Chương trình Địa lí 11 – THPT

Một phần của tài liệu xây dựng e – portfolio phục vụ dạy học địa lí lớp 11 – thpt (phần địa lí khu vực và quốc gia) (Trang 39 - 44)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1.Chương trình Địa lí 11 – THPT

1.2.1.1. Mục tiêu chung

Chương trình Địa lí lớp 11 cung cấp cho HS kiến thức về đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, hoạt động (sống và sản xuất) của con người ở các khu vực, quốc gia khác nhau trên thế giới, giúp các em có nhận thức, thái độ đúng đắn và rèn luyện các kĩ năng địa lí, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất và đời sống.

- Về nội dung: Cung cấp cho HS những đặc điểm khái quát về tình hình thế giới hiện nay (sự phân chia bản đồ chính trị, những vấn đề toàn cầu), đặc điểm của những quốc gia, khu vực tiêu biểu (đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển,...).

- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng địa lí cơ bản (kĩ năng biểu đồ, kĩ năng bản đồ, kĩ năng phân tích các số liệu kinh tế - xã hội, kĩ năng nhận xét, tổng hợp, đánh giá trong địa lí,...); kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các đặc điểm, hiện tượng địa lí đang diễn ra trong cuộc sống. Môn học cũng lồng ghép giáo dục cho các em HS các kĩ năng mềm trong cuộc sống (kĩ năng về sử dụng CNTT, các kĩ năng sống,...).

- Về thái độ: Giúp HS có thái độ đúng đắn đối với môn học, với những vấn đề trên thế giới hiện nay (vấn đề môi trường, bệnh tật, suy giảm kinh tế,...), giúp các em thấy được ý thức trách nhiệm của bản thân, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn đối với tương lai của đất nước và những vấn đề mang tính toàn cầu.

1.2.1.2. Cấu trúc và nội dung chương trình

Chương trình Địa lí lớp 11 cung cấp kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội thế giới có liên hệ trực tiếp với chương trình Địa lí bậc Trung học cơ sở. Từ những kiến thức cơ bản về thiên nhiên và con người ở các châu lục đã được biết, các em sẽ đi vào tìm hiểu kĩ hơn một số đối tượng địa lí cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 11. Chương trình cơ bản gồm

- Phần A:Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới

Phần A gồm 5 bài (6 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành) đề cập đến đề cập đến những nét khái quát về bức tranh tổng quan của thế giới ngày nay, giúp HS thấy được những thay đổi sâu sắc và phức tạp về tình hình kinh tế – xã hội thế giới những năm gần đây (một số nguyên nhân, hệ quả chính):

+ Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thế giới dẫn đến sự phân hóa thành nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự khác biệt về những chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại với nhiều thành tựu khoa học mới tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu. Nền kinh tế đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.

+ Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành xu thế tất yếu. Thế giới ngày nay phát triển theo xu hướng vừa hòa hoãn vừa đấu tranh, vừa hợp tác vừa cạnh tranh để đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.

+ Thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề: bùng nổ dân số, sự già hóa dân số, vấn đề môi trường đang bị ô nhiễm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng (biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học,...); Thế giới vẫn tồn tại nhiều bất ổn chính trị do sự đối lập về mặt ý thức hệ (chính trị, tôn giáo, sắc tộc,...); chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,... làm tình hình thế giới có nhiều biến động (chiến tranh, li khai, khủng bố,...).

Một số vấn đề nổi trội hiện nay ở một số khu vực và châu lục trên thế giới được đề cập đến:

+ Vấn đề khô hạn, sa mạc hóa, hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên, gia tăng dân số, vấn đề nghèo đói, bệnh tật,... ở châu Phi;

+ Vấn đề chênh lệch trình độ phát triển, độc lập về kinh tế,... ở châu Mĩ La-tinh; + Vấn đề xung đột chính trị, vấn đề dầu hỏa,... ở khu vực Tây Nam Á;

+ Vấn đề giải quyết nguồn nước, xung đột chính trị,... ở khu vực Trung Á.

Đây là những vấn đề riêng của từng châu lục (hoặc khu vực) nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội toàn thế giới, cần được sự quan

tâm, định hướng giải quyết.

Nội dung phần A đã khái quát những vấn đề lớn của nền kinh tế – xã hội thế giới trong thời kì hiện đại. Phần này trang bị cho HS những kiến thức cơ sở làm nền tảng để các em đi sâu phân tích những đặc điểm cụ thể ở một số khu vực và quốc gia.

- Phần B:Địa lí khu vực và quốc gia

Chương trình cơ bản phần B gồm 7 bài (15 tiết lí thuyết, 7 tiết thực hành). Tuy nhiên, theo “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí, cấp THPT” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 5842/BGĐT-VP ngày 01/9/2011 kèm theo thì chương trình Địa lí lớp 11 có 2 nội dung điều chỉnh: không dạy tiết 4 của bài 7 và tiết 1 bài 12. Như vậy, phần B (gồm 13 tiết lí thuyết và 7 tiết thực hành) tìm hiểu Liên minh châu Âu (EU), khu vực Đông Nam Á và 5 quốc gia (Hợp chúng quốc Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Ô-xtrây-li-a).

Trong phần này HS sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về mặt tự nhiên, dân cư xã hội, quá trình phát triển và những thành tựu kinh tế - xã hội của các khu vực, quốc gia. Nắm vững những đặc điểm về tự nhiên là cơ sở giúp HS thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác và sử dụng để phát triển kinh tế – xã hội từng quốc gia (khu vực). SGK không trình bày dàn trải mà chọn lọc những nét tiêu biểu các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng quốc gia (khu vực). Đây là những kiến thức đã được tinh giản, cô đọng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản giúp HS nắm vững những đặc điểm của quốc gia (khu vực). Ví dụ:

 Hoa Kì: diện tích rộng lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Nền kinh tế phát triển nhanh đạt nhiều thành tựu từ sau năm 1890, đứng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực quan trọng...

