Một là, tiến hành sắp xếp hợp lý hệ thống nhà xuất bản; rà soát, chấn chỉnh tình trạng các nhà xuất bản xa rời tôn chỉ, mục đích và không chấp hành nghiêm luật pháp, nhất là Luật Xuất bản; nhà xuất bản phải là có cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm và phải đáp ứng yêu cầu về số vốn điều lệ tối thiểu.
Hai là, dù có tồn tại hay không một bộ luật xuất bản riêng thì cũng phải có các qui định chi tiết về xuất bản phẩm, cách tổ chức in ấn và phát hành xuất bản phẩm đó.
Ba là, thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; rà soát, kiện toàn, phê duyệt đúng cán bộ lãnh đạo và kiểm duyệt trình độ biên tập viên xuất bản; bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, nghề nghiệp; kiên quyết không cấp chứng chỉ hành nghề đối với biên tập viên yếu kém về phẩm chất, năng lực, có quan điểm sai trái và khuyết điểm kéo dài. Chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm, chỉ đạo quản lý tốt kinh tế xuất bản, các hoạt động trong kinh doanh dịch vụ, theo đúng các quy định của pháp luật. Kiến nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng xem xét việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà xuất bản.
Bốn là, các cơ quan chủ quản phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan xuất bản thuộc quyền theo đúng các chủ trương, nguyên tắc của Đảng và các quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm đối với việc chỉ đạo, quản lý đối với các nhà xuất bản, nhà in và phát hành thuộc phạm vi phụ trách của mình. Thi hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản. Tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ, nhất là chỉ đạo, quản lý nội dung, định hướng chính trị, kinh tế, thu chi của các nhà xuất bản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
Năm là,thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và làm tốt công tác khen thưởng, qua đó động viên, khuyến khích ngành xuất bản làm tốt vai trò, trách nhiệm; chỉ đạo, uốn nắn kịp thời và xử lý đúng pháp luật các sai phạm của xuất bản, kiên quyết không để xảy ra hiện tượng tư nhân hóa ngành xuất bản dưới mọi hình thức, không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối ngành xuất bản nhằm phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại đến lợi ích của đất nước và nhân dân; quản lý chặt chẽ việc liên kết trong hoạt động xuất bản.
2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu, học giả và nhà quản lý của Việt Nam đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về QLNN về hoạt động xuất bản nói chung, về từng lĩnh vực cụ thể khác nhau, như:
- Về những vấn đề chung của hoạt động xuất bản Việt Nam trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thời gian qua, ví dụ như cuốn “Xuất bản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” / Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Thời đại, 2012 - là kết quả nghiên cứu của Đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL.2009G/32 do PGS. TS. Nguyễn Hồng Vinh làm chủ nhiệm.
Có thể nói, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về quá trình phát triển của ngành xuất bản Việt Nam trong gần một thế kỷ qua, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay. Cuốn sách đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, hệ thống quan điểm về QLNN về xuất bản và đề xuất chủ trương, cơ chế chính sách nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng đối với hoạt động xuất bản trong bối cảnh mới, đánh giá thực trạng và phân tích tác động của hai yếu tố chính là cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, đồng thời bước đầu đề xuất các nhóm giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản trong thời gian ngắn và trung hạn.
Ngoài ra, còn một số ít các nghiên cứu về hoạt động xuất bản ở nước ta (không phổ biến) ví dụ như Kỷ yếu hội thảo: Hoạt động xuất bản Việt Nam trong cơ chế thị trường/Cục Xuất bản (1998);Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Xuất bản trong cơ chế thị trường ở nước ta; Xây dựng ngành xuất bản hiện đại và đồng bộ/ Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2005); Đề tài nghiên cứu của Ban Đảng: Tình trạng in lậu sách ở nước ta hiện nay: Thực trạng, vấn đềđặt ra, giải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
pháp khắc phục/PGS.TS. Lê Văn Yên (KHBĐ/2010-09); Xây dựng tập đoàn xuất bản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay/TS. Nguyễn Duy Hùng (KHBĐ/2010 -12)…
-Về các nghiên cứu trong từng lĩnh vực cụ thể của ngành xuất bản nước ta, chủ yếu là các đề tài, đề án như: Báo cáo đề tài khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm/ Cục Xuất bản - Bộ Thông tin - Truyền thông (MS 53-10-KHKT-QL, 2010)...
Nhìn chung, những tác phẩm này là tài liệu tham khảo bổ ích, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về xuất bản, làm cơ sở cho việc nhận thức cũng như tăng thêm kiến thức cho các nhà quản lý, cán bộ, sinh viên… những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, chứ không đi sâu phân tích về năng lực quản lý nhà nước đối với công tác xuất bản.
- Một số luận án, luận văn ở các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Học viện Báo chí - Tuyên truyền đề cập đến từng mặt hoạt động xuất bản cụ thể, như: về xuất bản sách giáo khoa, sách thiếu nhi, về thị hiếu người đọc, về giá thành sách; hoặc một số bài báo đề cập đến những khó khăn chung của công tác xuất bản; những vấn đề cần quan tâm trong công tác QLNN về hoạt động xuất bản…
- Về QLNN trong hoạt động xuất bản của nước ta nói chung và QLNN về xuất bản tại Thành phố Hà Nội nói riêng, theo tác giả được biết, chưa có công trình nghiên cứu nào.
