Phạmt ội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 41)

5. Cơ cấu của luận vă n

2.3.2 Phạmt ội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản

khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm

2.3.2.1 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại

điểm a khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí, là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức. Tuy nhiên không phải vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản nào cũng có đủ những người giữ vai trò như trên mà tùy trường hợp, có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi dục hoặc người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới là phạm tội có tổ chức. Các yếu tố phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, phạm tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức cũng có những đặc điểm riêng, như người thực hành trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người trực tiếp thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

2.3.2.2 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết định khung tăng nặng được quy

định tại điểm b khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, thì chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ

các điều kiện sau đây:

a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị

truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoa án tích;

b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả

của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Do vậy, tình tiết phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp cần được hiểu là: nhiều lần (năm lần trở lên) phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xóa án tích, hoặc chưa lần nào bị xét xử nhưng chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Thực ra đây có thể là một trong những trường hợp sau đây: phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều lần; đã bị kết án về tội cướp tài sản chưa được xóa án tích mà còn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; hoặc cả phạm tội nhiều lần và đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cho nên, tùy từng trường hợp mà đồng thời với việc áp dụng tình tiết phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự), Tòa án phải áp dụng thêm các tình tiết: tái phạm nguy hiểm (điểm c khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự); phạm tội nhiều lần; hoặc tái phạm (điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Nếu người phạm tội tuy có lấy việc phạm tội là phương tiện sinh sống, nhưng chỉ lừa đảo chiếm đoạt tài sản một lần còn những lần phạm tội khác không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cũng không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết định khung hình phạt, mà chỉ là tình tiết tăng nặng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.

2.3.2.3 Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại khoản 2 Điêu 49 Bộ luật hình sự, thì những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa

được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố

ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Cho nên, chỉ các trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau đây mới bị

coi là tái phạm nguy hiểm:

Th nht, đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 3 hoặc 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Nhưng kẻ phạm tội không bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự mà bị xử phạt theo khung tương ứng nếu có một trong những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy

định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Trong mọi trường hợp tái phạm nguy hiểm nêu trên, dù bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4

Điều 139 Bộ luật hình sự, Tòa án không được áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm nguy hiểm” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự.

Th hai, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm do lỗi cố ý. Do vậy, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị coi là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Khi xét xử, Tòa án áp dụng điểm c khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự đối với bị cáo (nếu không có tình tiết nào quy

định tại khoản 3 và 4 Điều 139 Bộ luật hình sự). Đây là trường hợp kẻ phạm tội đã có ít nhất hai án tích trở lên, chưa được xóa án tích nay lại thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, án tích thứ nhất là án tích về bất cứ tội gì (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng) do cố ý hoặc vô ý; án tích thứ hai là án tích về bất cứ tội gì do cố ý.

2.3.2.4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ

chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Đây là các trường hợp:

Th nht, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội… đã lợi dụng vị trí công tác (chức vụ, quyền hạn) của mình trong các cơ quan, tổ chức để

lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Th hai, người tuy không có chức vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, tổ

chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã

hội… nhưng đã lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Có thể nói, đây là tình tiết định khung hình phạt mới được quy định trên cơ sở

tên gọi tội danh của Điều 134a Bộ luật hình sự năm 1985 là điều được sửa đổi bổ

sung vào ngày 10 tháng 5 năm 1997 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm

đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa) có thể bổ sung thêm tình tiết lợi dụng danh nghĩa cơ

quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Nếu những người này, lợi dụng chức vụ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mới thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ để phạm tội. Nếu có chức vụ, nhưng lại không lợi dụng chức vụđể lừa đảo thì không gọi là lợi dụng chức vụ lừa đảo.

Ví dụ:Nguyễn Văn A là cán bộ kiểm lâm, Cục kiểm lâm tỉnh H về công tác tại Hải Phòng, đã dùng mật gấu giả để đổi lấy một lượng vàng tại tiệm vàng Nguyễn Quỳnh, nhưng khi thực hiện hành vi lừa đảo, A không nói mình là cán bộ kiểm lâm

để chủ tiệm vàng tin mà chỉ nói mình là dân tộc thiểu số bắn được con gấu lấy mật

đem về Hải Phòng bán.

Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực hiện công vụ đó nên họ có một quyền hạn nhất định. Người có quyền hạn thông thường là người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng được giao hoặc được tham gia thực hiện một công vụ.

