Tình hình sản xuấtcà phêchè tại hai huyệnMai Sơn – Sơn La,

Một phần của tài liệu điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị (Trang 50 - 55)

– Quảng Trị

Diện tích đất tự nhiên và đất sản xuất nông lâm nghiệp của hai huyện khá lớn trong đó đất sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Mai sơn chiếm tới 89,7% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Hướng Hoá chiếm 78,3% diện tích đất tự nhiên của huyện. Như vậy tiềm năng đất sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Mai Sơn lớn hơn so với huyện Hướng Hoá. Đất trồng cà phê đều chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số đất sản xuất nông lâm nghiệp của của hai huyện. Tại huyện Hướng Hoá, diện tích đất trồng cà phê là 4.675,8 ha chiếm 5,18% diện tích đất sản xuất Nông lâm nghiệp và chiếm đến 1/3 diện tích đất nông nghiệp của huyện. Tại huyện Mai Sơn diện tích đất trồng cà phê hiện có là 3.412,0 ha chiếm 2,65% diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp, như vậy tiềm năng đất để có thể mở rộng diện tích trồng cà phê của huyện Mai Sơn còn rất lớn. Loại đất trồng cà phê chính của huyện Mai Sơn là đất feralitsmùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj), và đất dốc tụ bao quanh cao nguyên Nà Sản, tuy nhiên loại đất này còn diện tích rất

lớn tại Huyện Mai Sơn song chủ yếu được sử dụng để trồng các loại cây lương thực ngắn ngày như ngô, lúa nương.

Đất trồng cà phê tại Hướng Hoá chủ yếu là đất Bazan được hình thành từ núi lửa, có tính chất vật lý, hoá học tốt để trồng cà phê tuy nhiên chỉ phân bố chủ yếu tại cao nguyên Khe Sanh và một số xã vùng cao như Pa Tầng, A Dơi, kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh nên khả năng mở rộng diện tích trồng cà phê chè tại Hướng Hoá khó khăn hơn tại Mai Sơn.

Diện tích,sản lượng cà phê trồng tại huyện Mai Sơn trong 4 năm gần đây có xu hướng tăng nhanh từ 2.400 ha năm 2011 lên 3.412ha năm 2014, và sản lượng tăng từ 2.109 tấn nhân (2011) lên 2.997 tấn nhân (2014) do giá cà phê chè tương đối cao ổn định ở các năm trước đó. Năng suất cà phê chè tại Mai Sơn tăng nhẹ từ 0,878 tấn(năm 2011) lên 0,881 tấn/ha (năm 2014). Như vậy trong 4 năm 2011- 2014 diện tích cà phê chè của huyện Mai Sơn tăng mạnh song năng suất cà phê nhân tăng rất ít dẫn đến sản lượng tăng không cao. Qua trao đổi cùng cán bộ khuyến nông và một số hộ nông dân của huyện cho thấy đa số diện tích cà phê mới trồng bắt đầu cho thu hái nên năng suất vườn thấp dẫn đến kéo năng suất bình quân của huyện thấp. Một số vườn cà phê sau trồng 6-7 năm có thể cho năng suất đạt đến 2,5-3 tấn nhân/ha.

Bảng 3.6. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê chè của huyện Mai Sơn – Sơn La

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Diện tích ( ha) 2400 2995 3412 3400

Sản lượng ( tấn) 2109,0 2265,6 2802,0 2997,0

Năng suất (tấn nhân/ha) 0,878 0,756 0,821 0,881 Khối lượng xuất khẩu (tấn) 2109,0 2265,6 2802,0 2997,0 Giá trị thu nhập (triệu đồng) 105.450 108.748,8 156.912 104.895 Giá bán TB (triệu đồng/tấn) 50,00 48,00 56,00 35,00

Sản lượng cà phê nhân sản xuất tại Mai Sơn chủ yếu được bán cho một số công ty đóng trên địa bàn hay Hà Nội như công ty cà phê Thái Hoà, VINACAFE v.v, sản phẩm chính bán ra ở dạng cà phê thóc với giá bán trung bình thay đổi từ 35 triệu đến 56 triệu đồng/tấn nhân, tuỳ thuộc vào năm thu hoạch. Trong niên vụ 2013/2014 do công ty Thái Hoà không thu mua sản phẩm trên địa bàn huyện nên đẩy giá cà phê nhân cũng như thu nhập từ cà phê của huyện xuống rất thấp, song đến niên vụ 2014/2015 giá cà phê lại được đẩy lên tới 58-60 triệu đồng/tấn. Như vậy giá cà phê ở Mai Sơn làkhông ổn định.

