Nhiệm vụ đề tài

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KỸ THUẬT CHẾ TẠO PIN QUANG ĐIỆN HÓA NANO DIOXIT TITAN – CHẤT NHẠY QUANG N749 (Trang 51 - 52)

N749 là một trong những chất nhạy quang đƣợc đặt nhiều hi vọng nhất về khả năng cải tiến hiệu suất của DSC vì có khả năng hấp thu ánh sáng đến vùng hồng ngoại gần 920 nm [48, 53]. Tuy nhiên, số lƣợng các công trình nghiên cứu chế tạo DSC chất nhạy quang N749 rất ít. Một số nhóm nghiên cứu ở các nƣớc đã nghiên cứu chế tạo DSC-N749 nhƣ: Đài Loan tạo DSC-N749 có hiệu suất 4,7% [36], Nhật Bản 5,2% [60], 8,4% [35] và 8,8% [46]. Mặt khác, độ bền nhiệt cũng nhƣ độ bền quang của N749 vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi chọn chất nhạy quang N749 làm trọng tâm để nghiên cứu chế tạo DSC và đánh giá khả năng sử dụng chất nhạy quang này vào thực tế.

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung cải tiến một số kỹ thuật trong việc chế tạo DSC trên cơ sở phƣơng tiện và thiết bị hiện có. Kỹ thuật in lụa sẽ đƣợc phát triển và sử dụng vào việc chế tạo màng TiO2 trên thủy tinh dẫn. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất và thông số hoạt động của DSC nhƣ nhiệt độ, quá trình xử lý TiCl4 trong giai đoạn kết tinh TiO2, lƣợng N749 hấp phụ trên TiO2, sẽ đƣợc tìm hiểu và tìm hƣớng khắc phục những ảnh hƣởng không tốt của chúng.

Đạt đƣợc độ bền ở 85o

C là yếu tố cần thiết để đánh giá khả năng đƣa vào sử dụng trong thực tế của DSC. Do đó, ảnh hƣởng của nhiệt độ đến độ bền của N749 ở nhiệt độ này sẽ đƣợc khảo sát và từ kết quả này chúng tôi kết luận khả năng ứng dụng của N749 vào thực tế.

Bên cạnh đó, tác động của dung dịch điện ly đến hiệu suất, thông số và thời gian hoạt động của DSC trên nền chất nhạy quang N719 sẽ đƣợc khảo sát để tìm ra dung dịch điện ly thích hợp sử dụng cho DSC dùng chất nhạy quang N749.

Kết hợp với phƣơng pháp tổng trở, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố bên trong DSC tác động đến hiệu suất và các thông số hoạt động của DSC. Những biến đổi của các yếu tố này dẫn đến sự thoái hóa của DSC sử dụng chất nhạy quang N719 trong quá trình khảo sát ảnh hƣởng của các dung dịch điện ly.

Luận văn thạc sĩ Hóa học Phạm Lê Nhân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KỸ THUẬT CHẾ TẠO PIN QUANG ĐIỆN HÓA NANO DIOXIT TITAN – CHẤT NHẠY QUANG N749 (Trang 51 - 52)