Các kết quả nghiên cứu khoa học của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắctại hai huyện Mai Sơn và Hướng Hoá trong 10 năm gần đây được tổng hợp trong bảng 3.9:
Bảng 3.9. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê chè của TTNCPTNLN Tây Bắc
TT Đề tài nghiên cứu Địa điểm
thực hiện Thời gian
1 Nghiên cứu hiệu lực của phân NPK cho cây cà phê Catimor tại Hướng Hoá Quảng Trị
Hướng Hoá, Quảng Trị
2005-2008
2 Nghiên cứu bón phân cân đối trên nền có và không có hữu cơ cho cây cà phê chè Catimor kinh doanh tại A Lưới – Thừa Thiên Huế
A Lưới – Thừa Thiên Huế
2005-2008
3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón cho cà phê chè Catimor tại Sơn La
Mai Sơn – Sơn La
2005-2008
4 Nghiên cứu hiệu lực của bón phân vi lượng cho cây cà phê chè tại Ba Vì Hà Nội
Ba Vì -Hà Nội
2005-2008
TT Đề tài nghiên cứu thĐịựa c hiđiểệm n Thời gian
cây cà phê chè tại Sơn La, A lưới -Thừa Thiên Huế Lưới 6 Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp tạo hình tới năng suất cà phê chè Catimor tại A Lưới – Thừa Thiên Huế A Lưới – Thừa Thiên Huế 2009-2011
7 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thử nghiệm 2 giống TN1, TN2 tại 1 số tỉnh miền núi phía Bắc.
Mai Sơn – Sơn La
2007-2008
8 Nghiên cứu đặc điểm giống và kỹ thuật thâm canh giống cà phê chè TN1, TN2 cho vùng Tây Bắc.
Mai Sơn – Sơn La
2010-2012
9 Nghiên cứu biện pháp canh tác bảo vệđất và cải thiện độ phì nhiêu đất trồng cà phê chè tại Sơn La và A Lưới– Thừa Thiên Huế.
Mai Sơn, A Lưới
2009-2012
10 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật xử lý sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng cà phê chè.
Sơn La, Quảng Trị
2005-2007
11 Phân vùng sinh thái cây cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam
Các tỉnh Trung Du và Miền núi phía Bắc
2011-2013
12 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê chè theo hướng phát triển bền vững cho các tiểu vùng sinh thái Tây Bắc
Sơn La- Điện Biên
2011-2013
13 Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh cà phê chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả và bền vững trên đất đồi núi Phủ Quỳ, Nghệ An
Nghệ An 2011-2013
14 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật (NCBPKT) thâm canh cà phê chè theo hướng phát triển bền vững cho các tiểu vùng sinh thái Tây Bắc và Quảng Trị.
Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị
Kết quảđiều tra trình bày tại bảng 3.9 cho thấy có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về cây cà phê chè được trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắc thực hiện trong 10 năm gần đây tại hai huyện Mai Sơn và Hướng Hoá. Các đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu chọn tạo các giống cà phê, quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hái và bảo quản quả cà phê phù hợp cho hai huyện.
-Các kết quả nghiên cứu về chọn tạo, nhân giống cà phê.
Kết quả nghiên cứu, đánh giá 39 thực liệu giống cà phê chè trồng tại Sơn La cho thấy có 16 thực liệu giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái tại Sơn La. 12 thực liệu giống có khả năng cho năng suất quả cao là: TN2, KHῴ, A37,OROAZETA,Catimor 14, KH23,18212, KH5, P4P3,P2,KH15. Có 9 thực liệu kháng rỉ sắt kém là Catura, Pluma hydalgo, KM58, Bourbon, OSEN, KH7, Catuay, 17ACB, Mundonovo.
Từ kết quả khảo nghiệm, so sánh giống cà phê chè tại Sơn La cho thấy có 5 giống cho năng suất cao là: TN2, Mundonovo, Catimor, TN1 và Catura, đặc biệt giống TN2 cho năng suất vượt trội sau 36 tháng trồng. 4 giống có chất lượng nhân cao là: TN1, TN2, Bourbon, Mundonovo.4 giống có khả năng kháng bệnh rỉ sắt cao là: Catimor, TH1, TN1, TN2 (Vương Hải, 2005).
