Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch càphê chè tại hai huyệnMa

Một phần của tài liệu điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị (Trang 67 - 75)

Sơn La, Hướng Hoá – Quảng Trị

3.4.1. Điu tra k thut trng và chăm sóc cà phê chè ca nông dân ti hai huyn Mai Sơn – Sơn la và Hướng Hoá - Qung Tr

3.4.1.1. Diện tích, sản lượng và thu nhập của các hộ trồng cà phê tại hai huyện

Kết quả điều tra thu được trình bày tại bảng 3.12cho thấy diện tích trồng cà phê trung bình của mỗi hộ điều tra tại huyện Mai sơn là 12.133m2, tại huyện Hướng Hoá là 19.857m2. Hộ có diện tích trồng cà phê cao nhất tại huyện Mai Sơn là 15.000m2, tại Hướng Hoá là 40.000 m2 và hộ có diện tích trồng cà phê nhỏ nhất tại Mai Sơn là 7.000m2, tại Hướng Hoá là 10.000 m2. Như vậy diện tích trồng cà phê chè trung bình của các hộ gia đình tại Hướng Hoá cao hơn tại Mai Sơn, do diện tích đất của các xã điều tra tương đối lớn và mật độ dân số thấp, mặt khác cây cà phê trồng tại Hướng Hoá ít bị cạnh tranh với cây trồng khác, trong khi ở Mai Sơn diện tích trồng cà phê còn bị canh tranh với các cây lương thực ngắn ngày như ngô, sắn v.v.

Bảng 3.12. Diện tích, sản lương, năng suất và thu nhập của các hộ trồng cà phê tại hai huyện, năm 2013

Ch tiêu Din tích (m2) Năng sut qu (t/ha) Sn lượng qu (tn) Thu nhp (tr. đồng/h) Mai Sơn Trung bình 12.133 16,33 19,6 127,0 Cao nhất 15.000 25,5 30,0 250,0 Thấp nhất 7.000 10,0 12,0 60,0 Hướng Hoá Trung bình 19.857 12,7 24,3 93,9 Cao nhất 40.000 16,25 65,0 260,0 Thấp nhất 10.000 6,6 10,0 40,0

Sản lượng quả cà phê của các hộ điều tra đạt trung bình 19,6 tấn quả/hộ tại Mai Sơn và 24,3 tấn/hộ tại huyện Hướng Hoá. Hộ có sản lượng cà phê cao nhất tại huyện Mai Sơn là 30 tấn và thấp nhất là 12 tấn. Tại Hướng Hoá hộ có sản lượng cao nhất là 65 tấn và thấp nhất là 10 tấn quả tươi. Như vậy các hộ tại huyện Hướng Hoá do có diện tích trồng trung bình lớn hơn nên có sản lượng quả cà phê lớn hơn các hộ ở huyện Mai Sơn.

Về năng suất quả bình quân của các hộđiều tra tại Mai Sơn đạt 16,33 tạ/ha, tại huyện Hướng Hoá đạt 12,7 tạ/ha. Như vậy trong số các hộđiều tra điều thì năng suất quả cà phê trung bình của các hộ tại Hướng Hoá thấp hơn so với tại Mai Sơn. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của phòng NN&PTNT tại hai huyện thì năng suất cà phê nhân tại Mai Sơn lại thấp hơn tại Hướng Hoá. Thực tế theo quan sát của chúng tôi cây cà phê chè trồng tại Mai Sơn sinh trưởng kém hơn, mật độ trồng dày hơn cây cà phê trồng tại Hướng Hoá Quảng Trị.

Về thu nhập do phương thức sơ chế và bán sản phẩm khác nhau nên các hộ trồng cà phê tại Mai Sơn có thu nhập bình quân từ cây cà phê cao hơn đạt 127 triệu đồng/hộ, chủ yếu là sơ chế và bán nhân cà phê. Mặc dù có sản lượng cao hơn, song do chỉ bán quả tươi nên thu nhập trung bình của các hộ trồng cà phê tại Hướng Hoá chỉđạt 93,9 triệu đồng/hộ. Như vậy ngoài sản lượng thì hình thức sơ chế thành nhân cà phê đã mang lại thu nhập cao hơn cho các hộ trồng cà phê tại huyện Mai Sơn.

