Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nên hoạt động xuất bản phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động xuất bản không thể tách rời phạm trù sản xuất hàng hóa và tiền tệ. Tất cả những người tham gia hoạt động xuất bản đều có quan hệ chặt chẽ với kinh tế hàng hóa và thị trường. Trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản mang tính xã hội hóa cao, không thể dùng cơ chế bao cấp của Nhà nước như trước đây. Bởi ngân sách Nhà nước không thể đủ khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng của bạn đọc về xuất bản phẩm, trừ một số loại thiết yếu phục vụ cho một số đối tượng và nhiệm vụ thiết yếu do Đảng và Nhà nước quy định. Do đó, cùng với đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế và phương thức hoạt động xuất bản trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng cũng đã thay đổi. Nghĩa là, hoạt động xuất bản phải gắn với thị trường, phần lớn xuất bản phẩm phải trở thành hàng hóa, phải tiến hành việc hạch toán kinh doanh, kết hợp sự điều tiết của thị trường với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong hoạt động xuất bản. Cụ thể là, hoạt động xuất bản cũng diễn ra cạnh tranh trên thị trường, để “giành giật” bạn đọc. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn xuất bản phẩm theo nhu cầu của mình. Các nhà xuất bản đều tìm mọi cách thu hút được bạn đọc tiềm năng bằng cách cho ra thị trường những xuất bản phẩm mà bạn đọc ưa thích. Do vậy, hoạt động xuất bản đang bị mặt trái của cơ chế thị trường tác động.
Bên cạnh đó, tình hình quốc tế hiện nay biến chuyển nhanh chóng và phức tạp, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,... Nó có ảnh hưởng và tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 động mạnh đến hoạt động xuất bản ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nội dung xuất bản phẩm được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu phong phú của bạn đọc với hình thức đẹp, giá cả phù hợp hơn. Tuy nhiên, hoạt động xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội đang bị mặt trái của cơ chế này tác động, đang nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như: khuynh hướng thương mại hóa, lai căng, chạy theo thị hiếu tầm thường, chụp giật bản thảo, "nạn dịch" sách kém chất lượng, hiện tượng gian lận trong kinh doanh, trốn thuế, “bán giấy phép” thu phí quản lý mà không quan tâm đến nội dung, đặc biệt là tình trạng in lậu sách có chiều hướng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp.
3.1.2 Đặc điểm của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật