các hoạt động xuất bản, chạy theo thị hiếu, kinh doanh xuất bản phẩm bất chính và tệ hại hơn đã kiếm tiền bằng cách làm băng hoại tâm hồn, đạo đức thế hệ trẻ. Đáng trách là có một số cán bộ và cơ quan QLNN cũng chỉ vì tham lợi nhuận đã đứng ra tổ chức và bao che cho những việc làm sai trái.
4.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trong những năm qua, hoạt động QLNN về xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đạt được nhiều kết quả tốt. Nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn, một số văn bản pháp luật xuất bản vẫn chưa được ban hành kịp thời dẫn đến hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Sự chậm ban hành văn bản pháp luật xuất bản không chỉ ở Quốc hội mà còn ở các cơ quan QLNN ban hành các văn bản dưới luật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84
Thứ hai, mô hình xây dựng văn bản pháp luật chia thành nhiều "tầng" cùng với tình trạng ỷ lại cho cơ quan QLNN cấp dưới cũng đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật vừa không đáp ứng kịp thời cho hoạt động quản lý, vừa thiếu đồng bộ, có trường hợp mâu thuẫn lẫn nhau.
Thứ ba, trình độ, năng lực chuyên môn của cơ quan trình dự án (xây dựng văn bản), cũng như của cơ quan thẩm định và cơ quan ban hành văn bản còn hạn chế, đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật còn thiếu, các điều kiện vật chất chưa đảm bảo; vẫn còn sự vi phạm các nguyên tắc và kỹ thuật trong xây dựng văn bản pháp luật.
Thứ năm, lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ QLNN còn mỏng so với nhu cầu thực tế. Hiện nay, Phòng Quản lý xuất bản, Cục XBIPH chưa đến 10 người làm nhiệm vụ kiểm tra nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu, trong khi năm 2013 cả nước xuất bản 18.641 tên sách. Với số lượng người như vậy rõ ràng kiểm soát sơ lược nội dung cũng đã khó, chưa nói đến việc chính là kiểm duyệt chặt chẽ nội dung xuất bản phẩm. Bên cạnh các chế tài xử lý vi phạm còn thiếu và yếu, việc xử lý thiếu nghiêm minh thì trình độ và trách nhiệm của cán bộ làm công tác QLNN vẫn còn hiện tượng bao che, thờ ơ trong việc xử lý vi phạm vẫn diễn ra, dẫn đến nhiều khuyết điểm, yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục.
4.4 Quan điểm và giải pháp tăng cường QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
4.4.1 Yêu cầu khách quan và các quan điểm của việc tăng cường QLNN về
xuất bản ở Hà Nội hiện nay
4.4.1.1 Tăng cường QLNN về xuất bản là một yêu cầu khách quan và cấp bách của Hà Nội hiện nay
Từ khi Luật Xuất bản 1993 của nước ta đi vào thực thi trong cuộc sống đến nay, hoạt động QLNN về xuất bản đã có những thay đổi rõ rệt, tạo điều kiện cho ngành xuất bản phát triển nhanh chóng với quy mô và vóc dáng mới. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về xuất bản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế, yếu kém của nó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN về xuất bản trên địa bàn thành