Nguồn cung cấp điện cho giao thông ĐSCĐ 1 Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chất lượng điện năng khi điện khí hóa đường sắt ở việt nam (Trang 43 - 44)

- Tính ổn định của khối tuabin máy phát thay đổi.

TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT CHẠY ĐIỆN 3.1 Giới thiệu chung về giao thông điện

3.3 Nguồn cung cấp điện cho giao thông ĐSCĐ 1 Khái niệm chung

3.3.1 Khái niệm chung

Thông thường trong hệ thống giao thông ĐSCĐ, điện năng được cung cấp cho đầu tầu - đoàn tầu chạy điện (ĐTCĐ) bởi các thành phần chính sau: hệ thống trạm điện kéo, hệ thống phân phối và hệ thống đường dây hồi tiếp và ray. Nói chung, đều được lắp đặp cho cả hai hệ thống giao thông sức kéo điện một chiều (DC) và xoay chiều (AC). Đầu tầu - ĐTCĐ lấy điện trực tiếp từ mạng tiếp xúc qua khung truyền dẫn. Mạng tiếp xúc có thể là trên không hoặc ray thứ ba.

Trong hệ thống DC mỗi trạm điện kéo bao gồm máy biến áp và bộ chỉnh lưu (bộ chỉnh lưu có điều khiển hoặc không điều khiển), điện áp và công suất tương đối thấp. Điện áp DC này cung cấp trực tiếp cho các động cơ kéo. Hệ thống này phù hợp hơn đối với giao thông đường sắt đô thị vì khoảng cách các nhà ga, trạm dừng đón khách tương đối ngắn và đòi hỏi thời gian tăng tốc nhanh.

Trong hệ thống AC nguồn công suất được cung cấp trực tiếp bởi trạm biến áp điện kéo cho đầu tầu hay ĐTCĐ thông qua mạng tiếp xúc và khung tiếp điện, mà không cần bộ chỉnh lưu. Tuy nhiên, điện áp tương đối cao cần phải có thêm biến áp trên tầu với các cấp biến đổi phù hợp cho động cơ kéo và các thiết bị điện phụ trợ khác trên tầu. Bên cạnh đó, máy biến áp trên tầu làm tăng thêm khối lượng trên đầu tầu AC và khả năng vận tải lớn hơn. Hệ thống AC phù hợp hơn trong giao thông giữa các thành phố lớn, liên tỉnh, vệ tinh… khoảng cách giữa các trạm dừng, nhà ga là tương đối xa, tốc độ cao hơn trong hành trình giữa các trạm là yếu tố quan trọng.

Đối với mỗi hệ thống, AC hoặc DC đều bao gồm các thành phần sau:

- Hệ thống cung cấp công suất sức kéo điện chính: trạm biến áp sức kéo điện nằm dọc tuyến đường sắt với các vị trí xác định.

- Hệ thống phân phối công suất sức kéo điện: mạng tiếp xúc trên không hoặc ray thứ 3. Ngoài ra, các trạm chuyển mạch, trạm biến áp trung gian AT (Auto – Transformer) hoặc BT (Booster – Transformer) dọc tuyến và trạm đóng cắt phân đoạn được trang bị cho hệ thống AC.

- Hệ thống ray và đường dây hồi tiếp: bao gồm đường ray chạy tầu, đường dây nối đất.

Đường sắt chạy điện là hộ tiêu thụ điện loại I, nên nó được thiết kế với hai nguồn cung cấp, nhằm đảm bảo được độ tin cậy và an ninh cao khi có sự cố ở bất kỳ một nguồn nào cũng không bị phá vỡ hệ thống. Đây là nguyên tắc trong thiết kế và xây dựng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chất lượng điện năng khi điện khí hóa đường sắt ở việt nam (Trang 43 - 44)