5. Cơ cấu của luận vă n
3.2.4 Sự quản lý lõng lẽo của cơ quan Nhà nước trong việc cấp giấy phép thành lập
thành lập doanh nghiệp
Theo nhận định của các cán bộ ngành thuế, công an kinh tế và luật sư thì yếu tố đầu tiên là thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được sửa đổi tạo sự
thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp làm ăn chính đáng đã bị các đối tượng lợi dụng để thành lập doanh nghiệp "ma". Với một giấy chứng minh thư nhân dân và vài triệu đồng lo làm thủ tục là người ta đã có thể thành lập doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, mua và sử dụng một vài quyển hóa đơn (50 hóa đơn/quyển). Hiện nay trên thị trường đối tượng chỉ cần xuất khống 1 hóa đơn giá trị gia tăng là đã kiếm được từ 20% - 50% số tiền thuế.
Theo số liệu tổng hợp mới đây nhất của Cục thuế Hà Nội, từđầu năm 2005 đến nay trên địa bàn Thủ đô đã có tới 453 doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh mang theo hơn 9.000 bộ hóa đơn, con số này trong năm 2004 tương ứng là 499 doanh nghiệp và 46.000 bộ hóa đơn và năm 2003 là 240 doanh nghiệp và 39.000 bộ hóa đơn.
Một số trường hợp điển hình như: có những đối tượng đang bị cải tạo, đối tượng nghiện ma túy, thậm chí người không đủ năng lực trách nhiệm hành vi nhưng vẫn xin thành lập và được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, sau đó thực hiện nhiều thủđoạn để lừa đảo các đối tác hoặc mua bán hóa đơn giá trị gia tăng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Ví dụ: Nguyễn Đồng Khởi, sinh năm 1970, trú tại 7C/100 Nguyễn Tri Phương, Phường 14, Quận 10, Thành phô Hồ Chí Minh, một đối tượng hình sự, nghiện hút nặng làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Cát; Nguyễn Thị Minh Trang, sinh năm 1963, trú tại 79/74 Tôn Thất Thuyết, Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh, một người thất nghiệp, điếc bẩm sinh làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hải Dương…vẫn được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
Chẳng hạn như vụ Nguyễn Thị Thoa ở Thái Bình dựng lên hơn ba chục doanh nghiệp "ma" chiếm đoạt của Nhà nước hàng chục tỷ đồng, hay nghiêm trọng hơn nữa là đường dây mua bán hoá đơn thuế giá trị gia tăng của Huỳnh Quốc Ngọc trú tại quận Tân Bình, Tp.HCM cầm đầu cùng đồng bọn đứng ra thành lập đến 34 doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Cần Thơ.
3.2.5 Chính sách thuế còn nhiều kẻ hở
Luật pháp và các chính sách kinh tế thời gian qua đã thật sự tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích được các nguồn đầu tư theo hướng mở cửa. Nhưng quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn và một số sơ hở lớn dễ bị lợi dụng cả
trong Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật hải quan và một số chính sách cụ thể khác. Lợi dụng quy định này và một số kẻ hở trong chính sách kính tế
của Nhà nước, các doanh nghiệp đã mua hóa đơn giá trị gia tăng, làm hồ sơ xuất khẩu khống để xin hoàn thuế, hợp thức hóa các loại hàng nhập khẩu.
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khẩu trên 80% trở lên thì hưởng thuế suất 10%, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm tiếp theo. Tuy nhiên, công cụđể kiểm soát tỉ trọng của doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu là chưa có. Đây là kẽ hở để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khai man nhằm hưởng ưu đãi thuế. Thêm nữa, quy định hiện nay của Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (đặc thù) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. “Kể từ khi có lãi” chính là điểm sơ hở “chết người”, gây thất thu. Theo một chuyên gia thuế, nếu chặt chẽ, phải sửa điều kiện trên thành “kể từ khi có doanh thu”...
Theo đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) kẽ hở cho việc gian lận thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nằm ngay trong phương pháp hành thu của ngành thuế.
Ông Hậu chứng minh rằng, nếu để tồn tại song song 3 phương pháp thu thuế là: Thuế khoán, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Tổng Cục thuế dù có nối mạng toàn quốc vẫn khó mà phát hiện được gian lận.
Ông Hậu dẫn chứng: “Mọi hoá đơn, chứng từ đều rõ ràng, minh bạch, nhưng hàng hoá thì không đi cùng lộ trình với chúng, mà đi theo cách có thể trốn thuế cao nhất”. Và mánh khoé này vẫn diễn ra hàng ngày mà chưa hề thấy ai bị phát hiện, xử
lý.
Một ví dụ nữa mà đại biểu Hậu đưa ra là những mánh khoé gián tiếp: “Doanh nghiệp nâng cao hơn thực tế giá máy móc, thiết bị, nhập khẩu. Do vậy, giá trị khấu hao cao hơn và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn”.
