xuất bản ở Hà Nội hiện nay
4.4.1.1 Tăng cường QLNN về xuất bản là một yêu cầu khách quan và cấp bách của Hà Nội hiện nay
Từ khi Luật Xuất bản 1993 của nước ta đi vào thực thi trong cuộc sống đến nay, hoạt động QLNN về xuất bản đã có những thay đổi rõ rệt, tạo điều kiện cho ngành xuất bản phát triển nhanh chóng với quy mô và vóc dáng mới. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về xuất bản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế, yếu kém của nó.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thể hiện tập trung đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; ngành xuất bản trên địa bàn thích ứng dần với cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữ vững hệ thống tổ chức, phát triển lực lượng, nâng cao năng lực mọi mặt của toàn ngành, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao về xuất bản phẩm của toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế và góp phần phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN về xuất bản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.
Hệ thống công cụ QLNN về xuất bản còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, còn một số "lỗ hổng" chưa được điều chỉnh; hoặc một số quy định pháp luật còn chung chung, thiếu tính khả thi cần được bổ sung, sửa đổi.
Hoạt động tổ chức thực hiện theo Luật Xuất bản triển khai chậm, thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Tình trạng vi phạm pháp luật xuất bản vẫn còn nhiều: cả từ phía cán bộ, cơ quan nhà nước, các nhà xuất bản, các đơn vị in và phát hành xuất bản phẩm.
Các chủ thể này nhận thức về Luật Xuất bản chưa đầy đủ và sâu sắc. Một số cơ quan, tổ chức của Nhà nước và đoàn thể trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định về xuất bản sách không nhằm mục đích kinh doanh và sách lưu hành nội bộ: Một số người có quan điểm, tư tưởng sai trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật; hiện tượng in, nhân nối bản, “ăn cắp” bản quyền xảy ra khá phổ biến, tình trạng trên thị trường bày bán nhiều sách không rõ nguồn gốc xuất xứ, sách có nội dung xấu là những bức xúc trong hoạt động QLNN về xuất bản trong thời gian qua.
Hoạt động bảo vệ pháp luật chưa thực hiện đúng vai trò của nó. Công tác thanh tra chưa kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, để đưa ra các biện pháp xử lý và khắc phục hiệu quả, chưa đủ răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 vi phạm pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, xử lý vi phạm pháp luật xuất bản còn quá nương nhẹ.
Có thể nói, trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể hiện rõ tính quyền lực, tổ chức, điều chỉnh chưa hiệu quả; tính khoa học, kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, chưa thực sự đảm bảo vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đất nước. Điều đó đòi hỏi QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội phải được tăng cường.
Như vậy, những yếu kém, tồn tại của hoạt động QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua, cũng như những yêu cầu của quá trình góp phần tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đã làm cho việc tăng cường QLNN về xuất bản ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.
4.4.1.2 Quan điểm về tăng cường QLNN về xuất bản ở Hà Nội hiện nay
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN về xuất bản, nghiên cứu những chủ trương, đường lối phát triển văn hóa, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động xuất bản, chúng ta thấy QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tăng cường QLNN về xuất bản ở Hà Nội hiện nay phải bảo đảm: xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Đây là quan điểm đã được hình thành và phát triển từ rất sớm trong quá trình cách mạng Việt Nam và hiện nay là Luật Xuất bản 2012.
Để quán triệt quan điểm này, tăng cường QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội phải coi xuất bản là một bộ phận của văn hóa, xuất bản chịu sự chi phối của các quy luật phát triển văn hóa, lao động xuất bản là lao động chất xám, công cụ lao động của họ là tư duy, đối tượng lao động của họ cũng là tư duy, sản phẩm lao động của họ tạo ra là kết quả của quá trình tư duy. Mục đích của xuất bản hướng tới là việc góp phần cảm hóa con người, cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 Quán triệt rõ quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài, khi cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng, những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch đã và đang diễn ra gay gắt, phức tạp.
Như vậy, xuất bản là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Mọi hoạt động quản lý xuất bản phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật xuất bản và đặt dưới sự thống nhất quản lý của Chính phủ. Sự thống nhất trong QLNN về xuất bản phải thể hiện trên cả ba mặt: xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật xuất bản. Đây là quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động QLNN về xuất bản.
Thứ hai, tăng cường QLNN về xuất bản phải dựa trên cơ sở quan điểm: sản phẩm của xuất bản là những hàng hóa đặc biệt.
Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩm cũng như các sản phẩm khác là kết quả của lao động sống và lao động quá khứ được vật hóa. Vì vậy, xuất bản phẩm cũng có giá trị sử dụng, giá trị trao đổi giống như các sản phẩm vật chất khác. Nhưng xuất bản nói chung và sách nói riêng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó còn có giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa... Nếu một cuốn sách có giá trị tốt sẽ giúp người đọc có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến không chỉ ở mặt tinh thần, mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới.
Xuất bản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt. Một mặt, Nhà nước có các quy định pháp lý và sự quản lý đối với nó trên nhiều khía cạnh. Chẳng hạn, nhà nước có các quy định riêng trong kế hoạch xuất bản, đọc lưu chiểu và kiểm tra lưu chiểu; các chính sách xuất bản... Mặt khác, đã là hàng hóa thì dù có đặc biệt đến thế nào đi nữa thì xuất bản phẩm vẫn phải được tham gia vào thị trường, chịu sự tác động của các quy luật thị trường, Nhà nước phải có những quy định pháp lý phù hợp với các quy luật vận động của thị trường xuất bản phẩm.