Đánh giá khả năng ghép cây cà phê trên các loại gốc ghép khác nhau cho thấy: Cây cà phê chè có xu hướng cho năng suất cao khi được ghép trên gốc cà phê vối (Robusta) và cà phê chè Catimor. Cây ghép trên gốc cà phê mít có khả năng sinh trưởng kém và cho năng suất thấp hơn (Vương Hải, 2005).
-Kỹ thuật bố trí mật độ khoảng cách trồng cà phê chè. Trên các loại đất có hàm lượng dinh dưỡng, độ dốc khác nhau việc bố trí mật độ khoảng cách trồng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê và khả năng kiểm soát sói mòn đất. Các kết quả nghiên cứu tại hai huyện cho thấy: Tại Mai Sơn do có hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp, độ dốc lớn nên cần bố trí trồng cà phê chè giống Catimor theo đường đồng mức với khoảng cách hàng thay đổi từ 2x1m và 2x0,8m với mật độ tương ứng từ 5000 đến 6250 cây/ha. Tại Hướng Hoá Quảng Trị, điều kiện đất có độ phì cao (đất đỏ Bazan), và địa hình tương đối bằng phẳng nên có thể
bố trí mật độ trồng với khoảng cách thưa hơn 2x 1,2-1,5m, tương ứng 4000 - 4500cây/ha (Vũ Hồng Tráng, 2012).
-Kỹ thuật trồng cây che phủ đất bảo vệ đất: Kết quả nghiên cứu tại TTNCPTNLN Tây Bắc cho thấy: khi được tủ gốc các vườn cà phê đều sinhtrưởng phát triển tốt và cho năng suất cao hơnso với đối chứng. Phương pháp tủ dọc theo hàngcà phê có khả năng sinh trưởng phát triển và chonăng suất cao hơn so với tủ xung quanh gốc.Phương pháp tủ dọc theo hàng cà phê cho năngsuất nhân/ha tại Sơn La là 1,93 tấn, tại ĐiệnBiên là 1,96 tấn cao hơn so với tủ quanh gốc 0,5- 1,5 tấn và cao hơn so với không tủ từ 0,23 -0,27 tấn.
-Áp dụng kỹ thuật trồng xen cây họ đậu và trồng cây che bóng bằng cây nhãn vải trong hàng cà phê cho thấy:Xét về chỉ tiêu năng suất: Năng suất trên cácvườn cả hai địa điểm thực nghiệm chênh lệchnhau không đáng kể. Nhưng khi xét về hiệu quảkinh tế và tính bền vững của vườn cây thì vườn cótrồng xen cây họ đậu và vườn có cây che bóngnhư nhãn vải... góp phần tăng thu nhập cho ngườinông dân, khống chếđược cỏ dại, hạn chế xói mònrửa trôi. Đặc biệt khi trồng cà phê độc canh sẽ làmgiảm chu kỳ kinh doanh của vườn cây(Vũ Hồng Tráng, 2012).
-Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê chè: từ các kết quả nghiên cứu TTNCPTNLN Tây Bắc đã có các kết luận như sau: Đất trồng cà phê chè ở các tỉnh Sơn La, Quảng Trị là loại đất có độ chua lớn, hàm lượng chất hữu cơ trung bình, N,P, K tổng sốở mức trung bình, lân và ka li dễ tiêu tương đối nghèo. So sánh với bảng phân hạng đất trồng cà phê thì đất trồng cà phê tại hai tỉnh ở mức thích hợp cho trồng cà phê (S3). Sau 3 năm thí nghiệm bón phân, các tính chất hoá học của đất thay đổi không đáng kể.
Khi bón đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cây cà phê cho năng suất cao và hiệu quả sử dụng phân bón cao nhất. Hiệu lực của phân khoáng đa lượng có thể xắp xếp theo thứ tự như sau: K ≥ N >P và NPK>PK ≥ NK ≥ NP. Công thức bón phân khoáng hợp lý cho giống cà phê chè Catimor là 250Kg N + 100-150kg P2O5 + 250kg K2O/ha (Bùi Văn Sỹ, 2008).
-Bón phân khoáng kết hợp với phân hữu cơ cho cây cà phê chè kinh doanh có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng, năng suất cao hơn so với bón phân
khoáng đơn độc, vì vậy có thể lựa chọn công thức bón 150Kg N + 100kg P2O5 + 100kg K2O + 10 tấn phân chuồng/ha ( 2 năm bón 1 lần) cho cây cà phê.Bón phân vi lượng có tác động làm tăng cả năng suất và chất lượng nhân cà phê, với cà phê chè kinh doanh bón kết hợp cả các nguyên tố Zn (10kgZnSO4/ha), Bo (15kg H3BO3/ha) sẽ có hiệu quả cao nhất.(Bùi Văn Sỹ, 2008)
Một kết quả nghiên cứu khác của Vũ Hồng Tráng (2012) cho thấy:trong điều kiện vùngsinh thái Tây Bắc khi bón phân vô cơ cho cà phê chèkinh doanh với tỷ lệ N:P:K là 2,5: 1: 3 với lượngbón là 250 N + 100 P2O5 + 300 kg K2O nguyênchất/ha sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt,thu được năng suất cao và phẩm cấp hạt tốt nhất,tại Sơn La đạt 1,89 tấn nhân/ha, Điện Biên đạt1,98 tấn nhân/ha, cao hơn các công thức bón cònlại ở mức có ý nghĩa thống kê.
Khi được bổ sung các chất trung, vi lượngcác vườn cà phê đều sinh trưởng phát triển tốtvà cho năng suất cao hơn so với đối chứng. Khibón bổ sung đơn độc 1 hợp chất thì công thức bón bổ sung 15kg ZnSO4/ha cây cà phê sinhtrưởng phát triển tốt nhất, cho năng suất caonhất. Khi bón bổ sung các chất vi lượng thì côngthức bón bổ sung 15kg ZnSO4/ha + 20kgH3BO4/ha các chỉ tiêu về sinh trưởng và năngsuất đạt cao nhất.
Bón vỏ quả cà phê đã qua xử lý đạt hiệuquả gần tương đương với phân chuồng; khi bón 2loại ZnSO4và H3BO4; bón với lượng (250g N +100 P2O5 + 300 K2O/ha) sẽ cho tốc độ sinhtrưởng cũng như năng suất của cây cà phê chècao nhất. (Vũ Hồng Tráng, 2012)
-Nghiên cứu kỹ thuật tưới nước cho cà phê:Theo kết quả nghiên cứu, trong khi tưới vớilượng nước 40 lít/cây với các công thức tướikhác nhau chỉ làm tăng năng suất quả/ha từ 9,5tấn/ha lên 10,9 tấn/ha tương ứng 1,7 tấn nhân/halên 2,02 tấn nhân/ha thì tưới với lượng 60 lít/câyđã làm tăng năng suất quả từ 9,5 tấn lên11,7 tấn/ha tương ứng từ 1,7 tấn nhân lên 2,17tấn nhân/ha. Tại Tây Bắc trong điều kiện có khảnăng tưới nên tưới 2 lần vào thời điểm cuối tháng11 năm trước và tháng 2 năm sau (tức là trước vàsau khi cây cà phê phân hóa mầm hoa). Mỗi lần tưới vớilượng 60 lítnước/cây sẽ làm cho cây cà phê sinhtrưởng phát triển tốt nhất cho năng suất cao vàbền vững của vườn cây (Vũ Hồng Tráng, 2012).
-Kỹ thuật tạo hình tỉa cành cho cây cà phê chè. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây cà phê chè cần được tạo hình đơn thân và tỉa cành thường xuyên để tạo cho tán cây thông thoáng, loại bỏ được cành già cỗi tạo điều kiện cho các đoạn cành mang quả gần với thân chính góp phần tăng năng suất và hạn chế sâu bệnh hại. Hãm ngọn ởđộ cao nhất định sẽ tạo điều kiện cho cành quả phát triển tốt cho năng suất quả và chất lượng quả cao. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao hãm ngọn cây cà phê chè tại A Lưới cho thấy độ cao hãm ngọn lần đầu ở độ cao 1,4 m sẽ tạo cho cây cà phê sinh trưởng cành quả tốt hơn so với không hãm ngọn hay hãm ngọn ởđộ cao lớn hơn (1,6-1,8m), (Bùi Văn Sỹ, 2008).
