- Quy hoạch vùng sản xuất: Tại hai huyện cần có quy hoạch lại các vùng sản xuất cà phê chè tập trung để thuận lợi cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có thể kiểm soát được chất lượng nhân cà phê từ gốc. Gắn kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người trồng cà phê. Cần chọn các địa điểm trồng cà phê chè ít chịu tác động xấu của sương muối, gió nóng hay mưa lớn cuối vụ để mở rông diện tích.
- Chọn tạo giống cà phê phù hợp: tai cả hai huyện đa số người dân chỉ trồng một giống cà phê Catimor nên có nguy cơ mất mùa cao khi bị sâu bệnh tấn công hay tác động xấu của thời tiết, không đa dạng hoá được sản phẩm. Vì vậy tại mỗi huyện cần được nghiên cứu và đưa ra sản xuất từ 3-4 giống cà phê chè với tỷ lệ giống phù hợp đểđảm bảo tính bền vững cho sản xuất.
- Tăng cường hệ thống khuyến nông chuyển giao khoa học và chỉđạo giám sát sản xuất. Đa số các hộ gia đình điều tra đều đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuât mới, song chưa đồng bộ, và chưa tuân thủ nghiêm các yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu họach, chế biến. Vì vậy tại các huyện cần có đội ngũ cán bộ khuyến nông có đủ kinh nghiệm để chuyển giao, chỉ đạo thực hiện và giám sát thường xuyên các quy trình kỹ thuật cho người dân, đặc biệt tại các xã có các dân tộc ít người, vùng sâu, xa.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến tập trung, gắn vùng nguyên liệu để nâng cao giá trị cho chuỗi sản phẩm. Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng cà phê chè tại Mai Sơn, Hướng Hoá còn có chất lượng chưa cao là do chưa có công nghệ chế biến phù hợp, chưa có các nhà máy chế biến tập trung. Tại Hướng Hoá đã có các nhà máy chế biến tập trung song chưa gắn kết và chưa chia sẻ lợi nhuận với người trồng cà phê. Vì vậy tại các huyện phải đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy chế biến ướt hiện đại, xúc tiến việc gắn kết giữa chế biến, tiêu thụ với sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng cà phê chè tại địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
1. Điều kiện khí hậu đất đai của hai huyện Mai Sơn- Sơn La và Hướng Hoá – Quảng Trị rất phù hợp để phát triển cây cà phê chè. Với nhiệt độ bình quân năm từ 21,4đến 22,40C, lượng mưa trung bình đạt 1216-2440mm, độ ẩm không khí bình quân trên 75% và có số giờ chiếu sáng, số ngày có nắng cao, các loại đất tốt (đất đỏ Bazan và đất đỏ feratlits) thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây cà phê. Đặc biệt tại hai huyện có thời gian khô hạn nặng sau vụ thu hoạch thuận lợi cho việc phân hoá hoa cà phê. Tuy nhiên tại cả hai huyện còn xuất hiện tượng thời tiết cực đoan, như sương muối, gió lào, bão, mưa đá, mưa lớn cuối vụ cần có các biện pháp phòng ngừa.
2. Tại TTNCPTNLNTB nói riêng có nhiều kết quả nghiên cứu có hệ thống về cây cà phê chè, từ các kết quả nghiên cứu này đã xác định và quy hoạch được các vùng trồng cà phê chè, chọn tạo đươc các giống cà phê chè mới, xây dựng được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê chè.Các quy trình này đã được người dân áp dụng trong sản xuất đểđạt năng suất cao (2,5 đến 3 tấn nhân/ha), chất lượng nhân tốt, bền vững, góp phần tăng sản lượng và chất lượng cà phê chè tại hai huyện trong những năm qua..
3. Tại hai huyện Mai Sơn và Hướng Hoá sản xuất cà phê chè chiếm một tỷ lệ lớn về diện tích và sản lượng so với các vùng trồng cà phê chè của Việt Nam.Cà phê chè trồng tại hai huyện Mai Sơn, Hướng Hoá có năng suất cao và chất lượng tốt được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.Cónhiều tiến bộ kỹ thuật về sản xuất cà phê đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trên địa bàn hai huyện góp phần làm tăng năng suất và chất lượng cà phê chè.