3.4.1.2. Cơ cấu giống cà phê và tình hình sản xuất giống cà phê tại hai huyện

Giống cà phê được trồng chủ yếu là giống cà phê chè Catimor, trồng bằng hạt giống mua từ trung tâm NCPTNLN Tây Bắc hay người dân tự để giống. 100% số hộđiều tra tại huyện Mai Sơn và 99% số hộ tại huyện Hướng Hoá trồng giống cà phê chè Catimor. Có 1% hộ điều tra tại Hướng Hoá có trồng giống cà phê chè TN2 nhưng với diện tích nhỏđể thử nghiệm.

Bảng3.13. Giống và kỹ thuật nhân giống cà phê tại hai huyện (theo % số hộ điều tra)

TT Chỉ tiêu Mai Sơn Hướng Hoá

1 Giống Catimor 100 99

2 Giống khác 0 1

3 Trồng bằng hạt 100 100

4 Tự nhân giống 73 85

5 Mua cây giống 27 15

Về hình thức nhân giống tại Mai Sơn có 73% số hộ tự nhân giống tại vườn còn 27% số hộ mua giống của các hộ gia đình khác. Tại Hướng Hoá có 85% số hộ tự nhân giống và 15% số hộ mua giống hay được hỗ trợ cây giống của Hiệp hội cà phê ca cao. Đa số hộ điều tra đều sử dụng hạt giống lấy từ vườn sản xuất để nhân giống. Các cây giống được sản xuất tại các vườn ươm do trạm khuyến nông huyện cung cấp được sản xuất từ hạt giống mua của TTNCPTNLN Tây Bắc (Mai Sơn) hay từ Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Tiêu chuẩn, chất lượng cây giống chưa được kiểm soát chặt chẽ tại cả hai huyện.

3.4.1.3. Kỹ thuật trồng mới cà phê tại hai huyện

Một số thông tin về kỹ thuật trồng mới cây cà phê tại hai huyện được trình bày tại bảng 3.14. Kết quả điều tra cho thấy: thời vụ trồng cà phê chính tại Mai Sơn là vào tháng 5-6 khi bắt đầu mùa mưa tại Tây Bắc, còn tại Hướng Hoá là vào tháng 8-9 vào giữa mùa mưa ở vùng bắc Trung bộ. Theo kết quả phỏng vấn các hộ trồng cà phê tại Hướng Hoá cần trồng cà phê muộn hơn để tránh tác động mạnh của gió nóng vào đầu mùa mưa tại Khe Sanh và mùa mưa tại đây kéo dài đến tháng 12 nên cây con có tỷ lệ sống cao hơn.

Mật độ trồng, do địa hình đất có độ dốc khác nhau nên mật độ trồng cà phê của hại huyện khác nhau. Tại huyện Mai Sơn mật độ trồng trung bình 5.500 cây/ha, phạm vi biến động từ 5.000 đến 7.000 cây/ha. Tại Hướng Hoá mật độ trồng trung bình 4.200 cây/ha, phạm vi biến động từ 4.000-4.800cây/ha.

Bảng3.14. Các thông tin về kĩ thuật trồng mới cà phê tại hai huyện

TT Chỉ tiêu Mai Sơn Hướng Hoá

1 Thời vụ trồng ( tháng) 5-6 8-9 2 Mật độ trồng TB (cây/ha) 5500 4200 Tối đa (cây/ha) 7000 4800 Tối thấp (cây/ha) 5000 4000 3 Khoảng cách hàng (m) 2 x 1 2 x 1,4 4 Bón lót: Phân chuồng (kg/hố) 4,0 5,0 Lân super (kg/hố) 0,3 0,4 NPK (kg/hố) 0,2 0,4 Vôi (kg/hố) 0,2 0,4

5 Trồng cây che bóng (% hộđiều tra) 15 67

Về khoảng cách hàng trồng tại Mai Sơn bố trí hàng dày hơn 2x 1m/cây, tại Hướng Hoá bố trí hàng trồng thưa hơn 2x1,4m/cây.