-Kỹ thuật thu hái và xử lý quả cà phê sau thu hoạch. Các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật thu hái và sơ chế bảo quản cà phê tại Sơn La và Quảng Trị cho thấy: Quá trình thu hái và bảo quản quả cà phê có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng nhân cà phê chè. Phương pháp loại bỏ nhớt khỏi hạt không đúng cũng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhân cà phê. Theo kết quả điều tra cho thấy việc áp dụng không đúng kỹ thuật thu hái và chế biến quả cà phê chè có thể làm giảm chất lượng nhân, tăng chi phí chế biến và vật liệu phụ trội lên đến 7 triệu đồng/1 tấn cà phê nhân (giá thời điểm năm 2006-2007).
Bảo quản quả cà phê với độ dày khối quả từ 40cm trở xuống, thời gian bảo quản 48 giờ ở nhiệt độ 20-21oC, không có ảnh hưởng đến chất lượng nhân và nước uống cà phê chè. Bảo quản với độ dày lớp quả và thời gian bảo quản lớp quả cao hơn có ảnh hưởng xấu đến chất lượng cà phê nhân, làm tăng số lỗi của nhân cà phê xuất khẩu.
Tại Hướng Hoá, Quảng Trị đa số sản lượng cà phê tươi được bán cho các nhà máy chế biến ướt theo công nghệ hiện đại nên chất lượng nhân và nước uống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tốt. Tại huyện Mai Sơn, Sơn La người dân áp dụng kỹ thuật chế biến nửa ướt quy mô hộ gia đình, kết hợp phơi hạt trong điều kiện tự nhiên nên chất lượng nhân và nước uống thấp hơn so với cà phê nhân tại Hướng Hoá. Sử dụng lồng phơi cà phê thóc hay lò sấy đã cải thiện được chất lượng cà phê nhân tại Mai Sơn. Thời gian ủ lên men tại hai huyện có sự khác nhau do điều kiện
nhiệt độ không khí tại thời điểm thu hoạch. Thời gian ủ men tại Hướng Hoá thích hợp từ 8-12 giờ, tại Mai Sơn là từ 13-14 giờ.
Áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật bảo quản quả, lên men, sấy trong thí nghiệm đã cho tỷ lệ mẫu cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 90,4 đến 95,6% (Vũ Thị Trâm, 2008).
-Các kết quả nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cà phê chè
Bảng 3.10. Các kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại cây cà phê chè của TTNCPTNLN Tây Bắc
TT Đề tài nghiên cứu Địa điểm thực
hiện Thời gian
1 Điều tra diễn biến thành phần sâu bệnh hại cho cà phê chè Catimor tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Sơn La và Hà Tây Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Hà Tây 2005-2008 2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để phòng trừ bệnh rỉ sắt, mọt đục quả, sâu tiện vỏ trên cây cà phê chè
Quảng Trị, Sơn La
2005-2008
3 Nghiên cứu phòng trừ tổng hợp nấm hồng (Corticium salmonicolour Berk &Broome) hại cà phê chè tại A Lưới – TT Huế. Thừa Thiên Huế 2005-2007 4 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ mọt đục cành cà phê chè tại Sơn La Sơn La 2009-2011 5 Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nhiệt độ thấp và sương muối hại cà phê ở vùng Tây Bắc Các tỉnh Tây Bắc 2011-2013
Trong 10 năm quan, các nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây cà phê chè đã xác định được các đối tượng gây hại chính và các biện pháp phòng chống như sau(Vũ Hồng Tráng, 2012).
