Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sả n

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 60 - 62)

5. Cơ cấu của luận vă n

2.4.5 Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sả n

Trong một số trường hợp, một hành vi phạm tội có nhiều cấu thành tội phạm khác nhau. Tuy nhiên, do tính chất của mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm mà hành vi phạm tội đó bị thu hút một tội.

Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ

luật hình sựđược mô tả như sau:

- Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt bằng thủđoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

- Thủđoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại và người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm

đoạt tài sản. Nếu thủđoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tùy trường hợp cụ thể, thủ đoạn gian dôi đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác, như

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Người bị hại thường là mất cảnh giác, nhẹ dạ, cả tin. Người bị hại tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội mà họ cho rằng, việc giao tài sản cho người phạm tội như vậy là hoàn toàn hợp pháp. Thực tiễn xét xử có một số trường hợp bị lừa, nhưng người bị hại lại nhận thức được rằng, việc giao tài sản đó lại là việc bất hợp pháp, thì người bị lừa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giao tài sản như tội đưa hối lộ…

Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự mô tả người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi sau:

- Hành vi đe dọa dùng vũ lực có thểđược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói nhưng dù được thực hiện bằng hình thức nào, thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.

- Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản như: đe dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu người có trách nhiệm về tài sản không giao tài sản cho người phạm tội; đe dọa sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của người có trách nhiệm về tài sản mà họ không muốn cho ai biết; bịa đặt, vu khống người có trách nhiệm về tài sản.

- Cưỡng đoạt tài sản là hành vi công khai trắn trợn, nếu thực hiện ở nơi công cộng, người phạm tội chỉ công khai đối với người có trách nhiệm về tài sản còn những người khác thì người phạm tội lại có ý thức lén lút.

- Người phạm tội thực hiện một hoặc một số hành vi trên nhằm khống chế, gây áp lực về tinh thần đối với người bị hại để người bị hại làm theo yêu cầu trao tài sản cho họ.

Như vậy, điểm khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là: đối với tội cưỡng đoạt tài sản, việc nạn nhân giao tài sản cho người phạm tội một cách không tự nguyện, do bị ép buộc và không hợp pháp. Còn ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì việc nạn nhân giao tài sản cho người phạm tội một cách hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc và là hành vi hợp pháp. Hơn nữa, tội cưỡng đoạt tài sản xâm phạm đến hai khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín…của người bị hại), còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến một khách thể duy nhất là quan hệ

tài sản của người bị hại về tài sản của mình hoặc tài sản do người bị hại đang có trách nhiệm quản lý.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG CHỐNG CÓ HIỆU QUẢ TỘI PHẠM NÀY

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)