In lụa là phƣơng pháp thông dụng sử dụng trong việc tạo hình trên các vật liệu nhƣ vải, giấy, thủy tinh… Trong phần này, kỹ thuật in lụa sẽ đƣợc trình bày một cách vắn tắt về nguyên lí, cách thức chế tạo âm bản và kỹ thuật tạo màng TiO2 trên thủy tinh dẫn điện (FTO).
Nguyên lý chung của kỹ thuật in lụa [41, 51] là hình ảnh cần in đƣợc khắc trên lụa theo nguyên tắc phần hình ảnh cần in đƣợc để trống, phần còn lại đƣợc phủ keo PVA. Khi in, hồ TiO2 sẽ đi xuyên qua lƣới ở phần trống tạo hình trực tiếp lên vật liệu in.
Âm bản là bộ phận chính trong kỹ thuật in này. Âm bản thực chất là một lớp lƣới lụa (90T đến 180T) đƣợc phủ keo PVA để trống phần hình ảnh cần in. Lụa in đƣợc căng đều trên khung in bằng gỗ. Hỗn hợp keo PVA và K2Cr2O7 trộn đều theo một tỉ lệ phù hợp, tỉ lệ này phụ thuộc vào thời gian phơi sáng để PVA đóng rắn, ở đây chúng tôi sử dụng 1% K2Cr2O7 về khối lƣợng hỗn hợp và thời gian phơi sáng 30 giây. Hỗn hợp này đƣợc phủ đều lên lƣới in, sấy khô trong ánh sáng yếu. Một lớp phim âm bản làm từ giấy trong suốt có chứa hình ảnh cần in (in mực đen) đƣợc đặt trên bề mặt khung in trƣớc khi chiếu sáng. Toàn bộ khung in sau khi phủ keo đƣợc phơi sáng (Hình 3.4) trong khoảng thời gian thích hợp. Ở những phần có ánh
Luận văn thạc sĩ Hóa học Phạm Lê Nhân
sáng đi qua PVA sẽ đóng rắn, những chỗ không có ánh sáng chiếu vào sẽ bị rửa trôi và tạo thành hình ảnh cần in. Ở đây, các lớp TiO2 tạo pin có dạng tròn, nên hình ảnh trên phim âm bản là các hình tròn kích thƣớc xác định trƣớc.
Để đảm bảo lớp màng mỏng TiO2 có kích cỡ chính xác đúng theo yêu cầu, vị trí các lớp sau trùng khít lên vị trí lớp trƣớc, cần phải có bàn in và khung in cố định với nhau (Hình 3.5) và có thể chuyển động quay quanh trục cố định thông qua hệ thống ổ bi.
Hình 3. 5 Khung in cố định trên bàn in thông qua hệ thống ổ bi