phố Hà Nội
4.1.1 Tổ chức bộ máy và phân cấp QLNN về xuất bản
Tổ chức bộ máy và phân cấp QLNN về xuất đã được quy định cụ thể trong Luật Xuất bản năm 2012 và được đánh giá là phân cấp mạnh mẽ cho địa phương cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong số các lĩnh vực chuyên ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Cụ thể là, trong số 13 loại thủ tục hành chính đã phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội thực hiện 7/13 thủ tục.
Hiện nay, việc tổ chức bộ máy và phân cấp QLNN về xuất bản được quy định rõ giữa Cục Xuất bản, In và Phát hành (XBIPH) với các Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) địa phương. Theo đó, Cục XBIPH có nhiệm vụ quản lý vĩ mô, kiểm tra giám sát hoạt động QLNN về xuất bản của Sở TT-TT Thành phố Hà Nội.
Theo sơ đồ 4.1 dưới đây,Cục XBIPH có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; chính sách về hoạt động xuất bản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2) Quy định chi tiết điều kiện thành lập các tổ chức hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
3) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép thành lập nhà xuất bản, giấy phép đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam; giấy phép đặt văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2014
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy QLNN về xuất bản trên địa bàn Tp. Hà Nội
4) Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; giấy phép hoạt động in đối với sản phẩm phải cấp phép; giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài; giấy phép nhập khẩu thiết bị in; giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; quản lý việc công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài theo thẩm quyền;
5) Xác nhận và quản lý đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản, đăng ký hoạt động in đối với sản phẩm không phải cấp phép, đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu của cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;
6) Tổ chức thẩm định xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm; tổ chức việc đặt hàng và đưa xuất bản phẩm tới các địa bàn thuộc diện đầu tư ưu tiên của Nhà nước; tổ chức hội chợ xuất bản phẩm cấp quốc gia và quảng bá xuất bản phẩm ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
7) Quyết định đình chỉ, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành và tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm pháp luật;
8) Cấp, gia hạn, thu hồi thẻ biên tập viên theo quy định của pháp luật; 9) Quản lý các hoạt động hỗ trợ xuất bản theo quy định của pháp luật;
Sở TT&TT HN
Phòng QL XB Phòng QL In Phòng QL PH
Các Nhà xuất bản; đơn vị in, nhà sách; công ty phát hành sách
Phòng TT PC
Cục XBIPH
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 10) Thỏa thuận về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản;
11) Quy định tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ người đứng đầu cơ quan xuất bản và biên tập viên của nhà xuất bản.
Sở TT-TT Hà Nội có nhiệm vụ cụ thể như sau:
1) Thẩm định hồ sơ xin phép thành lập nhà xuất bản của các tổ chức, cơ quan thuộc thành phố để xin UBND thành phố đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
2) Cấp, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho cơ quan, tổ chức của thành phố, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan tổ chức của Trung ương tại thành phố; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của thành phố; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài đối với các cơ sở in xuất bản phẩm thuộc thành phố theo quy định của pháp luật về xuất bản;
3) Cấp, thu hồi giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân do thành phố cấp phép;
4) Quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm và tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do thành phố cấp phép; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền khi phát hiện xuất bản phẩm lưu chiểu có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
5) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản tại thành phố theo thẩm quyền;
6) Tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm hoặc đình chỉ in xuất bản phẩm đang in tại thành phố nếu phát hiện nội dung xuất bản phẩm vi phạm Luật Xuất bản và báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND thành phố; tạm đình chỉ việc phát hành xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Luật Xuất bản của cơ sở phát hành xuất bản phầm tại thành phố;
7) Thực hiện việc tiêu hủy xuất bản vi phạm pháp luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Như vậy, có thể thấy giữa Cục XBIPH với Sở TT-TT thành phố Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay còn có sự chưa rõ ràng trong việc quản lý tạm đình chỉ và cấp giấy phép xuất bản, đặc biệt là việc xử lý vi phạm luật xuất bản và thu hồi giấy phép hoạt động.