Về cách tiếp cận, các nghiên cứu trên đây tập trung vào những vấn đề cụ thể, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất bản nói chung, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phân tích, đánh giá, chưa khái quát các vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn hoạt động xuất bản và tình hình công tác QLNN ở nước ta trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Về nội dung, các nghiên cứu này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn đòi hỏi của xã hội đối với ngành xuất bản. Các đề tài, đề án nói trên chỉ tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực hẹp đối với QLNN về xuất bản, chưa mang tính tổng quát và chưa nghiên cứu toàn diện công tác QLNN về xuất bản trong bối cảnh mới hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Khái quát thị trường xuất bản ở Hà Nội
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nên hoạt động xuất bản phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động xuất bản không thể tách rời phạm trù sản xuất hàng hóa và tiền tệ. Tất cả những người tham gia hoạt động xuất bản đều có quan hệ chặt chẽ với kinh tế hàng hóa và thị trường. Trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản mang tính xã hội hóa cao, không thể dùng cơ chế bao cấp của Nhà nước như trước đây. Bởi ngân sách Nhà nước không thể đủ khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng của bạn đọc về xuất bản phẩm, trừ một số loại thiết yếu phục vụ cho một số đối tượng và nhiệm vụ thiết yếu do Đảng và Nhà nước quy định. Do đó, cùng với đổi mới cơ chế kinh tế, cơ chế và phương thức hoạt động xuất bản trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng cũng đã thay đổi. Nghĩa là, hoạt động xuất bản phải gắn với thị trường, phần lớn xuất bản phẩm phải trở thành hàng hóa, phải tiến hành việc hạch toán kinh doanh, kết hợp sự điều tiết của thị trường với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước trong hoạt động xuất bản. Cụ thể là, hoạt động xuất bản cũng diễn ra cạnh tranh trên thị trường, để “giành giật” bạn đọc. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn xuất bản phẩm theo nhu cầu của mình. Các nhà xuất bản đều tìm mọi cách thu hút được bạn đọc tiềm năng bằng cách cho ra thị trường những xuất bản phẩm mà bạn đọc ưa thích. Do vậy, hoạt động xuất bản đang bị mặt trái của cơ chế thị trường tác động.
Bên cạnh đó, tình hình quốc tế hiện nay biến chuyển nhanh chóng và phức tạp, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,... Nó có ảnh hưởng và tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 động mạnh đến hoạt động xuất bản ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nội dung xuất bản phẩm được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu phong phú của bạn đọc với hình thức đẹp, giá cả phù hợp hơn. Tuy nhiên, hoạt động xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội đang bị mặt trái của cơ chế này tác động, đang nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như: khuynh hướng thương mại hóa, lai căng, chạy theo thị hiếu tầm thường, chụp giật bản thảo, "nạn dịch" sách kém chất lượng, hiện tượng gian lận trong kinh doanh, trốn thuế, “bán giấy phép” thu phí quản lý mà không quan tâm đến nội dung, đặc biệt là tình trạng in lậu sách có chiều hướng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp.
3.1.2 Đặc điểm của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
3.1.2.1 Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nhà xuất bản Khoa học xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Xuất bản, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của pháp luật.
Tiền thân của Nhà xuất bản Khoa học xã hội là Tổ Xuất bản thành lập năm 1953, thuộc Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 9 năm 1956, Nhà xuất bản Văn, Sử, Địa thuộc Bộ Giáo dục ra đời thay thế Tổ Xuất bản. Năm 1960, Nhà xuất bản Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập thay thế Nhà xuất bản Văn, Sử, Địa. Năm 1963, Nhà xuất bản Sử học cùng với mảng sách khoa học tự nhiên - kỹ thuật đổi tên thành Nhà xuất bản Khoa học. Năm 1967, với sự ra đời của Ủy ban Khoa học xã hội, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội được thành lập theo Quyết định số 01-VH/QĐ ngày 16 tháng 01 năm 1967 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, được khẳng định tại Quyết định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 đổi tên Viện Khoa học xã hội Việt Nam thành Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Viện Hàn lâm). Nhà xuất bản Khoa học xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Quyết định số 229/QĐ-KHXH ngày 16/3/2004 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam về việc giao quyền tự chủ tài chính cho Nhà xuất bản Khoa học xã hội thực hiện chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên). Từ tháng 12/2012, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ một phần theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trong giai đoạn ổn định 3 năm (2012-2014).
Vị trí và chức năng của Nhà xuất bản Khoa học xã hội được xác định như sau: - Nhà xuất bản Khoa học xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng xuất bản, in ấn và phát hành xuất bản phẩm hình thành từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu, những bộ sách lớn, thể hiện tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới để các cơ quan Đảng và Nhà nước tham khảo, sử dụng trong việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng và phát triển đất nước; phục vụ công tác nghiên cứu và truyền bá tri thức về khoa học xã hội cho nhân dân nhằm nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh.
- Nhà xuất bản Khoa học xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Xuất bản, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các kế hoạch khác phù hợp với tôn chỉ mục đích của Nhà xuất bản và tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt.
- Xuất bản, in ấn và phát hành các xuất bản phẩm (kể cả xuất bản phẩm điện tử) chủ yếu, gồm: sách tài liệu chính trị, pháp luật về khoa học xã hội và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 nhân văn; sách văn hoá - xã hội; từ điển các loại, sách tri thức bách khoa về văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, kinh tế…; sách tham khảo; tài liệu nghiên cứu thuộc chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn dùng trong nhà trường. Các xuất bản phẩm khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản.
- Tham gia tổ chức biên soạn những công trình khoa học tiêu biểu, những bộ sách lớn, thể hiện tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu và truyền bá tri thức về khoa học xã hội.