4. Đa số hộđiều tra tại hai huyện đều có diện tích trồng cà phê tương đối lớn từ 1,2 đến 2 ha/hộ. Các hộđã áp dụng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê theo các quy trình được hướng dẫn, tuy nhiên viêc tuân thủ các kỹ thuật của người dân tại Hướng Hoá tốt hơn so với tại Mai Sơn. Hình thức sơ chế và tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình tại hai huyện có sự khác nhau dẫn đến giá bán sản phẩm khác nhau. Tại Mai Sơn do áp dụng công nghệ chế biến ở quy mô hộ và bán sản phẩm ở
dạng nhân khô nên cho thu nhập cao hơn các hộ trồng cà phê tại Hướng Hoá chỉ bán quả tươi.
5. Những điểm thuận lợi, khó khăn chính trong sản xuất cà phê của hai huyện là:
-Thuận lợi: có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp cho cây cà phê chè sinh trưởng, phát triển. Sản phẩm cà phê chè có chất lượng tốt. Có nguồn lao động và người lao động đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc cà phê. Trên địa bàn có các cơ quan nghiên cứu khoa học về cây cà phê để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất và được sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương.
-Khó khăn: các vùng trồng cà phê trong hai huyện còn phân tán;chưa tập trung, chưa có quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt;chưa gắn kết sản xuất với chế biến;giống cà phê trồng trong sản xuất đơn độc, giống không được chọn lọc nên chất lượng kém;đa số hộ trồng cà phê chưa áp dụng đúng và đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê; công nghệchế biến quả cà phê chưa phù hợp để cho chất lượng cao.
Kiến nghị
- Tại hai huyện cần có quy hoạch lại các vùng trồng cà phê tập trung gắn kết giữa vùng sản xuất với các công ty, nhà máy chế biến ướt công nghệ hiện đại để gia tăng giá trị của chuỗi sản phẩm và phát triển bền vững..
- Tổ chức tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến cho người nông dân và tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật của người nông dân đểđảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức tuyển chọn,sản xuất và cung cấp hạt giống,cây giống tốt cho người dân, phá thế trồng một giống cà phê đơn độc.
- Xây dựng các nhà máy chế biến ướt tập trung, hiện đại tại các vùng trồng để thay thế hình thức sơ chế tại hộ gia đình và đảm bảo công suất chế biến hết sản lượng quả cà phê hàng vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Ngọc Báu (1996). Điều tra một số biện pháp kỹ thuật trong vườn cà phê có năng suất cao ởĐak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Tài liệu Hội thảo phân bón cho cà phê, Đak Lak.
2. Lê Ngọc Báu (2007). Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để phát triển bền vững một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên Bộ NN&PTNT 2014, Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020. 3. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2014). Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê
của Việt Nam(WWW/VIETRADE).
4. Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT(2013).Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cây cà phê thời gian tới.
5. Cục Trồng trọt - Bộ NNN &PTNT (2013). Quy trình tái canh cây cà phê vối. 6. Vương Văn Hải (2005). Báo cáo tổng kết đề tài xây dựng, đánh giá tập đoàn
giống cà phê chè để chọn tạo giống và so sánh một số giống cà phê chè tại Sơn La.
7. Vương Văn Hải (2006).Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố dinh dưỡng đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây cà phê chè ở Sơn La, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, trường ĐHNNHN.
8. Hiệp Hội cà phê ca cao Viêt Nam (2015). Báo cáo sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam mùa vụ 2013/14.
9. Hiệp hội Công nghiệp Cà phê Brazil (2014).Tình sản xuất và tiêu thụ cà phê của Brasil niên vụ 2013/2014.
10. Vương Quốc Hoà (2010). Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê chè (Coffea arabica) tại Sơn La. Luận văn thạc sĩ, ĐHNNHN.
11. Bùi Văn Hùng và cs (2013). Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cà phê chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả và bền vững trên đất đồi Phủ Quỳ, Nghệ An. Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất.