Hiện tại, Sở TT-TT Hà Nội chỉ có chức năng quản lý xuất bản các ấn phẩm không mang mục đích kinh doanh và hoạt động phát hành các xuất bản phẩm diễn ra trên địa bàn là chủ yếu. Trong khi đó, những ấn phẩm kinh doanh chiếm đến 95% thị trường và tập trung những vấn đề nổi cộm cần quản lý ngay từ cấp địa phương thì bị “bỏ trống” và dồn chức năng quản lý này về Cục XBIPH vốn đã bị quá tải với những công tác quản lý vĩ mô khác. Vấn đề quản lý các xuất bản phẩm theo hình thức liên kết thì vẫn chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể từ phía Cục XBIPH.
4.1.2 Về các loại hình tổ chức và hoạt động của nhà xuất bản
Bảng 4.1 cho thấy năm 2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội có 45 nhà xuất bản, trong đó: 03 nhà xuất bản tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nhà nước (chưa chuyển đổi thành Công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp năm 2005), 36 nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp; 6 nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước. Đến năm 2014, số lượng Nhà xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng giảm đi còn tổng cộng 42 Nhà xuất bản (giảm 03 Nhà xuất bản). Trong đó, số Nhà xuất bản tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nhà nước giảm xuống còn 02 (giảm 01 Nhà xuất bản), số Nhà xuất bản hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp giảm 04 và số Nhà xuất bản chuyển đổi hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một thành viên tăng lên 02 Nhà xuất bản. Điều này cho thấy, công tác QLNN và định hướng phát triển và chuyển đổi mô hình hoạt động cho các Nhà xuất bản đang dần theo hướng phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, có thể thấy một trong những vướng mắc cơ bản hạn chế đến sự phát triển của từng nhà xuất bản và của toàn ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội là việc chuyển đổi các loại hình tổ chức và hoạt động của các nhà xuất bản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Bảng 4.1 Số lượng Nhà xuất bản theo các loại hình khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2014
TT Loại hình DN ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 1 DN nhà nước Nxb 3 2 2 66,70 100,00 2 Đơn vị sự nghiệp Nxb 36 36 32 100,00 88,88 3 Công ty TNHH một thành viên Nxb 6 7 8 117,00 114,00 Tổng cộng Nxb 45 45 42 100,00 93,33
Nguồn: Báo cáo của Cục XBIPH năm 2014
Hiện nay, tình trạng đa số các cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản không không mặn mà với việc chuyển đổi mô hình hoạt động nên việc đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết để các nhà xuất bản chuyển đổi các nhà xuất bản sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước rất hạn chế. Nguyên nhân là do, nếu các Nhà xuất bản chuyển theo mô hình doanh nghiệp thì các nhà xuất bản rất ít được hỗ trợ từ Nhà nước. Chính vì vậy, để đảm bảo sự tồn tại của mình, bắt buộc các nhà xuất bản phải đặt hiệu quả kinh tế trên hiệu quả chính trị - xã hội. Do vậy, công tác QLNN trong lĩnh vực này khó có thể thực hiện theo định hướng đã định và đây cũng là điều không được phép xảy ra trong hoạt động xuất bản.
4.1.3 Thực trạng hoạt động QLNN về xuất bản trên địa bàn Tp. Hà Nội
4.1.3.1 Tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển và ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoạt động xuất bản
a) Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản
Sau khi Luật Xuất bản 2004 ra đời, năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản, trong đó có quy định giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin trước đây thực hiện việc xây dựng Quy hoạch phát triển sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 nghiệp các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành toàn quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước đó, năm 2001 ngành Xuất bản, In, Phát hành cũng đã có Quy hoạch phát triển giai đoạn 2001–2010. Từ khi có Luật Xuất bản sửa đổi năm 2012, quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện. Hiện nay, Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên cơ sở đó, Cục XBIPH đã có văn bản gửi các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản, các đơn vị có liên quan khác tổ chức việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển hoạt động xuất bản của đơn vị mình phù hợp với quy hoạch chung của ngành đã được Thủ tướng phê duyệt. Các nhà xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng quy hoạch phát triển xuất bản, in và phát hành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cho riêng mình. Kết quả điều tra 03 đơn vị gồm Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật cho thấy 100% các nhà xuất bản đã xây dựng quy hoạch cho riêng mình, phù hợp với đặc thù của đơn vị cũng như phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành do Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, mặc dù các nhà xuất bản đã xây dựng chiến lược quy hoạch và chính sách cho riêng mình, nhưng còn nhiều bất cập hạn chế. Kết quả khảo sát 03 nhà xuất bản cho thấy có sự khác biệt như sau:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng “Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in và phát hành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, để phù hợp trước những yêu cầu phát triển mới, Nhà xuất bản đã tập trung xây dựng và triển khai “Chiến lược phát triển Nhà xuất bản CTQG-ST đến năm 2015, hướng tới năm 2020” gồm 3 mục tiêu quan trọng: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xuất bản sách lý luận, chính trị, pháp luật; Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác sản xuất, kinh doanh; và Đổi mới, từng bước hiện đại hóa hoạt động xuất bản. Nhằm hiện thực hóa những mục tiêu trên, Nxb đã đề ra 03 nhóm giải pháp: Chiến lược đề tài xuất bản, Chiến lược phát hành và Chiến lược xây dựng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 phát triển đội ngũ cán bộ biên tập - xuất bản, trong đó Chiến lược đề tài xuất bản có ý nghĩa nền tảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện các mặt hoạt động của Nhà xuất bản. Việc thực hiện tốt Chiến lược đề tài xuất bản tạo ra những ấn phẩm có chất lượng, giá trị tư tưởng, chính trị và khoa học cao, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Xuất phát từ ý nghĩa đó kết hợp với uy tín của một Nhà xuất bản hàng đầu, đơn vị đã chú trọng công tác đặt hàng bản thảo với những nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu, người làm công tác quản lý cấp cao nhằm cho ra đời những ấn phẩm mang giá trị riêng. Mặc dù, hiệu quả của công tác này đến nay chưa cao do mảng đề tài khó, mang tính lý luận, kinh viện cao, chưa nâng cao tính khả thi, tính chiến lược của kế hoạch và lựa chọn đề tài xuất bản, chưa thật sự bám sát thị trường và nhu cầu của từng đối tượng, vùng miền nên chưa khai thác có hiệu quả thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương... song đã góp phần khẳng định bước đi đúng đắn của đơn vị.
Nhà xuất bản đã tập trung xây dựng và củng cố lại mạng lưới phát hành; tổ chức hệ thống Nhà sách Sự thật; tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác có năng lực để mở rộng mạng lưới phát hành; đổi mới cơ chế chiết khấu, chế độ nhuận bút tác giả; đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cộng tác viên, đổi mới phương pháp biên soạn sách lý luận chính trị, pháp luật.
Bảng 4.2 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Nhà xuất bản CTQG-ST giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
2013/2012 2014/2013 Đầu sách đã xuất bản Đầu sách 1.389 1.507 1.446 108 95,95 Doanh thu phát hành Tỷ đồng 66,1 71,4 68,9 108 96,5 Tổng doanh thu Tỷ đồng 78,2 82,5 81,4 105 98,6
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Nxb CTQG-ST các năm 2012-2014
Số liệu bảng 4.2 cho thấy, tình hình sản xuất – kinh doanh của Nhà xuất bản đạt khá cao so với các đơn vị trong ngành, trong đó năm 2013 có số lượng tên sách và doanh thu cao nhất. Điều này, phần nào chứng minh tính đúng đắn của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Chiến lược phát triển và hiệu quả các giải pháp mà Nhà xuất bản đã thực hiện