Xác định bối cảnh và mục tiêu

Một phần của tài liệu xây dựng e – portfolio phục vụ dạy học địa lí lớp 11 – thpt (phần địa lí khu vực và quốc gia) (Trang 52)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Xác định bối cảnh và mục tiêu

- Bối cảnh:

+ Hiện nay, đa số GV và HS đều có trình độ cơ bản về tin học, khả năng và điều kiện tiếp cận CNTT, hệ thống mạng, có thể sử dụng được nguồn tư liệu này hiệu quả;

+ Các cơ sở vật chất phục vụ, hỗ trợ thiết kế tương đối đầy đủ (nhà trường có hệ thống máy tính kết nối mạng, máy chiếu phục vụ trình chiếu);

+ Nhu cầu về nội dung phong phú kiến thức địa lí khu vực và quốc gia phục vụ biên soạn giáo án, hướng dẫn HS tìm kiếm tri thức;

+ Nhu cầu đổi mới phương pháp và PTDH, GV được khuyến khích ứng dụng những thành tựu của CNTT trong QTDH.

- Mục tiêu:

+ Sưu tập tư liệu phục vụ QTDH và nghiên cứu. Portfolio sẽ là tư liệu kiến thức bổ ích phục vụ TTSP, cũng như là nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy.

+ Sưu tập những tư liệu kiến thức tương đối đầy đủ về nội dung Địa lí khu vực và quốc gia trong chương trình lớp 11. Những nội dung này không chỉ là nội dung chính từ SGK mà còn là những nội dung kiến thức mang tính bổ sung thêm, giải thích,

làm rõ cho những nội dung trong chương trình, những nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống mà GV và HS cần quan tâm.

+ Bộ sưu tập sẽ phục vụ QTDH đạt hiệu quả (tiết kiệm thời gian, tiếp cận kiến thức đầy đủ theo từng chủ đề, kiến thức của GV và HS sẽ được mở rộng).

+ Thiết kế được trang web miễn phí để lưu trữ.

+ Thông qua portfolio, tạo môi trường để các đồng nghiệp chia sẻ, rút kinh nghiệm; các em HS tự học, mở rộng kiến thức,...

- Yêu cầu GV cần:

+ KTCB về hệ thống chương trình, nội dung, yêu cầu của chương trình Địa lí lớp 11 (nhất là phần Địa lí khu vực và quốc gia);

+ Kĩ năng tìm, chọn lọc, tổng hợp tư liệu;

+ KTCB về CNTT, máy tính điện tử và hiểu biết cơ bản về thiết kế web.

2.2.2. Xác định nội dung sưu tập

Nội dung tư liệu tập trung tìm hiểu Địa lí khu vực và quốc gia có trong chương trình cơ bản lớp 11 – THPT. Nội dung tìm hiểu gồm 7 bài (Hợp chúng quốc Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-trây-li-a, Khu vực Đông Nam Á và Liên minh châu Âu - EU). Tùy từng bài, từng tiết mà nội dung tư liệu có thể bao gồm các nội dung sau:

- Kiến thức cơ bản (KTCB): tổng quan về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực; tổng quan về lịch sử thành lập, thành viên, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động (đối với tổ chức).

- Câu hỏi: tổng hợp hệ thống câu hỏi, gợi ý trả lời những câu hỏi trong SGK và những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học.

- Tư liệu bổ sung (TLBS): trong từng khu vực, quốc gia, tổ chức ngoài việc tìm những tư liệu về KTCB trong chương trình, bộ sưu tập còn tìm bổ sung những tư liệu giải thích nguyên nhân, quá trình của các hiện tượng, sự kiện địa lí (tự nhiên và kinh tế - xã hội) diễn ra trong khu vực (quốc gia) đó.

- Bản đồ: các bản đồ tự nhiên, dân cư và xã hội của quốc gia, khu vực; bản đồ các quốc gia thành viên của tổ chức.

- Hình ảnh: gồm các hình ảnh có liên quan (cờ, biểu tượng, hình ảnh đặc trưng về tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội).

- Giáo án (sưu tập, thiết kế dạng word; bằng các phần mềm soạn giáo án Powerpoint, Violet hoặc Lecture maker).

- Ngoài ra, còn có một số dạng tư liệu tùy vào từng tiết dạy (bảng SLTK , video sưu tập hoặc tự thiết kế, đề kiểm tra tham khảo,...)

Tư liệu thu thập về Địa lí khu vực và quốc gia 11 được sắp xếp vào từng thư mục theo chủ đề của từng bài, từng tiết trong chương trình theo dạng tư liệu (văn bản, hình ảnh, bản đồ,...) và từng chủ đề (nội dung KTCB, câu hỏi, hình ảnh,...) tùy thuộc vào nội dung từng bài, từng tiết.

