Thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 62 - 64)

5. Cơ cấu của luận vă n

3.1Thực trạng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở

nước ta ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia như

ma túy, rửa tiền, buôn người, tội phạm xâm hại môi trường, sở hữu trí tuệ... Thứ

trưởng Lê Thế Tiệm cho biết: Trung bình mỗi năm, toàn quốc xảy ra trên 80.000 vụ

phạm tội các loại, trong đó trên 60.000 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội, khoảng 2.000 vụ xâm phạm sở hữu, trên 10.000 vụ phạm các tội kinh tế khác như buôn lậu, gian lận thương mại... và khoảng 11.000 vụ phạm tội về ma túy.

Theo báo cáo tổng kết năm 2005 của ngành Tòa án nhân dân trong công tác giải quyết các vụ án hình sự. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm được 66.672 vụ, với 109.028 bị cáo trong tổng số 69.048 vụ, với 113.849 bị cáo, đạt 97% số vụ và 96% số bị cáo.

Từ năm 1996 đến năm 2006, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế phát hiện 16.041 vụ xâm phạm sở hữu, thiệt hại 10.844.654 tỷđồng; đã khởi tố, điều tra 2.872 vụ xâm phạm sở hữu với 5.194 đối tượng.

Ngày nay, cơ cấu của tình hình tội phạm có sự thay đổi theo hướng các tội rất nghiêm trọng và các tội đặc biệt nghiêm trọng ngày càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong cơ cấu chung; hình thức, biện pháp, phương thức, thủ đoạn phạm tội diễn ra theo hướng ngày càng tinh vi, xảo nguyệt hơn, ngày càng trắng trợn hơn. Theo Thứ

trưởng Lê Thế Tiệm, hiện nay đã xuất hiện một số hành vi phạm tội mới mang tính chất xuyên quốc gia, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với xã hội, đồng thời gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, xử lý như tội phạm lợi dụng công nghệ

cao, rửa tiền, lừa đảo kinh tế…

Tính đến hết năm 2007, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xét xử 237 vụ

với 332 bị cáo phạm tội lừa đảo, trong đó, hơn nửa số này có hành vi lừa đảo qua xuất khẩu lao động.

Có thể thấy một thực tế là trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, hầu như tuần nào Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội cũng có những phiên tòa sơ thẩm xét xử một hoặc nhiều bị cáo phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao

động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động là lĩnh vực kinh doanh ''béo bở'' nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được trao giấy phép hoạt động. Trong thời gian gần đây, cơ quan

công an liên tục khám phá những vụ lừa đảo trong xuất khẩu lao động. Lừa đảo xuất khẩu lao động đang bùng phát trở lại. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc, tích cực, không ít doanh nghiệp lại thành lập ra chỉđể lừa đảo.

Tính từ đầu năm 2006 đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 71 vụ án, 119 đối tượng lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài và đã có 2.118 nạn nhân bị lừa

đảo xuất khẩu lao động với số tiền bị lừa đảo lên tới trên 53 tỷđồng. Đã khởi tố 54 vụ với 90 bị can, xử lý hành chính 1 vụ và đang điều tra 15 vụ.

Trong sốđó, có tới 96% là người ngoại thành, ngoại tỉnh, người ở nông thôn ra Hà Nội. Đây là những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thật sự, song lại thiếu thông tin, hiểu biết về các công ty xuất khẩu lao động, dẫn tới dễ bị lừa đảo. Đây là những số liệu đã được đưa ra trong Hội nghị sơ kết công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội do Công an Hà Nội vừa tổ chức.

Với nhiều phương thức, thủđoạn khác nhau, bọn tội phạm lừa đảo xuất khẩu lao

động đã hình thành nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, chiếm đoạt của nhiều người lao động, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Nguyên nhân người dân bị lừa phần lớn đều thiếu thông tin, không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục, chính vì vậy đều phải thông qua trung gian môi giới. Còn về phía doanh nghiệp lập trung tâm, cơ sở đào tạo tràn lan, có doanh nghiệp còn bán giấy phép.

Để gây lòng tin, chiếm đoạt tài sản của người lao động, các đối tượng thường thực hiện một loạt các hoạt động khuyếch trương, quảng cáo, phát tờ rơi, thuê trụ

sở, sắm trang thiết bịđắt tiền như: ôtô, máy vi tính, điện thoại,…hình thành bộ máy phòng ban, may đồng phục cho người lao động, ghi lên lịch các chuyến bay…Chúng còn sử dụng các thông báo của các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu lao động dán ở trụ sở, tự động mở các lớp đào tạo định hướng cho người lao

động (tự làm giáo trình, tự giảng dạy hoặc mời một số người giảng dạy về phong tục tập quán ở nước ngoài, tin học, ngoại ngữ…). Tiếp đó, cấp chứng chỉ dưới danh nghĩa của các cơ quan chức năng Nhà nước, làm cho người lao động tin tưởng nộp tiền cho chúng để làm thủ tục đi nước ngoài. Bọn chúng thu tiền của người lao động từ các khoản với giá rất cao: bán hồ sơ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, khám sức khỏe từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng, làm hộ chiếu visa từ 500.000 đồng

đến 1.000.000 đồng, đặt cọc từ 2 nghìn đến 3 nghìn USD. Như trường hợp của Bùi Thị Lan Anh (sinh năm 1977, trú tại phòng 109 nhà 19 Thanh Xuân Bắc), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Cầu JAK. Lấy danh nghĩa Cty, Bùi Thị Lan Anh thông báo công khai mức chi phí cho mỗi suất lao động là 9.000-10.000 USD;

người lao động phải nộp ngay số tiền đặt cọc là 2.000 USD khi được vào học lớp ngoại ngữ do Trung tâm tổ chức, số tiền còn lại sẽ thu nốt trước khi xuất cảnh. Những trường hợp thông qua các đối tượng trung gian còn phải nộp thêm từ 1.000 USD -2.000 USD tiền chi phí “môi giới”. Mới đây nhất, ngày 28 tháng 4 năm 2007, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Phí Công Dũng, Tổng giám đốc Cty cổ phần Đầu tư phát triển ADB và nhân viên công ty này là

Đoàn Bảo về tội ''lừa đảo chiếm đoạt tài sản''. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Phí Công Dũng, đã dùng tư cách Tổng giám đốc cấp giấy tờ cho bị can Nguyễn Xuân Thọ (đã bị bắt trước đó) dưới danh nghĩa phó Tổng giám đốc để tìm quan hệ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Nguyễn Xuân Thọ đã lừa bịp đưa người lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc du học, xuất khẩu lao động và nâng cao tay nghề. Nguyễn Xuân Thọđã thu tiền của gần 60 người đi xuất khẩu lao động, hơn 30 người đi du học Nhật Bản và gần 30 người đi tu nghiệp sinh. Tổng số tiền Thọ thu được lên đến hơn 200.000 USD.

Một lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, gần đây các vụ lừa đảo xuất khẩu lao động lại xuất hiện với hình thức tinh vi và phức tạp hơn. Thủ đoạn của bọn chúng là tìm mọi cách đánh vào tâm lý được xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc và Nhật Bản là những thị

trường có thu nhập cao, ổn định một cách nhanh chóng.

Những vụ việc kể trên cho thấy, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như các doanh nghiệp "ma" còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó việc tuyên truyền các kiến thức về xuất khẩu lao động của các ban, ngành, cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, nếu không nói là gần như

phong toả thông tin, để mặc người dân tự lần mò tìm hiểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Những bất cập trong quá trình xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 (Trang 62 - 64)