12. Ngân hàng thế giới (2004), Báo cáo nghiên cứu ngành cà phê Việt Nam, 1818 H street, N.W.Washington, DC 20433.
13. Nguyễn Sỹ Nghị (1982). Trồng cà phê, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
14. Đoàn Triệu Nhạn (1998). Chiến lược, giải pháp phát triển ngành cà phê Việt Nam và những kiến nghị hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu,Hội thảo cây công nghiệp ở Việt Nam những vấn đề đặt ra và giải pháp cho sự phát triển trước mắt và lâu dài, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
15. Đoàn Triệu Nhạn (1999). Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng. Cây cà phê ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
16. Bùi Văn Sĩ và Nguyễn Tử Hải (2000). Kết quả điều tra thực trạng việc phát triển cà phê tại trung du miền núi phía Bắc Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì.
17. Bùi Văn Sĩ (2008). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê chè bền vững ở các tỉnh phía Bắc.
18. Phan Quốc Sủng (1996). Kỹ thuất trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Hoàng Thanh Tiệm (1994). Hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê Arabica,
Viện nghiên cứu cà phê.
20. Hoàng Thanh Tiệm (1999). “Đặc tính thực vật học, sinh lý và phân bố địa lý cây cà phê ở Việt Nam”, Cây cà phê ở Việt Nam.
21. Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO – International Coffee Organization), Các nước xuất khẩu cà phê. http://www.ico.org.
22. Vũ Thị Trâm (2008). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu một số biệnpháp kỹ thuật xử lý sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng cà phê chè.
23. Vũ Hồng Tráng (2013). Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cây cà phê chè theo hướng phát triển bền vững cho các tiểu vùng sinh thái tây Bắc, Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất.
Tài liệu tiếng nước ngoài
24.Coste R. (1989).Caféiers et café – Techniques agrucoles et productions tropicales, Paris, 21 – 43.
25.René Coste (1968).Le Caféier,G.P. Maisonneuve & Larose, Paris.
26.Franco C.M. (1997). Fotoperiodismo em cafeeiro, (C. Arabica L.), Instituto de café do Estado de Sao Paulo, Brazil.
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ CHÈ TẠI MAI SƠN – SƠN LA, HƯỚNG HOÁ- QUẢNG TRỊ
Mục tiêu: Đạt năng suất bình quân trong giai đoạn kinh doanh: Trên đất đỏ Bazan: 2,5-3 tấn nhân/ha, trên các loại đất khác 2-2,5 tấn nhân/ha.
A. Đặc điểm và yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
1. Đặc điểm thực vật học: Cà phê chè (Coffea arabicaL.) có lá nhỏ, cây thường thấp, loài có giá trị kinh tế cao nhất trong số các loài cây cà phê. Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao, cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3-4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường cuối vụ thu hoạch cây cà phê đã phân hoá mầm hoa. Cà phê chè là loài tự thụ phấn, có khả năng ra hoa, quả lại trên mắt cũ. Rễ cà phê chiếm 80% lượng rễ ở tầng đất canh tác từ 0-30cm. Rễ có thể hút sâu tới 1m, bề rộng ra tới mép ngoài tán lá. Cà phê chè có các chủng loại: Typica, Bourbon, Moka, Mondonova, Caturra, Catuai, Catimor....
2. Yêu cầu sinh thái
- Đất đai: Đất có độ dốc từ 0-150, thích hợp nhất là dưới 80, thích hợp có giới hạn nhỏ là 8-150, không nên trồng cà phê chè trên đất dốc > 200; độ xốp trên 60%, đất dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100cm, hàm lượng mùn của lớp đất mặt (0-20cm) trên 2,5%, pHKCL4,5-6. Các loại đất phong hóa từ Pooc- phia, đá vôi, sa phiến thạch, granit... nếu có đủ điều kiện nêu trên đều có thể trồng được cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.
- Nhiệt độ và độ cao: Phạm vi thích hợp nhất từ 15-240C, cà phê chè thích hợp ở các vùng có độ cao từ 800-1.500m so với mặt nước biển.
- Lượng mưa: Cây cà phê chè cần lượng mưa từ 1.200-1.900mm, cần có mùa khô hạn ngắn tối thiểu 2 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch, cộng với nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa.
- Ẩm độ: Ẩm độ không khí trên 70% thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển. Khi cà phê nở hoa cần ẩm độ cao, nếu không mưa cần phải tưới nước thời kỳ này.