Lượng phân hữu cơ bón lót cho 1 hố trồng cà phê tại Mai Sơn là 4kg và tại Hướng Hoá là 5kg, chênh lệch không lớn giữa hai huyện. Riêng phân khoáng và vôi dùng để bón lót, các hộ trồng cà phê chè tại Hướng Hoá có lượng bón cao hơn so với tại Mai Sơn.

Về kỹ thuật trồng cây che bóng có 67% số hộđiều tra tại huyện Hướng Hoá có trồng cây che bóng cho cây cà phê bằng các cây muồng đen, muồng hoa vàng, cây mấc. Do khí hậu tại Hướng Hoá có gió lào và bão thường xuyên xảy ra nên người dân chú ý đến việc trồng cây che bóng cho cà phê. Tại Mai Sơn chỉ có 15% số hộ điều tra có trồng cây che bóng cho cà phê với cây trồng phổ biến là cây muồng đen.

3.4.1.4. Kỹ thuật chăm sóc cà phê

Điều tra về kỹ thuật chăm sóc cà phê của các hộ trồng cà phê tại hai huyện cho thấy người dân đã áp dụng một số kỹ thuật chăm sóc cho cây cà phê như bảng 3.15.

Giai đoạn 1-3 tuổi (giai đoạn kiến thiết cơ bản). Người dân đã áp dụng các kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây cà phê với lượng từ 3,5 đến 4,2 kg/cây, đạm ure

0,13kg/cây, Super lân 0,27 đến 0,45kg/cây, kali clorua 0,08 đến 0,2kg/cây, NPK 0,42- 0,46 kg/cây và phân vi sinh 0,2kg/cây. Kết quả điều tra cho thấy tổng lượng phân hữu cơ của các hộ dân tại huyện Mai Sơn bón lớn hơn tại Hướng Hoá, song về tổng lượng bón phân khoáng của các hộđiều tra tại huyện Hướng Hoá lại bón cao hơn ở Mai Sơn. Đặc biệt là sử dụng phân kali bón cho cà phê tại huyện Hướng Hoá có lượng bón và tỷ lệ hộ sử dụng cao hơn tại Mai Sơn. Ngoài ra các hộ tại huyện Hướng Hoá còn sử dụng nhiều loại phân bón như phân vi sinh, phận bón lá để bón cho cây cà phê.

Bảng3.15. Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê chè tại hai huyện

TT Chỉ tiêu Mai Sơn Hướng Hoá

kg/gốc % hộ bón kg/gốc % hộ bón 1 Thời kì 1-3 tuổi Phân hữu cơ 4,20 93,3 3,50 100 Đạm ure 0,13 60,0 0,13 57,2 Lân super 0,45 26,7 0,27 71,4 Kali clorua 0,08 26,7 0,20 57,2 NPK 0,46 86,7 0,42 85,7 Phân vi sinh 0 0 0,20 28,6 2 Thời kì kinh doanh (4-10 tuổi) Phân chuồng 4,7 100 4,1 85,7 Đạm ure 0,20 60 0,16 57,2 Lân super 0,25 26,7 0,29 71,4 Kali clorua 0,16 33,3 0,21 71,4 NPK 0,68 93,3 0,39 85,7 Phân vi sinh 0 0 0,47 42,8 3 Thời kì già cỗi (>10 tuổi) Phân chuồng 6,0 20,0 5,0 42,9 Đạm ure 0,35 13,3 0,25 28,6 Lân super 1,0 6,7 0,4 42,9 Kali clorua 0,3 6,7 0,23 42,9 NPK 0,8 20,0 0,33 42,9 Phân vi sinh 0 0,47 42,9 4 Thời điểm bón (tháng) 4;7;9 4,8,11