2.2.3. Tìm kiếm tư liệu, lựa chọn và sắp xếp tư liệu (số hóa dữ liệu)

Dựa trên những định hướng về nội dung sưu tập, tôi tiến hành sưu tập và sắp xếp tư liệu, hiện vật theo dạng tư liệu và từng chủ đề theo đơn vị bài học, tiết học, theo từng chủ đề sưu tập (nội dung KTCB, câu hỏi, TLBS, bản đồ, hình ảnh, bảng số liệu,...)

Ví dụ, đối với Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì, HS sẽ được tìm hiểu về đất nước Hoa Kì, qua 3 tiết:

- Tiết 1: tìm hiểu về “Tự nhiên, dân cư và xã hội” của Hoa Kì - Tiết 2: tìm hiểu về “Kinh tế

- Tiết 3: thực hành “Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì” Nội dung sưu tập theo từng tiết cụ thể như sau:

Tiết Chủ đềsưu tập Nội dung sưu tập

Tiết 1 KTCB I. Lãnh thổ và vị trí địa lí 1. Lãnh thổ

2. Vị trí địa lí

II. Điều kiện tự nhiên

1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên

- Vùng phía Tây - Vùng phía Đông - Vùng Trung tâm 2. A-la-xca và Ha-oai III. Dân cư

1. Gia tăng dân số 2. Thành phần dân cư 3. Phân bố dân cư

Câu hỏi 1. Câu hỏi SGK 2. Câu hỏi bổ sung

 Vì sao Hoa Kì có hiện tượng lốc xoáy diễn ra nhiều nhất trên thế giới?

 Dầu hỏa phân bố nhiều nhất ở đâu trên lãnh thổ Hoa Kì?  Vì sao Hoa Kì có tỉ lệ nhập cư cao?

 Vì sao dân cư Hoa Kì có thành phần dân cư đa dạng?  Tiểu bang của Hoa Kì có nhiều người Việt Nam sinh sống?

TLBS  Hệ thống Ngũ hồ

 Lịch sử thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì  Cuộc nội chiến 1861 – 1865

 Ý nghĩa lá cờ Hoa Kì  Một số tổng thống Hoa Kì

 Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kì  Tượng Nữ thần tự do

 Một số bang nổi tiếng của Hoa Kì

Bản đồ  Bản đồ hành chính thế giới

 Bản đồ tự nhiên Hoa Kì (hình 6.1)

Hình

ảnh Hình ảnh về tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kì SLTK  Số dân Hoa Kì giai đoạn 1800 – 2005

 Một số chỉ số về dân số Hoa Kì qua các năm

Tiết 2 KTCB I. Quy mô nền kinh tế II. Các ngành kinh tế 1. Dịch vụ

2. Công nghiệp 3. Nông nghiệp

Câu hỏi 1. Câu hỏi SGK 2. Câu hỏi mở rộng:

 Vành đai nông nghiệp Hoa Kì là gì? Tại sao ở Hoa Kì lại hình thành vành đai nông nghiệp?

 Vì sao nông nghiệp Hoa Kì chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 1% GDP)?

 Vì sao từ năm 1985 đến nay Hoa Kì là nước nhập siêu?  Tại sao du lịch của Hoa Kì có doanh thu cao nhất thế giới?

TLBS  Sự kiện 11/09/2001

 Vị trí và một số dự báo về nền kinh tế Hoa Kì  Kinh đô điện ảnh thế giới

 Sản xuất công nghiệp hiện đại ở Hoa Kì  Sản xuất nông nghiệp cơ giới hóa ở Hoa Kì

Bản đồ  Bản đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì ( hình 6.6)

 Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì (hình 6.7)

Hình

ảnh  Một số công trình kiến trúc nổi tiếng, địa danh du lịch ở Hoa Kì(khu đô thị, thành phố,…)  Sản xuất cơ giới hóa trong nông nghiệp của Hoa Kì

 Một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng (máy móc, thiết bị hiện đại)

Tiết 3 KTCB 1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp 2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp

Câu hỏi Vì sao vùng Đông Bắc Hoa Kì có công nghiệp tập trung với mật độ cao?

TLBS  Biệt danh các thành phố công nghiệp ở Hoa Kì  Các vùng kinh tế Hoa Kì

Bản đồ  Bản đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì  Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì

Ngoài ra, nội dung sưu tập trong từng tiết còn có giáo án tham khảo dạng word và power point, bộ câu hỏi kiểm tra và liên kết trang web làm bài kiểm tra trực tuyến.