+ Nghiên cứu phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cà phê
Nguyên nhân: Hiện tượng vàng lá cà phê chè tại Sơn La vàĐiện Biên ngoài nguyên nhân do vi sinh vật còn docác nguyên nhân khác như: Sinh lý, mạch nướcngầm cao vào mùa mưa, đất đai không phù hợp,ảnh hưởng của bộ rễ ngay từ trong vườn ươm(cây có 2 rễ cọc, rễ cây bị xoắn, rễ cọc bị cong...),chếđộ canh tác chưa hợp lý... thường gây hạitrên cà phê kinh doanh. Vàng lá do vi sinh vật cóchung một triệu chứng là vàng lá không đồng đều(cục bộ) trên toàn vườn mà thường bị cục bộtrong khi đó vàng lá do đất đai không phù hợp,chếđộ canh tác... thì toàn vườn lá bị úa vàng kèmtheo cành, quả khô và rụng. Kết quả điều tra tại 2tỉnh Sơn La và Điện Biên đều xuất hiện 3 loạibệnh vàng lá hại rễ cà phê.Kết quả giám định cho thấy bệnh vàng lá dovi sinh vật gây ra có sự kết hợp của nấm và tuyếntrùng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác ảnhhưởng của bộ rễ ngay từ trong vườn ươm và hạitrên vườn cà phê kinh doanh.
Biện pháp phòng trừ
Phòng trừ bằng phương pháp cơ học: Khicây đã bị bệnh, có hiện tượng lá vàng, héo rũ tiếnhành cắt tỉa, tạo hình tạo tán. Đặc biệt một số câyvàng lá do rễ cong do thời kỳ cấy cây con vàobầu không hợp lý hoặc thiếu chất dinh dưỡng...,thì tiến hành bổ sung phân bón, vườn cây sinhtrưởng phát triển tốt lá xanh trở lại.
Phòng trừ bằng phương pháp hóa học:Sử dụng Tilt 250EC (0,15%) có hiệu lực caonhất, sau đó đến Anvil 5EC (0,20%) và VibenC50BTN (0,3%). Các công thức thuốc còn lại làCarbenzim 500 FL (0,20)%, VibenC 50BTN(0,2%) có hiệu lực thấp trong phòng trừ bệnhvàng lá.
+ Nghiên cứu phòng trừ bệnh khô cànhkhô quả
Nguyên nhân: Bệnh khô cành khô quả thường xuất hiện vàgây hại trước và sau thu hoạch trên cà phê kinhdoanh, là loại bệnh nghiêm trọng và rất nguyhiểm, chúng làm giảm năng suất cũng như tínhbền vững của vườn cây. Nguyên nhân gây bệnhlà do nấmColletotrichum coffeanum, ngoài rakhô cành khô quả Die - Back do hiện tượng thiếudinh dưỡng, đất đai không phù hợp, ảnh hưởng của bộ rễ ngay từ trong vườn ươm (cây có 2 rễcọc, rễ cây bị xoắn, rễ cọc bị cong...).
Biện pháp phòng trừ
Phòng trừ bằng phương pháp cơ học:Trong các vườn cà phê bị khô cành khô quả do hiện tượngthiếu dinh dưỡng đã tiến hành cắt tỉa những cànhbị khô, cành tăm, đánh bỏ chồi vượt.... Tạo hìnhtạo tán, đặc biệt những cây mang quá nhiều quả,lượng dinh dưỡng không đủ cung cấp cho câynên kết hợp bổ sung lượng phân bón nhất địnhcho cây.
Phòng trừ bằng phương pháp hóa học:Sử dụng thuốc Tilt 250EC (0,10%) sau các đợt theo dõi7, 15, 30 ngày sau phun đều có hiệu lực cao nhất.Tiếp đến công thức thuốc Anvil 5EC (0,15%);Anvil 5EC (0,10%); VibenC 50BTN (0,25%).Công thức Carbenzim 500FL (0,20%) có hiệu lựcthấp nhất trong phòng trừ bệnh khô cành khô quảcà phê.
+ Nghiên cứu phòng trừ rệp sáp hại cà phê chè (Pseudococcus Spp)
Kết quảđiều tra cho thấy thành phần rệp hạigồm có 6 loài rệp sáp, trong đó, rệp sáp hại rễ lànguy hiểm nhất gây hại nặng trên cây cà phê chèkiến thiết cơ bản và cà phê kinh doanh.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp
Phòng trừ bằng phương pháp cơ học: Khicây cà phê bị rệp sáp hại tiến hành cắt bỏ nhữngchồi non ra không đúng lúc, những chồi vượt lànguồn dinh dưỡng thích hợp cho rệp sáp lây lanphát triển. Thu gom, tiêu hủy các cành, lá bịnhiễm rệp sáp là biện pháp hữu hiệu hạn chế sựphát triển của rệp sáp hại cà phê,