Giai đoạn kinh doanh (4-10 tuổi). Người dân đã áp dụng các kỹ thuật bón phân hữu cơ cho cây cà phê với lượng từ 5 đến 6kg/cây, đạm ure 0,25-0,35 kg/cây, super lân từ 0,4 đến 1,0/cây, kali clorua 0,23 đến 0, 3kg/cây, NPK 0,33-0,8 kg/cây và phân vi sinh 0,47kg/cây. Kết quả điều tra cho thấy tổng lượng phân hữu cơ, các loại phân khoáng của các hộ dân tại huyện Mai sơn bón lớn hơn so với tại Hướng Hoá. Tuy nhiên tỷ lệ các hộ áp dụng các kỹ thuật bón phân cho cà phê tại huyện Hướng Hoá cao hơn tại Mai Sơn. Ngoài ra các hộ tại huyện Hướng Hoá còn sử dụng nhiều loại phân bón như phân vi sinh, phận bón lá để bón cho cây cà phê và tỷ lệ bón các loại phân khoáng cân đối hơn so với các hộ trồng cà phê tại Mai Sơn. Về số lần bón, lượng phân bón đều được chia làm 3-4 lần bón theo các giai đọan sinh trưởng phát triển của cây cà phê và thời tiết của mỗi vùng. Lượng phân bón của các hộ dân tại Mai Sơn được chia làm 3 lần bón vào tháng 4,7,9 hàng năm, tại Hướng Hoá vào các tháng 4,8,11 hàng năm.

Bảng 3.16.Tình hình sâu bệnh hại cây cà phê chè tại hai huyện

TT Tên Vit Nam Tên khoa hc Mai Sơn Hướng Hoá

1 Bệnh đốm mắt cua Cercospora coffeicola + +

2 Bệnh cháy lá Pestalozzia coffeicola + +

3 Bệnh lở cổ rễ R.sp + Pythium+ F.0 + ++ 4 Bệnh vàng lá P. coffea + M.exigua + F.o+ R.b ++ ++ 5 Bệnh khô cành quả Collectotrichum coffeanum + ++

6 Bênh nấm hồng Corticium salmonicolor + +

7 Bệnh rỉ sắt Hemileia vastatrix + ++

8 Sâu tiện vỏ Dihammus cervinus ++ +++

9 Rệp sáp Pseudococus meracaptor + +

10 Sâu đục thân Xylotrechus quadripes +++ ++

11 Mọt đục quả Stesphanoderes hampei ++ +

12 Nhện đỏ Olygonychus coffeae + ++

Ghi chú: F: Fusarium R: Rhizoctonia F.o Fusarium oxysporum

P: Pratylenchus M: Meloidogyne R.b Rhizoctonia balaticola

+ Mức độ gây hại ít; ++ Mức độ gây hại vừa; +++ Mức độ gây hại nặng Nguồn: Phiếu điều tra hộ gia đình năm 2014

Kết quả điều tra về tình hình sâu bệnh hại qua phỏng vấn các hộ trồng cà phê tại hai huyện cho thấy: Các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên giống cà phê chè Catimor là bệnh đốm mắt cua, bệnh cháy lá, bệnh nấm hồng ở mức độ nhẹ tại cả hai huyện. Bệnh vàng lá ở mức độ hại trung bình tại cả hai huyện. Bệnh khô cành quả, bệnh rỉ sắt ở mức độ trung bình tại Hướng Hoá và mức độ nhẹ tại Mai Sơn. Trong các loài sâu hại có hai loài hại ở mức độ trung bình đến nặng tại cả hai huyện là sâu tiện vỏ, sâu đục thân cà phê. Trong đó sâu tiện vỏ gây hại nặng tại Hướng Hoá và sâu đục thân gây hại nặng tại Mai Sơn. Mọt đục quả, nhện đỏ gây hại từ mức nhẹ đến mức trung bình tại hai huyện. Rệp sáp gây hại nhẹ tại cả hai huyện. Như vậy các loại sâu bệnh hại có thể gây hại cho cây cà phê ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh thái hay kỹ thuật trồng chăm sóc cây cà phê của người dân tại hai huyện.