2.2.4. Hoàn thiện portfolio

Sau khi tìm, lựa chọn và sắp xếp tư liệu vào các thư mục, bộ sưu tập đã hình thành về cơ bản. Những công việc cần thực hiện để hoàn thiện hơn cấu trúc, nội dung của bộ tư liệu, bao gồm một số hoạt động chủ yếu:

- Đánh giá tư liệu: GV sẽ xem xét, đánh giá kết quả sưu tập so với những nội dung xác định ban đầu theo từng tiết học, bài học. Việc đánh giá kết quả sưu tập sẽ định hướng những nội dung cần thay đổi, những nội dung cần bổ sung để đáp ứng yêu cầu phục vụ dạy học ở mức cơ bản, những định hướng sưu tập mở rộng tiếp theo.

- Sắp xếp, tổ chức liên kết: để khai thác và sử dụng tư liệu hiệu quả, cần có sự liên kết các tư liệu thành chuỗi kiến thức. Ngoài việc sắp xếp tư liệu theo cấu trúc thư mục thiết kế, bên trong nội dung các tư liệu cũng có sự liên hệ lẫn nhau, việc hình thành các liên kết này giúp cho sự liên hệ tư liệu trở nên chặt chẽ, nội dung phản ánh sâu sắc và đầy đủ hơn. Hầu hết các dạng tư liệu đều cho phép thực hiện thao tác này (công cụ “hyper- link” trong word, power point,…).

- Lấy ý kiến đóng góp của một số đồng nghiệp, những người có chuyên môn để hoàn thiện hơn về nội dung. Những kinh nghiệm tích lũy của từng đồng nghiệp sẽ đánh giá một lần nữa về giá trị của bộ sưu tập. Những đánh giá này sẽ mang tính khách quan, giúp người sưu tập có những nhìn nhận đầy đủ hơn, xác định những nội dung mà mình cần điều chỉnh hoặc tiếp tục sưu tập.

- Sử dụng tư liệu phục vụ dạy học và nghiên cứu. Những tư liệu này có thể được sử dụng trực tiếp vào QTDH (KTCB, hình ảnh, bản đồ) hoặc là cơ sở để tham khảo thiết kế những tư liệu mới theo dự định của mình (thiết kế giáo án, thiết kế bài giảng điện tử).

2.2.5. Trình bày porfolio điện tử trên trang web miễn phí jimdo.com

Sau khi hoàn thiện bộ tư liệu sưu tập, GV có thể lưu trữ và trình bày E-portfolio ở dạng offline lưu vào đĩa CD hoặc đưa lên web ở dạng online. Việc đưa vào đĩa CD khá dễ dàng vì đã có những phần mềm ứng dụng cung cấp sẵn, GV có thể lưu trữ và sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, GV cũng có thể trình bày trên web để có thể trao đổi, chia sẻ nhiều hơn, sử dụng linh hoạt hơn.

2.2.5.1. Giới thiệu

Trình bày portfolio trên trang web, đặc biệt là trình bày portfolio trên các trang web miễn phí là một trong những phương pháp để lưu trữ, chia sẻ portfolio dễ dàng và tiện lợi, nhất là không phải tốn bất kỳ chi phí nào. Các trang web miễn phí cho phép

thiết kế các trang web này, người dùng không cần phải có kiến thức chuyên sâu về thiết kế web. Các định dạng có sẵn được giới thiệu rất đa dạng, người dùng chỉ cần lựa chọn và đưa nội dung cá nhân vào. Khi cần thiết, người dùng có thể nâng cấp trang web để có thể chứa được dung lượng lớn hơn (phải tốn chi phí). Một số trang web miến phí dễ sử dụng, có khả năng lưu trữ tài liệu tương đối lớn:

- http://sites.google - http://www.yola.com - http://webs.com - http://weebly.com - http:/jimdo.com - http://pages.google.com

Trang jimdo.com là một trong những trang web miễn phí cung cấp những định dạng có sẵn, thuận tiện thiết kế đối với người hạn chế kĩ năng thiết kế web và dung lượng cho phép của trang miễn phí là tương đối lớn (500MB) so với google.sites (chỉ 200MB), google.pages (chỉ 100MB), phù hợp với việc thiết kế và đưa tư liệu sưu tập lên web.

2.2.5.2. Các thanh công cụ

a. Công cụ Layout:

Công dụng của thanh Layout cho phép thay đổi giao diện trang web, gồm các chức năng:

- Free, Speacil: Giới thiệu các giao diện có sẵn, người thiết kế chỉ cần nhấp chọn mẫu giao diện phù hợp với trang web của mình.