Ví dụ: A là người chạy xe ôm cùng tham gia đuổi bắt C là người có hành vi vận chuyển ma túy, khi C bị bắt, B là người được giao chở C về trụ sở công an; trên

đường đi, B gợi ý với C đưa cho B 50.000.000 đồng, B sẽ lo nhẹ cho C. C tưởng B là công an hình sự nên đã đưa cho B số tiền trên. Khi sự việc làm rõ, C mới biết mình bị lừa.

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ

chức mà mình là thành viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông thường, người phạm tội trường hợp này là thông qua các hợp đồng kinh tếđể lừa đảo cơ quan, tổ

chức khác; người bị lừa tưởng nhằm rằng làm ăn với cơ quan, tổ chức thì không sợ

bị lừa.

Ví dụ: Chiều 3/12, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt Cao Hương Giang 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Giang nguyên là thanh tra viên của Sở Lao

Động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang. Lợi dụng uy tín, Cao Hương Giang

đã huy động vốn vay của nhiều người từđầu năm 2004 đến 2005 với số tiền 7,5 tỷ đồng, 4.000 đôla Australia và 3.000 đôla Mỹ không có khả năng thanh toán.

2.3.2.5 Dùng thủđoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dùng thủđoạn xảo quyệt là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại

điểm đ khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối, bằng những mánh khóe, cách thức thâm hiểm làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước đểđề phòng, có tính chất tinh vi như giả danh một cơ quan, tổ chức nào đó không có thật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách giả mạo con dấu, giả mạo đăng ký, bố trí trụ sở làm việc giảđể giao dịch, thuê tài sản để rút tiền…

Ví dụ: Vụ án hình sự: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức"TAND TPHCM). Hồ Thị Gái bị xử phạt tù chung thân, Tiết Hồng Châu 12 năm tù, Hồ Thị Vân 7 năm tù. Các bị cáo phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho 14 đơn vị và nhiều cá nhân.

Vụ lừa đảo bắt đầu xảy ra từ đầu năm 2000 do Hồ Thị Gái, sinh năm 1958 tại Sài Gòn, nguyên là nhân viên Ủy ban nhân dân phường 6 quận 6 TPHCM đã cùng Tiết Hồng Chân và Hồ Thị Vân thực hiện với thủ đoạn sử dụng nhiều giấy chứng nhận nhà và đất giả, giấy đăng ký xe ô tô giả để thế chấp vay, cầm cố tài sản... đã chiếm đoạt 9 tỷ 561 triệu 700 ngàn đồng của 14 đơn vị và cá nhân, trong đó Hồ Thị

Gái cùng Tiết Hồng Châu cấu kết với nhau chiếm đoạt 5 tỷ 210 triệu đồng; Hồ Thị

Gái, Tiết Hồng Châu cấu kết cùng Hồ Thị Vân chiếm đoạt 1 tỷ 4521 triệu đồng; Riêng Hồ Thị Gái chiếm đoạt 1 tỷ của 3 cá nhân và đơn vị khác.

Ngoài ra, Hồ Thị Gái và Tiết Hồng Châu còn làm giả nhiều giấy chứng nhận sở

hữu nhà và quyền sử dụng đất, làm giả giấy đăng ký xe ô tô nhằm lừa dối các cơ

quan chức năng và công dân trong việc công chứng, thế chấp, cầm cố, vay, mượn tài sản.

2.3.2.6 Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu

đồng, là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm e khoản 2. Đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị tương ứng các mức nêu trên. Việc xác định giá trị tài sản đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần chú ý một số điểm sau đây:

Giá trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt được xác định theo giá thị trường của tài sản

đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị lừa đảo. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt có ý định xâm phạm đến

tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi lừa đảo. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị

xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được) thì lấy giá thị trường của tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt.

Mặc dù điều luật chỉ quy định chiếm đoạt tài sản, nhưng chỉ cần xác định người phạm tội có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị như trên là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa không phải là dấu hiệu bắt buộc.

2.3.2.7 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm g khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại điểm g khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự. Cũng như các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác, khi xác định cần căn cứ vào các thiệt hại về thể

chất, về tài sản, phi vật chất do hành vi lừa đảo gây ra. Nói chung, hậu quả nghiêm trọng do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra phải tương đương với các tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự, vì nó được quy định trong cùng một khung hình phạt với các tình tiết này.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp do hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đã gây ra những thiệt hại khác ngoài những thiệt hại đã được quy định là yếu tốđịnh tội hoặc định khung hình phạt. Những thiệt hại này gọi chung là “ hậu quả nghiêm trọng”. Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật hình

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)