Bảng 3.17. Thông tin về kỹ thuật tạo hình, tỉa cành cho cà phê chè tại hai huyện

TT Ch tiêu Mai Sơn Hướng Hoá

1 Tạo hình Một thân Một thân 2 Nuôi tầng không 2-3 tầng 3 Nuôi cành thứ cấp có có 4 Số lần tỉa cành, tán vào tháng 3 lần vào tháng 2,5;7 (8) Nhiều lần từ tháng 4 đến tháng 10 5 Tỷ lệ hộ áp dụng kỹ thuật tỉa cành, tạo hình cà phê % 100 100

Nguồn: Phiếu điều tra hộ gia đình năm 2014

Kỹ thuật tạo hình tỉa cành giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao và hạn chế được các loại sâu bệnh hại. Đa số các hộđiều tra đều áp dụng kỹ thuật tạo hình và tỉa cành cho cây cà phê chè. Tại Hướng Hoá các hộ áp dụng kỹ thuật tạo hình đơn thân, hãm ngọn, nuôi tầng và nuôi cành thứ cấp, cắt tỉa cành lá thường xuyên từ tháng 4 đến tháng 10. Tại Mai Sơn các hộ áp dụng kỹ thuật tạo hình đơn thân không hãm ngọn, nuôi cành thứ cấp và cắt tỉa theo thời điểm trong năm vào các tháng 2,5,7. Tỷ lệ các hộ áp dụng kỹ thuật tạo hình tỉa cành cho cây cà phê tại cả hai huyện đạt 100% số hộđiều tra.

Kỹ thuật thu hái sơ chế và tiêu thụ sản phẩm

Thông tin về kỹ thuật thu họach và sơ chế cà phê chè tại hai huyện được trình bày trong bảng 3.18: Kết quảđiều tra cho thấy thời vụ chín của quả cà phê chè tại Mai Sơn là từ tháng 9 đến tháng 1, tập trung trong tháng 11, tại Hướng Hoá là từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung nhất trong tháng 10,11, như vậy thời vụ chín của cà phê chè tại cả hai huyện là gần như nhau, tuy nhiên tại huyện Mai Sơn có thể kéo dài hơn do tại đây có nhiêt độ thấp.

Tỷ lệ hộ thu hoach quả đúng độ chín đạt từ 90-95%, trong đó các hộ trồng cà phê tại Mai Sơn có tỷ lệ thu quả chín cao hơn tại Hướng Hoá. Nguyên nhân do các hộtrồng cà phê tại Mai Sơn thu hoạch quảđể tự gia đình chế biến và thời tiết khi thu hoạch tại Mai Sơn thường khô ráo nên các hộ thu hoạch cà phê với độ chín cao hơn.Các hộ trồng cà phê tại Hướng Hoá chủ yếu bán quả tươi và thời tiết vào vụ quả chín luôn có mưa lớn nên thường thu hoạch quả xanh hơn.

Bảng3.18. Thông tin về kỹ thuật thu hái, sơ chế và tiêu thụ quả cà phêchè tại hai huyện

TT Ch tiêu Mai Sơn Hướng Hoá

1 Thời vụ quả chín Tháng 9 đến tháng 1 Tháng 9 đến tháng 12 2 Thời điểm thu hoạch rộ Tháng 11 Tháng 10+11 3 Tỷ lệ hộ thu quảđủđộ chín 95% 90% 4 Tỷ lệ hộ tự sơ chế quả cà phê 95% 0 5 Tỷ lệ hộ bán quả tươi 5 100 6 Tỷ lệ hộ bán nhân khô 95 0

7 Giá bán quả tươi TB niên vụ 2013/2014 (Triệu đồng/tấn)

6 4,5

Nguồn: Phiếu điều tra hộ gia đình năm 2014

Tỷ lệ hộ tự sơ chế quả cà phê tại Mai Sơn là 95%, trong khí đó 100% hộ trồng cà phê tại Hướng Hoá bán quả tươi cho các nhà máy chế biến.

Giá bán quả tươi tại hai huyện có chênh lệch lớn từ 4,5 đến 6 triệu đồng/tấn quả. Tại Mai Sơn có giá bán quả tươi cao hơn tại Hướng Hoá Quảng Trị, đây cũng

là lý do mà thu nhập từ trồng cà phê của các hộ tại Mai Sơn cao hơn các hộ tại Hướng Hoá.

3.4.2. Nhng đim b sung cho quy trình k thut trng và chăm sóc cây cà phê chè ti Mai Sơn và Hướng Hoá

Một phần của tài liệu điều tra tình hình nghiên cứu và sản xuất cà phê chè (coffea arabica l ) tại tỉnh sơn la và quảng trị (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)