Cây cà phê được trồng tập trung tại 11 xã của huyện Mai Sơn: Chiềng Ban (1000 ha), Chiềng Mung, Chiềng Chung,Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Ve, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Phiêng Pằn, Chiềng Mai, Mường Chanh. Xã Chiềng Ban là xã có diện tích trồng cà phê chè lớn nhất của huyện,niên vụ năm 2012-2013 xã có 1.000 ha chiếm 76% diện tích đất nông nghiệp của xã. Với 1.570 hộ trồng, năng xuất đạt từ 10 – 14 tấn quả tươi/ha và sản lượng cà phê hàng năm đạt từ 10.000-14.000 tấn quả tươi/năm, doanh thu cao nhất năm 2011 đạt 81 tỷđồng thu nhập bình đầu người năm 2011 đạt 20 triệu/người/ năm, trong đó riêng thu nhập từ cà phê đạt 14,3 triệu đồng/người.

Diện tích,sản lượng cà phê trồng tại huyện Hướng Hoá trong 4 năm gần đây có xu hướng tăng nhẹ từ 4.197,2 ha năm 2011 lên 4.675,8 ha năm 2014, và sản lượng tăng từ 5.246,5 tấn nhân (2011) lên 6.767,65 tấn nhân (2013). Năng suất cà phê chè tại Hướng Hoá thay đổi thất thường theo từng năm và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu trong vùng. Năng suất đạt cao nhất là 1,52-1,53 tấn/ha (năm 2012, 2013) và thấp nhất là 1,21-1,25 tấn/ha (năm 2014, 2011). Như vậy trong 4 năm 2011-2014 diện tích cà phê chè của huyện Hướng Hoá tăng rất ít và năng suất cà phê nhân không ổn định. Sản lượng cà phê nhân của huyện Hướng Hoá không ổn định trong 4 năm 2011-2014là do năng suất quả không ổn định.

Thu nhập từ cà phê của huyện Hướng Hoá không ổn định do tác động của giá thu mua quả tươi và sản lượng quả tươi. Thu nhập cao nhất vào năm 2012 đạt

265.360 triệu đồng và thấp nhất vào năm 2014 chỉđạt 131.200 triệu đồng. Giá bán cà phê nhân đạt cao nhất 62 triệu đồng/tấn vào năm 2012 và thấp nhất là 32 triệu đồng vào năm 2014.

Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê chè của huyện Hướng Hoá – Quảng Trị

Ch tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Diện tích ( ha) 4197,2 4359,2 4423,3 4675,8

Sản lượng (tấn) 5246,5 6625,98 6767,65 5657,72 Năng suất (tấnnhân/ha) 1,25 1,52 1,53 1,21 Khối lượng xuất khẩu (tấn) 3700 4280 5000 4100 Giá trị thu nhập (triệu đồng) 185.000 265.360 243.000 131.200 Giá bán TB (triệu đồng/tấn) 50,00 62,00 48,60 32,00

Nguồn: tổng hơp báo cáo của UBND huyện Hướng Hoá (2011-2014)

Như vậy sản xuất cà phê chè tại Hướng Hoá trong 4 năm 2011-2014 tăng chậm về diện tích, năng suất cà phê không ổn định dẫn đến sản lượng cà phê nhân không ổn định. Giá bán cà phê thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào thị trường thế giới cũng như trong nước hàng năm.

So sánh giữa hai huyện điều tra cho thấy có sự khác nhau về việc mở rộng diện tích sản xuất cà phê, năng suất nhân và giá bán sản phẩm. Giữa hai huyện cũng có sự giống nhau về năng suất cà phê thay đổi trong 4 năm và tương đồng về sự thay đổi giá giữa các năm. Diện tích cà phê chè tại huyện Mai Sơn có xu hướng tăng, huyện Hướng Hoá ổn định, năng suất cà phê chè tại Mai Sơn thấp hơn so với Hướng Hoá, Quảng Trị, giá bán cà phê nhân, cà phê tươi tại Mai Sơn có xu hướng cao hơn Hướng Hoá,song tổng thu nhập từ cây cà phê của huyện Hướng Hoá cao hơn so với huyện Mai Sơn. Do tại Hướng Hoá có tổng diện tích trồng cà phê lớn hơn.

Cây cà phê được xem là cây trồng và nguồn thu nhập chính của người dân trong huyện Hướng Hoá, Quảng Trị để tìm hiểu tình hình phát triển cây cà phê trong huyện chúng tôi đã điều tra tình hình sản xuất của các xã trong huyện. Kết quả cho thấy: tại Hướng Hoá có 22/22 xã, thị trấn trồng cà phê chè, với tỷ lệ 100% số xã có trồng cây cà phê. Cây cà phê đươc trồng tập trung nhất tại các xã Hướng Phùng,

Tân Liên, Tân Hợp, Hướng Tân, Húc, Tân Lập, TT Khe Sanh, Hướng Lộc, Ba Tầng với diện tích mỗi xã từ 114,0 ha đến 1625,0 ha. Đây là các xã nằm ở vùng cao của huyện độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-800m, khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho cây cà phê chè phát triển.

Một số xã ở phía tây của cao nguyên Khe Sanh như thị trấnLao Bảo, xã Tân Long, Tân Thanh v.v.có trồng cây cà phê chè song diện tích rất nhỏ, do các xã này có độ cao thấp, khí hậu khô nóng chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam (gió nóng) nên diện tích trồng cà phê rất thấp.

Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng quả cà phê chè tại một số xã của huyện Hướng Hoá- Quảng Trị

TT Tên xã Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn nhân/ha)

1 Hướng Phùng 1625,0 2611,9 1,607 2 Tân Liên 430,0 785,0 1,82 3 Tân Hợp 306,5 545,5 1,77 4 Hướng Tân 295,5 479,5 1,62 5 Húc 287,0 453,0 1,87 6 Tân Lập 156,0 249,1 1,59 7 TT Khe Sanh 145,0 304,0 2,10 8 Hướng Lộc 138,0 215,4 1,56 9 Ba Tầng 114,0 149,9 1,27 10 Hướng Sơn 78,7 146,5 1,86 11 A Dơi 57,0 93,5 1,64 12 Hướng Linh 43,1 110,0 1,18 13 Xã Xy 22,0 39,8 1,81 14 Hướng Việt 16,0 15,6 0,97 15 Thanh 15,8 10,6 1,30 16 A Túc 12,5 20,5 1,64 17 Thuận 10,0 17,8 1,78 18 Hướng Lập 7,0 12,9 1,84 19 A Xung 7,0 12,5 1,78 20 TT Lao Bảo 3,5 6,3 1,80 21 Tân Long 3,0 5,4 1,80 22 Tân Thanh 2,5 4,5 1,80

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hướng Hoá

Sản lượng cà phê của huyện Hướng Hoá cũng tập trung chủ yếu tại các xã Hướng Phùng, Tân Liên, Tân Hợp, Hướng Tân, Húc, Tân Lập, thị trấn Khe Sanh.

Sản lượng cà phê của các xã niên vụ 2013/2014 đạt từ 304,0 đến 2.611,9 tấn cà phê nhân. Với năng suất bình quân từ 1,59 đến 2,10 tấn nhân/ha.

Xã có năng suất cà phê chè thấp nhất của huyện Hướng Hoá là xã Hướng Việt, năng suất cà phê nhân năm 2014 chỉđạt 0,97 tấn/ha, do xã nằm ở phía Bắc của huyện Hướng Hoá, địa hình bị chia cắt mạnh, ảnh hưởng trực tiếp của vùng gió nóng và đa số người dân là dân tộc ít người nên trình độ sản xuất cà phê thấp, không thâm canh dẫn đến năng suất thấp. Tuy nhiên nếu được đầu tư tốt xã vẫn có tiềm năng để nâng cao diện tích, năng suất và sản lượng cà phê.Năng suất cà phê chè đạt cao nhất tại thị trấn Khe Sanh nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi, trình độ dân trí cao, cơ sở hạ tầng thuận lợi nên người dân chú trọng đầu tư cho cây cà phê, dẫn đến năng suất đạt cao nhất trong huyện.

3.3. Tình hình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cà phê chè tại hai huyện Mai Sơn – Sơn La và Hướng Hoá, Quảng Trị

Một phần của tài liệu điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)