Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sả n

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 45)

5. Cơ cấu của luận vă n

2.3.2.5Dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sả n

Dùng thủđoạn xảo quyệt là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại

điểm đ khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối, bằng những mánh khóe, cách thức thâm hiểm làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước đểđề phòng, có tính chất tinh vi như giả danh một cơ quan, tổ chức nào đó không có thật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách giả mạo con dấu, giả mạo đăng ký, bố trí trụ sở làm việc giảđể giao dịch, thuê tài sản để rút tiền…

Ví dụ: Vụ án hình sự: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức"TAND TPHCM). Hồ Thị Gái bị xử phạt tù chung thân, Tiết Hồng Châu 12 năm tù, Hồ Thị Vân 7 năm tù. Các bị cáo phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho 14 đơn vị và nhiều cá nhân.

Vụ lừa đảo bắt đầu xảy ra từ đầu năm 2000 do Hồ Thị Gái, sinh năm 1958 tại Sài Gòn, nguyên là nhân viên Ủy ban nhân dân phường 6 quận 6 TPHCM đã cùng Tiết Hồng Chân và Hồ Thị Vân thực hiện với thủ đoạn sử dụng nhiều giấy chứng nhận nhà và đất giả, giấy đăng ký xe ô tô giả để thế chấp vay, cầm cố tài sản... đã chiếm đoạt 9 tỷ 561 triệu 700 ngàn đồng của 14 đơn vị và cá nhân, trong đó Hồ Thị

Gái cùng Tiết Hồng Châu cấu kết với nhau chiếm đoạt 5 tỷ 210 triệu đồng; Hồ Thị

Gái, Tiết Hồng Châu cấu kết cùng Hồ Thị Vân chiếm đoạt 1 tỷ 4521 triệu đồng; Riêng Hồ Thị Gái chiếm đoạt 1 tỷ của 3 cá nhân và đơn vị khác.

Ngoài ra, Hồ Thị Gái và Tiết Hồng Châu còn làm giả nhiều giấy chứng nhận sở

hữu nhà và quyền sử dụng đất, làm giả giấy đăng ký xe ô tô nhằm lừa dối các cơ

quan chức năng và công dân trong việc công chứng, thế chấp, cầm cố, vay, mượn tài sản.

2.3.2.6 Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu

đồng, là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm e khoản 2. Đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị tương ứng các mức nêu trên. Việc xác định giá trị tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý một số điểm sau đây:

Giá trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản

đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị lừa đảo. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt có ý định xâm phạm đến

tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi lừa đảo. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị

xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được) thì lấy giá thị trường của tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt.

Mặc dù điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản, nhưng chỉ cần xác định người phạm tội có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

2.3.2.7 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm g khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm g khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Cũng như các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể

chất, về tài sản, phi vật chất do hành vi lừa đảo gây ra. Nói chung, hậu quả nghiêm trọng do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra phải tương đương với các tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, vì nó được quy định trong cùng một khung hình phạt với các tình tiết này.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại đã được quy định là yếu tốđịnh tội hoặc định khung hình phạt. Những thiệt hại này gọi chung là “ hậu quả nghiêm trọng”. Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật hình sự, thông tư số 02/2001/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áo dụng một số quy định tại chương 14 “ các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự và qua thực tiễn xét xử có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra:

Mt là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu

đồng, nhưng không phải là giá trị tài sản người phạm tội chiếm đoạt;

Hai là, làm chết một người;

Ba là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

Bn là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

Năm là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ

lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp sau đây: thứ nhất, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; Thứ hai, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

Sáu là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

By là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu

đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản có thể xác định được nhưđã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả

do hành vi phạm tội gây ra, như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định. Những thiệt hại phi vật chất, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào từng vụ án, trong một hoàn cảnh cụ thể, mơi có thể xác định được chính xác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, cần chú ý một sốđiểm sau:

Nếu người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có tình tiết tăng nặng nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới hai năm tù). Việc cho người phạm tội được hưởng án treo phải thận trọng và phải đảm bảo đúng các quy

định tại Điều 60 Bộ luật hình sự.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì:

- Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 139 sẽ bị

phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sẽđược áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng;

- Thiệt hại về tài sản, tình thần càng lớn, hình phạt càng nặng và ngược lại; - Người phạm tội bồi thường được càng nhiều tài sản bị chiếm đoạt thì mức hình phạt càng giảm so với người phạm tội chưa bồi thường hoặc chỉ bồi thường không

đáng kể.

2.3.3 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3

Điều 139 Bộ luật hình sự

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

2.3.3.1 Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm a khoản 3 Điều 139 Bộ

luật hình sự. Đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị tương ứng các mức nêu trên. Việc xác định giá trị tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý một sốđiểm sau đây:

- Gía trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị lừa đảo. Trong trường hợp có đầy đủ

căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt có ý định xâm phạm

đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để

xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người có hành vi lừa đảo. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị

xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được) thì lấy giá thị trường của tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt.

- Mặc dù điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản, nhưng chỉ cần xác định người phạm tội có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

2.3.3.2 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả rất nghiêm trọng

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả rất nghiêm trọng là tình tiết tăng nặng

định khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự. Cũng như các trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể chất, về tài sản, phi vật chất do hành vi lừa đảo gây ra. Nói chung, hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra phải tương đương với các tình tiết quy định tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự, vì nó

được quy định trong cùng một khung hình phạt với các tình tiết này.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả rất nghiêm trọng là trường hợp do hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại đã được quy định là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Những thiệt hại này gọi chung là “ hậu quả rất nghiêm trọng”. Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật hình sự, thông tư số 02/2001/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ

công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áo dụng một số quy định tại chương 14 “ các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự và qua thực tiễn xét xử có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mt là, gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, nhưng không phải là giá trị tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc có ý định chiếm đoạt;

Hai là, làm chết hai người;

Ba là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

Bn là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

Năm là, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên. Thứ hai, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của năm đến bảy người với tỷ lệ

thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

Sáu là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ

năm trăm triệu đồng;

By là, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản thuộc hai đến ba trường hợp sau đây: Thứ nhất, làm chết một người. Thứ hai, gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên. Thứ ba, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%. Thứ tư, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp sau đây: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ba

đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%. Thứ năm, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Thứ sáu, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 45)