Ông Hậu cảnh báo, sau khi gia nhập WTO và việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư bị bãi bỏ thì kẽ hở này thực sựđáng lưu tâm.
3.3 Giải pháp nhằm phòng chống có hiệu quả tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Xuất phát từ nhận thức con người sinh ra vốn có nhận thức lương thiện và đều có khả năng trở thành công dân có ích. Việc họ làm sai, làm trái là xuất phát từ
những nguyên nhân và điều kiện nhất định. Nếu loại trừ các nguyên nhân và điều kiện này thì con người sẽ không bị sa và thế giới của tội phạm. Mặt khác, nên tạo ra những điều kiện xã hội lành mạnh thì người phạm tội hoàn toàn có thể cải tạo rèn luyện trở thành người lương thiện.
Phòng ngừa tình hình tội phạm cần mang tính hệ thống, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà Nước, tổ chức xã hội và cá nhân công dân. Và
được tiến hành bằng hệ thống các biện pháp khác nhau.
Phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động mang tính giá trị nhân đạo xã hội
đồng thời có hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Thứ nhất: cần có một Thông tư hướng dẫn cụ thể
Đối với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Điều 139 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…thì bị phạt…”. Trong lời văn của điều luật này có hai điểm chưa rõ ràng là “thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản”. Vì thế, để áp dụng chính xác Điều 139 thì hai điểm chưa rõ ràng này cần phải được giải thích. Tương tự như thếđối với tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (Điều 140). So với Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự hiện hành đã mô tả các hành vi khách quan của tội phạm này chứ không quy định chung chung là
“lạm dụng tín nhiệm”. Tuy nhiên, điều luật này vẫn chưa làm sáng tỏ nội dung của hành vi “chiếm đoạt”. Bởi vì, không phải cứ hành vi không trả nợ hoặc không trả được nợ nào cũng là “chiếm đoạt”.
Để việc áp dụng thống nhất và việc định tội tại hai điều luật này được chính xác, tránh “hình sự hoá” làm oan người vô tội, cần thiết phải có một Thông tư liên tịch (TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an) giải thích về vấn đề này. Trong Thông tư
phải làm rõ: 1) Thế nào là hành vi chiếm đoạt (biểu hiện); 2) Cách chứng minh ý thức chiếm đoạt; 3) Các trường hợp nhầm lẫn với vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Thứ hai: nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong ngành Tòa án
Cùng với các cơ quan chức năng khác, Toà án phải bảo đảm quyền lực tư pháp quốc gia và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Vì vậy, ngành Toà án cần khẩn trương đào tạo cán bộ; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộđang công tác và đặc biệt chú trọng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cho thẩm phán và cán bộ khác của ngành; đổi mới tổ chức hoạt động để khắc phục thiếu sót, hạn chế
thấp nhất số vụ án oan, sai.
Đồng chí Trương Hoà Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang và đoàn công tác về việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Toà án nhân dân như sau:
Hiện nay, đội ngũ Thẩm phán cả nước có gần 4.300 người, 100% là đảng viên; 92% Thẩm phán toà án ND cấp tỉnh có trình độ đại học. Tuy vậy, trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức luật pháp quốc tế của các thẩm phán nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Vẫn còn có thẩm phán chưa tốt nghiệp đại học (cấp tỉnh hiện còn 5,1%; cấp huyện có 5,6% ). Đồng thời, vẫn còn tình trạng một số cán bộ, thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện trong công tác, sa đọa, thoái hóa biến chất, nên đã không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ
luật, thậm chí vi phạm pháp luật. Năm 2007, có 35 cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và 11 thẩm phán tòa án địa phương chưa
được xem xét để bổ nhiệm lại làm thẩm phán vì không hoàn thành nhiệm vụ. Với thực trạng như vậy thì chất lượng xét xử chưa xứng tầm, vẫn xảy ra án oan sai là
điều khó tránh khỏi.
Vì vậy, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán là việc cần làm ngay của cả cộng đồng, trong đó, trước hết và cơ bản là trách nhiệm của ngành tòa án. Khẩn trương ban hành quy tắc ứng xửđể quy định những việc không
được làm và những việc phải làm của cán bộ, công chức tòa án. Chú ý đến công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các cá nhân và tập thể có vi phạm, lợi dụng nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, lãng phí.
Thứ ba: tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa tội phạm
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả đối với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các đơn vị, địa phương phải có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đồng thời tuyên truyền để nhân dân đề phòng và tố giác tội phạm.
Cần phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền cảnh báo các thủđoạn mà bọn tội phạm thường thực hiện để mọi người dân nâng cao cảnh giác, tránh bị mắc lừa. Đồng thời, phát hiện thông báo cho cơ quan có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn.
Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cần có chuyên mục thông tin thường xuyên hơn đến người dân các thủđoạn phạm tội nói chung, có thể tạm gọi là chuyên mục “cảnh giác”. Trong đó, có thểđăng tải hằng ngày hoặc trong các số báo và nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân. Từ đó, nhân dân nhận biết để tránh bị mắc lừa, đồng thời còn cung cấp thông tin cho cơ quan công an kịp thơi ngăn chặn các vụ phạm tội.
Các cơ quan lập pháp, hành pháp và hệ thống các cơ quan tư pháp phải chú trọng nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm; chủ động xây dựng chiến lược phòng, chống tội phạm. Củng cố và phát triển chất lượng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia; tăng cường hợp tác quốc tếđể hoàn thành nhiệm vụđấu tranh trấn áp và đẩy lùi tội phạm.
Thứ tư: kiểm tra chặt chẽ trong việc cấp giấy phép kinh doanh
Việc thành lập doanh nghiệp hiện nay quá dễ dàng, hậu kiểm còn lỏng lẻo nên mới dẫn đến tình trạng trên. "Cơ chế thành lập doanh nghiệp thông thoáng tạo điều kiện làm ăn cho các doanh nghiệp là điều cần thiết nhưng cơ chế quá dễ. Vì thế, chúng ta cần quy định thêm về:
Quy định điều kiện của các chủ DN, kế toán trưởng DN khi cấp đăng ký kinh doanh; hạn chế quyền trong kinh doanh của các đối tượng đã vi phạm pháp luật DN như bỏ kinh doanh bất hợp pháp, có hành vi thành lập DN "ma" để mua bán hoá
đơn...
Cơ chế liên quan đến hoá đơn vẫn chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng rất khó quản lý và xử lý. Vì vậy, nếu không có sự thay đổi, tình trạng mua, bán hóa đơn bất hợp pháp vẫn tiếp tục phát sinh, khó lòng quản lý nổi.
Nếu có thể thì chúng ta nên làm theo mô hình của các nước trên thế giới như lời phát biểu tại hội nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế Nguyễn Văn Ninh: mô hình của nước ngoài là khi thành lập một pháp nhân thì có mã số pháp nhân. Nhưng đi đôi với mã số pháp nhân đó là mã số cá nhân của người lập doanh nghiệp. Chúng ta còn đang thiếu cái mã số cá nhân đó.
Thứ năm: cần có chính sách thuế hợp lý
Để ngăn chặn tình trạng gian lận trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng, thời gian qua cơ quan thuếđã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn như yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu, mã số thuế trên hóa đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn mua bán giữa các doanh nghiệp... nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, nên quy
định hàng hóa, dịch vụ mua vào để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì phải thanh toán qua ngân hàng nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận trong khấu trừ,
hoàn thuế giá trị gia tăng, chống thiệt hại cho ngân sách và tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Việc gian dối trong hoàn thuế bắt nguồn từ giải pháp tình thế cho việc khấu trừ
thuế giá trị gia tăng đầu vào với trường hợp mua hàng hóa không có hóa đơn giá trị
gia tăng, như hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến. Như vậy, chính sách này, dù là biện pháp xử lý khá phù hợp với tình hình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở Việt Nam, đã bị lợi dụng trái phép.
Để giải quyết vấn đề trên, đề nghị bỏ quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ phần trăm áp dụng với hàng hóa nông, lâm, thủy sản chưa qua chế
biến không có hóa đơn bán ra.
Thứ sáu: trừng trị nghiêm khắc để răn đe
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, chỉ có 2 tội danh trong nhóm tội kinh tế có khung hình phạt cao nhất đến mức tử hình là tội buôn lậu và tội lừa đảo để chiếm
đoạt tài sản. Xuất phát từ thực tế, Nhà nước muốn có hình phạt thật nghiêm khắc để
răn đe phòng ngừa; nếu người nào phạm tội đặc biệt phải nhận mức án trừng trị cao nhất là tử hình. Trong thời gian qua, có một số đối tượng lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật để phạm tội hết sức nghiêm trọng, làm thất thoát của nhà nước khối lượng tài sản rất lớn. Thực tế qua các vụ án lớn xảy ra như vụ Epco-Minh Phụng, vụ
Nguyễn Văn Mười Hai..., gây ra thiệt hại rất lớn, tới hàng ngàn tỷđồng. Dư luận xã hội và Nhà nước thấy rằng cần phải có chính sách hình sự thật nghiêm để trừng trị. Cho nên, trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn khó khăn, phát triển chậm thì những thất thoát đó là có tội với đất nước, phải duy trì hình phạt nghiêm khắc này để răn
đe người khác không lợi dụng để làm bậy.
Trên đây, là một số kiến nghị của tác giả nhằm để góp phần hạn chế tình trạng “tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đang ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở nước