- Ánh sáng: Cà phê chè ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần trồng cây che bóng.
- Gió: Gió lạnh, nóng, khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm lá bị rách, rụng, các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá trình thoát hơi nước của cây vì vậy cần có cây che bóng, đai rừng chắn gió.
B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Giống: Hiện nay, ở Việt Nam giống cà phê chè Catimor đang được trồng phổ biến nhất. Đây là giống lai giữa Hybrido de Timor với giống Catura; thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày; kháng bệnh gỉ sắt. Ngoài ra còn có các giống mới được Bộ NN&PTNT công nhận như TN1, TN2
2. Xây dựng vườn ươm giống:
2.1. Thiết kế vườn ươm: Chọn nơi tưới tiêu thuận lợi, gần đường và dễ vận chuyển cây giống, tương đối kín gió. Giàn che có chiều cao cột từ 1,8-2,0m, luống ruộng từ 1,2-1,5m, dài từ 20-25m, theo hướng Bắc - Nam, lối đi giữa các luống rộng từ 30-40cm, xung quanh vườn được che kín gió.
2.2. Chọn loại giống: Sử dụng các giống đã được công nhận, chọn quả đã chín hoàn toàn từ vườn sản xuất giống có 5-6 năm tuổi, hái và chế biến để lấy hạt giống trong vòng 24 giờ. Sau khi xát vỏ thịt đem ủ từ 18-20 giờ rồi đãi thật sạch nhớt, phơi nơi thoáng gió, nắng nhẹ với độ dày từ 2- 3cm, khi độ ẩm trong hạt còn 20-30% là đủ độẩm để làm giống. Hạt giống không nên để quá 2 tháng, càng để lâu càng mất sức nảy mầm.
2.3. Xử lý hạt giống: Đem hạt giống hong dưới nắng khi vỏ thóc hơi giòn, chà nhẹ cho bong lớp vỏ thóc, loại bỏ những hạt sâu, dị dạng, ngâm hạt giống từ 20- 24 giờ trong nước ấm 50-600C (nước vôi 1kg vôi + 50 lít nước). Sau đó đãi thật kỹ bằng nước sạch.
Cách ủ hạt giống: Đểđảm bảo nhiệt độ 30-320C có thể dùng rơm, rạ, lá chuối khô, bao đay lót vào đáy và thành thúng, phủ 1 lớp bao tải, đưa hạt giống vào ủ, trên mặt cũng đậy kín bằng lớp bao tải sạch. Để cho hạt nảy mầm nhanh, hàng ngày tưới nước ấm (30-400C) hai lần vào khoảng 6-7 giờ sáng và 6-7 giờ tối. Không nên dỡ
lớp bao tải nhiều làm mất nhiệt. Sau ủ 5 ngày kiểm tra, lựa hạt đã nứt nanh (nhú mầm) đem gieo, không để mầm dài quá 3mm.
2.4. Đất đóng bầu và túi ươm cây:
- Đất dùng đóng bầu ươm phải lấy ở tầng đất mặt 0-10cm, tơi xốp, có độ phì nhiêu cao, hàm lượng hữu cơ đạt 30% trở lên. Đất phải hong khô, đập vụn, qua sàng 5mm loại bỏ hết tàn dư hữu cơ, sỏi đá sau đó trộn đấu toận với phân chuồng hoai và phân lân nung chảy với tỷ lệ như sau: Đất 1.000kg + phân chuồng hoai 200kg + Lân 20kg.
- Túi bầu: Kích thước 12-13cm x 20-23cm, phần dưới đáy bầu đục 6-8 lỗ nhỏ đường kính 5mm để thoát nước. Bầu đất phải chặt, cân đối, thẳng đứng (hai góc đáy bầu phải nén chặt đất, lưng bầu không có chổ gãy khúc). Xếp bầu đất xít nhau, thẳng đứng, thành từng luống rộng 1-1,2m theo hướng Bắc-Nam, luống cách luống khoảng 50-60cm, quanh luống gạt lấp 1/3-1/4 chiều cao bầu để giữẩm và ổn định luống bầu.
2.5. Cho hạt nhú mầm rễ vào bầu:
- Tưới nước cho đất bầu đủ ẩm, dùng que tròn, nhọn có đường kính 1cm