Hình 2.2 Công cụ Layout

- Jimdopro, Jimdobusiness: giới thiệu các mẫu giao diện có sẵn, khi nâng cấp tài

khoản lên Jimdopro hoặc Jimdobusiness mới sử dụng được (có tính phí).

- Custom: Cho phép tạo các giao diện theo ý thích, bằng cách tự upload các ảnh

làm banner và background, có thể chỉnh sửa giao diện theo ngôn ngữ HTML hoặc CSS (Cascading Style Sheets)tùy ý. Người thiết kế có thể thiết kế banner dạng ảnh sau đó đưa lên web ở đây.

b. Công cụ Style:

Để chọn và điều chỉnh font chữ, cỡ chữ, background (nền) sử dụng công cụ Style với các chức năng:

- Font Settings:tùy chọn kiểu hiển thị cho bài viết trong phần Presets, chỉnh font chữ trong Text, và các tùy chọn khác…

-Color schemes, Custom color:cho phép chọn màu cho background.

-Background Pattern: chọn một màu sắc làm nền (các hình nền dạng kẻ sọc).

- Background Image: chọn một hình có sẵn làm hình nền (các hình trong mục

này có nhiều sắc màu hơn trong Background Pattern).

- Custom Background:đưa hình nền từ file sẵn có (có thể tự thiết kế và đưa lên). c. Công cụ Blog

Để tạo blog cá nhân cho web, nhấnSet up a blog for my website để tạo blog, sau đó nhấn Write your first Blog Post để viết bài. Đây là công cụ để trao đổi về nội dung kiến thức trong qua trình xem, sử dụng, đưa tư liệu lên web.

d. Các công cụ khác

Ngoài ra, trênjimdo.com còn có một số thanh công cụ khác: - Friends: mời bạn bè gia nhập Jimdo.com

- Messages: gửi tin nhắn cho bạn bè trên Jimdo.com.

- Upgrade: nâng cấp từ miễn phí lên Jimdo Pro để có thể sử dụng tên miền riêng, dung lượng lưu trữ lên đến 5 GB.

- Settings: thiếp lập lại ngôn ngữ, xem dung lượng đã sử dụng, thông tin đăng nhập,… - Statistics: thống kê về số lượt xem, số người truy cập web,...

2.2.2.3. Các bước tiến hành thiết kế trang web

a. Tạo tài khoản miễn phí

Để tạo tài khoản website miễn phí trên jimdo.com, người thiết kế truy cập vào website http://jimdo.com, điền username và email vào phần Create a free website with

Jimdo, rồi nhấn Create my page để đăng ký. Địa chỉ truy cập vào trang web của bạn sẽ

có dạngusername.jimdo.com.

Ngay sau đó, sẽ có một email kèm theo password gửi đến địa chỉ email xác nhận trang web. Để đăng nhập vào trang web, gõ tên trang web vào Username và nhấn

Login rồi nhập password Jimdo cung cấp trong mail vào khungPassword.

b. Thiết kế giao diện cho E-portfolio

- Sử dụng công cụ Layout để tạo layout cho trang web (trang web chọn mẫu S4156). - Thiết kế banner cho trang web (chọn Edit Header, hộp thoại xuất hiện, chọn

Title để viết tựa và định dạng).

- Sử dụng công cụ Style để định dạng nền, kiểu chữ, màu chữ,... c. Thiết kế site map cho E-portfolio

- Jimdo tạo sẵn một số đề mục, để thay đổi cấu trúc website theo ý muốn, người thiết kế có thể đưa trỏ chuột đến cây thư mục, nhấn chọn Edit navigation.

Tại đây, người thiết kế có thể sửa lại tên và vị trí của các đề mục, chọn Add a new page để thêm trang mới, nhấn vào biểu tượng con mắt để không hiển thị lên thanh điều hướng, dùng các mũi tên chỉ hướng để tạo cây thư mục phù hợp.

d. Đưa dữ liệu lên web

Đưa dữ liệu lên trang web và định dạng dữ liệu: Trong khung Add new element, click phải, hộp thoại sau xuất hiện:

Tùy vào loại tài liệu mà chọn các nhóm lệnh phù hợp (tương tự như hộp thoại Blog) :

- Heading: thêm tiêu đề mới - Text: thêm văn bản dạng text - Table: thêm bảng

- Photo Gallery: thêm bộ hình ảnh - Horizontal Line: thêm đường kẻ giữa - Photo: chèn hình ảnh (ảnh đơn)

Một phần của tài liệu xây dựng e – portfolio phục vụ dạy học địa lí lớp 11 – thpt (phần địa lí khu vực và quốc gia) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)