Thứ ba, tăng cường QLNN về xuất bản phải kiên quyết lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản theo pháp luật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, hoạt động QLNN về xuất bản ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn có một số hạn chế, yếu kém nhất định: tình trạng sách lậu, sách có nội dung xấu; giá sách quá cao vẫn còn phổ biến, việc sửa đổi, bổ sung, lên kế hoạch "ảo" vẫn còn nhiều, đọc và kiểm tra lưu chiểu còn rất yếu, hầu hết các sách vi phạm, sách có nội dung xấu đều do bạn đọc phát hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vì lợi ích kinh tế đã không làm tốt công tác quản lý hoạt động xuất bản. Vì vậy, chúng ta cần phải lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản. Trước hết, phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật xuất bản, trên cơ sở Luật Xuất bản hoàn thiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng cơ quan QLNN về xuất bản đủ mạnh về số lượng và chất lượng, bảo đảm khả năng quản lý hoạt động xuất bản có hiệu lực, hiệu quả. Cán bộ làm công tác QLNN về xuất bản phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hệ thống QLNN về xuất bản phải bảo đảm sự quản lý thống nhất từ trung ương tới địa phương, có chế tài nghiêm khắc trong xử lý vi phạm pháp luật xuất bản. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản.
Thứ tư, tăng cường QLNN về xuất bản đồng thời chú trọng phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác.
QLNN nói chung, QLNN về xuất bản nói riêng, sử dụng nhiều công cụ khác nhau, như: kế hoạch, trang thiết bị, máy móc, công nghệ... Nếu không có các công cụ đó, hoặc các công cụ đó kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động QLNN. Có thể nói, các công cụ đó tạo ra các điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về xuất bản được thực hiện và thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Pháp luật, dù có hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế được các công cụ đó. Với vai trò quan trọng như vậy, tăng cường QLNN về xuất bản phải đồng thời chú ý đúng mức đến việc phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác. Phát huy vai trò của các công cụ quản lý phải được chú ý toàn diện, đồng thời tập trung vào những công cụ cơ bản đáp ứng đòi hỏi mà thực trạng QLNN về xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89 bản hiện nay đặt ra. Luôn lưu ý rằng: nếu tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật, mà bỏ quên vai trò của các công cụ quản lý khác thì QLNN về xuất bản sẽ gặp khó khăn, hiệu quả thấp.
4.4.2 Một số giải pháp tăng cường QLNN về xuất bản trên địa bàn thành phố
Hà Nội
4.4.2.1 Nhóm giải pháp chung
Một là, nghiên cứu điều chỉnh văn bản pháp quy, quy hoạch, chiến lược phát triển ngành xuất bản, in, phát hành đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với từng khu vực, địa phương trên cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Thực hiện Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nhằm tăng cường công tác QLNN, phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành đúng định hướng trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”, trong thời gian tới, Sở TT-TT Hà Nội cần tham mưu, đề nghị UBND Thành phố Hà Nội triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển hoạt động xuất bản, in và phát hành của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, bố trí quỹ đất, vốn, nhân lực và các nguồn lực đảm bảo cho các nhà xuất bản trên địa bàn thành phố. Đồng thời quy hoạch mạng lưới các trung tâm phát hành sách để góp phần nâng cao văn hóa đọc, mặt khác xây dựng các khu công nghiệp tập trung các cơ sở in trên địa bàn để thuận tiện trong hoạt động sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, để thực hiện công tác quy hoạch có hiệu quả, ngành xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội cần có các cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đảm bảo vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đồng thời phát triển tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, áp dụng mô hình tổ chức hợp lý đối với các nhà xuất bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 Để hoạt động xuất bản trên cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng phát triển đúng hướng, cần sớm hoàn tất việc soạn thảo, tuyên truyền nội dung QLNN trong Luật Xuất bản, trong đó cần cụ thể hóa Điều 7 về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản như ưu đãi về thuế và lãi suất, đặt hàng, mua bản thảo và hỗ trợ mua bản quyền đối với một số tác phẩm có giá trị phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền đối ngoại và an ninh - quốc phòng. Trong các văn bản hướng dẫn, cần chuẩn hóa các quy định pháp luật đối với kinh tế tri thức, không nên đánh đồng giữa doanh nghiệp làm văn hóa - tư tưởng với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đơn thuần. Cần quy định rõ những tiêu chí của doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện theo hướng hỗ trợ các nhà xuất bản. Đồng thời, cần sớm sửa đổi một số luật thuế hoặc văn bản hướng dẫn thi hành đối với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật đầu tư, có tính ưu đãi với hoạt động xuất bản đã được quy định trong Luật xuất bản.
Áp dụng chung mức thuế suất 5% thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng chịu thuế 5% và 10%, thuế suất 0% đối với đối tượng không chịu thuế và áp dụng cho cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (tập thể và tư nhân) khi in và phát hành xuất bản phẩm. Giảm thuế nhập khẩu giấy in sách, báo để có thể giảm giá thành sách. Tiền thuê nhà và tiền sử dụng đất áp dụng như đơn vị sự nghiệp có thu được Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí đối với tất cả các đơn vị làm xuất bản. Cần miễn, giảm phí quảng bá sách; hỗ trợ về tài chính cho một số triển lãm sách trong nước và quốc tế thông qua Quỹ xúc tiến thương mại. Có chính sách đặt hàng, trợ cước vận chuyển, nhất là gửi sách đi nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại và vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn ở trong nước. Mặt khác, sớm sửa đổi quy định về chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình hiện nay; tăng mức thưởng đối với các giải thưởng sách nhằm khuyến khích, tôn vinh những người sáng tạo các xuất bản phẩm có giá trị cao. Đồng thời, có chính sách liên thông với hệ thống thư viện để đưa sách đến với người dân mọi vùng miền trên cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Ba là, tăng cường công táctổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu
Thực trạng công tác tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu