Những điểm bổ sung cho quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị (Trang 75 - 77)

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trên đồng ruộng tại hai tỉnh Sơn La và Quảng trị, Trung tâm nghiên cứu phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắc và phòng NN&PTNT huyện Mai Sơn Sơn La, Hướng Hoá Quảng Trị đã bổ sung các kết quả thu được cho quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê chè tại hai huyện với các nội dung tóm tắt như sau:

Về giống cà phê chè: Trong quy trình khuyến cáo cho nông dân sử dụnghạt giống cà phê chè Catimor được sản xuất tại các vườn giống của Trung tâm NCPTNLNTB hay Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, ngoài ra còn có thể sử dụng các giống mới được Bộ NN&PTNT công nhận như TN1, TN2. Áp dung kỹ thuật nhân giống bằng cây ghép cho cây cà phê chè để đảm bảo sinh trưởng đồng đều và cho năng suất, chất lượng hạt ổn định

-Kỹ thuật trồng mới:Tại Mai Sơn do có hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp, độ dốc lớn nên cần bố trí trồng cà phê chè giống Catimor theo đường đồng mức với khoảng cách hàng thay đổi từ 2x1m và 2x0,8m, mật độ tương ứng từ 5000 đến 6250 cây/ha. Tại Hướng Hoá Quảng Trị, điều kiện đất có độ phì cao và địa hình tương đối bằng phẳng nên có thể bố trí mật độ trồng với khoảng cách thưa hơn 2x 1,2-1,5m, tương ứng 4000 -4500cây/ha. Đểđảm bảo giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại các vườn cà phê chè trồng tại hai huyện phải áp dụng các biện pháp che tủ đất hay trồng xen các loai cây họ đâu trong giai đoan kiến thiết cơ bản.

-Bón phân: Trong điều kiện vùngsinh thái tại Mai Sơn khi bón phân vô cơ cho cà phê chè kinh doanh với tỷ lệ N:P:K là 2,5: 1: 3 với lượngbón là 250 N + 100 P2O5 + 300 kg K2O nguyênchất/ha là phù hợp. Tại Hướng Hoá bón NPK với liều lượng 250Kg N + 100-150kg P2O5 + 250kg K2O/ha là phù hợp. Ngoài ra có thể bón các loại phân vi lượng 15kg ZnSO4/ha + 20kgH3BO4/ha để làm tăng năng suất và chất lương nhân cà phê.

-Tưới nước:Tại Tây Bắc trong điều kiện có khảnăng tưới nên tưới 2 lần vào thời điểm cuối tháng11 năm trước và tháng 2 năm sau. Mỗi lần tưới vớilượng 60 lítnước/cây sẽ giúp cho cây cà phê sinhtrưởng phát triển tốt nhất cho năng suất cao vàổn định.

-Tạo hình cho cà phê chè: Với giống Catimor nên tạo hình đơn thân để cho các cành cơ bản phát triển trong năm đầu và hãm ngọn lần 1 ởđộ cao 1,4m, sau 2-3 năm các cành cơ bản phát sinh cành thứ cấp, các cành thứ cấp bị già cỗi thì chọn 1 chồi vượt to khỏe gần đỉnh tán để nuôi tầng thứ 2 và hãm ngọn ởđộ cao 1,8m. Với vườn cây sinh trưởng tốt có thể hãm ngọn lần 3 ởđộ cao 2,2-2,4m.

-Thu hái và bảo quản quả cà phê. Quả cà phê chè phải đượ thu hái đúng độ chín với tỷ lệ quả chín đạt >95%. Quả sau khi thu hái được bảo quản với độ dày khối quả từ 40cm trở xuống, thời gian bảo quản 48 giờở nhiệt độ 20-21OC không ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhân sau chế biến.

-Tại Mai Sơn với kỹ thuật chế biến bán ướt tại hộ gia đính sau khi xát vỏ, đánh nhớt, sử dụng lồng phơi cà phê thóc hay lò sấy sẽ cải thiện được chất lượng cà phê nhân. Với công nghệ chế biến ướt tập trung, thời gian ủ lên men tại hai huyện có sự khác nhau do điều kiện nhiệt độ không khí tại thời điểm thu hoạch. Thời gian ủ men tại Hướng Hoá thích hợp từ 8-12 giờ, tại Mai Sơn là từ 13-14 giờ.

-Phòng trừ sâu bệnh, tại hai huyện Mai Sơn và Hướng Hoá đều có măt của các đối tượng sâu bệnh hai chính cho cây cà phê chè. Các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên giống cà phê chè Catimor trồng tại Mai Sơn bệnh vàng lá, bệnh khô cành quả, sâu đuc thân, mọt đục quả. Tại Hướng Hoá sâu tiện vỏ, sâu đục thân cà phê, mọt đục quả và bệnh vàng lá. Trong đó sâu đục thân là đối tượng gây hại rất năng tai Mai Sơn, Sâu tiện vỏ là đối tượng gây hại nặng tai Hướng Hoá. Như vậy các loại sâu bệnh hại có thể gây hại cho cây cà phê ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh thái hay kỹ thuật trồng chăm sóc cây cà phê của người dân tại hai huyện. Ngươi dân cần áp dụng các biên pháp phòng trừ tổng hợp để quản lý các loài sâu bệnh hại trên cây cà phê chè tại hai huyện.

3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và thách thức của sản xuất cà phê chè tại hai huyện Mai Sơn và Hướng Hoá

Một phần của tài liệu điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị (Trang 75 - 77)