Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ ráp pin lên thông số hoạt động của DSC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KỸ THUẬT CHẾ TẠO PIN QUANG ĐIỆN HÓA NANO DIOXIT TITAN – CHẤT NHẠY QUANG N749 (Trang 65)

Ngoài quy trình theo sơ đồ Hình 3.11, chúng tôi đã chế tạo các DSC sử dụng chất nhạy quang N749 đƣợc lắp ráp ở nhiệt độ phòng. Trong các pin này, đã thay chất kết dính nhiệt dẻo surlyn bằng một số vật liệu kết dính khác ở nhiệt độ phòng nhƣ thủy tinh lỏng, epoxy hai thành phần, silicon dán kính, keo dán dạng mastic hai thành phần.

Các DSC sau khi đƣợc chế tạo sẽ đƣợc đo các thông số hoạt động bằng cách đo đƣờng đặc trƣng dòng thế (I-V). Các thông số JSC, VOC, ff, η của các DSC ở hai điều kiện nhiệt độ ráp khác nhau sẽ đƣợc so sánh để rút ra tác động của nhiệt độ lên quá trình ráp pin.

3.9. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ lên độ bền của N749

Để khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ lên độ bền của N749 trong điều kiện gần giống với pin thật, các điện cực TiO2 sau khi ngâm trong dung dịch N749 trong 24 giờ sẽ đƣợc xử lý nhiệt trong bình chân không ở 85oC và ở điều kiện ráp pin 130oC. Ở 85o

C, chất nhạy quang trong các điện cực xử lý nhiệt đƣợc trích ra hoàn toàn bằng 1 ml dung dịch T (Bảng 3.1) sau mỗi 24 giờ một lần. Đối với nhiệt độ cao hơn ở 130o

C, chất nhạy quang cũng đƣợc trích ra hoàn toàn sau khoảng thời gian xử lý nhiệt lần lƣợt là 15 giây, 30 giây và 60 giây so với thời gian gia nhiệt ráp pin là 30 giây ở 130oC (Sơ đồ Hình 3.11). Phổ hấp thu UV-VIS (bƣớc sóng 850 nm đến 400 nm) của các dung dịch trích đƣợc đo. Cực đại hấp thu của các dung dịch trên đƣợc so sánh với nhau và so với cực đại hấp thu của dung dịch N749 gốc trong cùng nồng độ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KỸ THUẬT CHẾ TẠO PIN QUANG ĐIỆN HÓA NANO DIOXIT TITAN – CHẤT NHẠY QUANG N749 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)