 LB Nga: có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng chưa khai thác hết, đạt được nhiều thành tựu lớn về khoa học những năm năm mươi của thế kỷ XX. Nền kinh tế từng bước vượt qua khủng hoảng, dần khôi phục lại vị trí cường quốc...

Các quốc gia trên thế giới không tồn tại độc lập mà bị chi phối mạnh mẽ bởi nền kinh tế thế giới. Xu thế hợp tác, liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp và cùng chung tay giải quyết những vấn đề khu vực, thế giới trở thành tất yếu. EU là một ví dụ tiêu biểu với cơ cấu tổ chức đạt đến trình độ thống nhất như một quốc gia. Tổ chức ASEAN cũng ngày càng có vai trò quan trọng góp tiếng nói giải quyết các vấn đề của khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Bên cạnh kênh chữ, trong từng bài SGK còn có thêm một số hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ minh họa,... để giúp HS dễ hình dung và tiếp thu bài tốt hơn. Và các bài thực hành với yêu cầu đa dạng (vẽ và nhận xét biểu đồ, tổng hợp tư liệu, viết báo cáo,...) được bố trí sau nội dung lí thuyết giúp HS có cơ hội củng cố lại những kiến thức đã học, vận dụng vào việc giải quyết những nội dung trong bài thực hành, bổ sung và hoàn thiện kiến thức tốt hơn.

Nắm vững những nội dung cơ bản về kinh tế – xã hội thế giới, đặc điểm phát triển của từng quốc gia sẽ giúp HS có được những nền tảng cơ bản để vận dụng vào thực tế Việt Nam, thấy được thời cơ, thách thức, những bài học kinh nghiệm và có những định hướng phù hợp.

1.2.1.3. Những yêu cầu cơ bản khi dạy học Địa lí lớp 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia)

a. Đối với người giáo viên:

- Với những mục tiêu (kiến thức, kĩ năng và rèn luyện thái độ của HS) đã đặt ra trong phần Địa lí khu vực và quốc gia, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy kết hợp với những PTDH phù hợp để đạt được hiệu quả dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV cần phải tìm hiểu thêm những nội dung kiến thức có liên quan từ sách, báo, tài liệu tham khảo, mạng internet,... để có nguồn kiến thức phong phú hơn. SGK chỉ cung cấp những nội dung kiến thức cơ bản. Với đặc điểm của QTDH ngày nay, HS không chỉ nắm vững kiến thức trong SGK mà còn có nhu cầu tìm hiểu sâu và rộng hơn. Đối với từng nội dung các em không chỉ thấy được những biểu hiện cụ thể mà cần phải hiểu được nguyên nhân, ảnh hưởng của sự kiện, hiện tượng đó.

- Thời sự hóa và hiện đại hóa kiến thức là vấn đề hết sức cần thiết. Những sự kiện kinh tế – xã hội hàng ngày, những thành tựu mới về hoa học kĩ thuật, SLTK các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội,... cần được cập nhật thường xuyên, đảm bảo cung cấp những kiến thức hữu ích kịp thời, sát với thực tế để HS có thể vận dụng hiệu quả vào đời sống.

- Đổi mới PPDH theo hướng tích cực, nhất là vận dụng, phối hợp các phương pháp một cách hợp lí sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, giúp các em khám phá, chọn lọc và chiếm lĩnh tri thức, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Đây là một yêu cầu hết sức cần thiết.

HS. Mặc dù SGK đã có một số bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... minh họa cho bài học nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của QTDH hiện nay. Địa lí khu vực và quốc gia là nội dung tương đối khó với các em. Bởi lẽ, các em chỉ được nghe GV nói, đọc qua sách vở, chứ chưa được chứng kiến thực tế bao giờ. Cho nên, việc trang bị thêm những PTDH trực quan hiện đại (hình ảnh, đoạn video,... ) để giúp HS hình dung nội dung kiến thức được dễ dàng hơn (thế nào là cung điện mùa Đông, thế nào là xứ sở hoa đào, những con chuột túi Ô-xtrây-li-a,...) là điều hết sức cần thiết. Rõ ràng, những điều đó sẽ làm cho bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

- Người GV muốn dạy tốt phải thường xuyên có ý thức thu thập tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy học bộ môn. Việc sưu tập những tài liệu về từng quốc gia, khu vực cũng là quá trình GV cập nhật và tích lũy kiến thức của bản thân. GV có thể tập hợp, phân loại, sắp xếp, lưu trữ tài liệu sưu tập theo từng quốc gia để tạo nguồn tư liệu phục vụ dạy học lâu dài bằng “cặp hồ sơ” (portfolio), hoặc có thể thiết kế E-portfolio, đặc biệt trình bày dạng website để lưu trữ. Tập hợp ấy gồm có cả những nội dung sưu tập có hệ thống về từng khu vực hoặc quốc gia mà còn có những bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. GV có thể sưu tập và hướng dẫn HS của mình thói quen sưu tập và lưu trữ tài liệu.

- Khi dạy và học Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11, GV cần có sự liên hệ với tình hình thực tế nước ta để các em thấy được vai trò, vị trí, những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và ý thức trách nhiệm đối với tương lai của đất nước.

b. Đối với học sinh

- Điều cần thiết để QTDH đạt hiệu quả là HS thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, các em phải có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện.

- HS cần được trang bị kiến thức nền vững chắc, những kĩ năng địa lí cơ bản, kiến thức về tin học để có thể khai thác kiến thức hiệu quả.

- HS cần rèn luyện thói quen tự tìm hiểu, khám phá tri thức, tự học, tự rèn ngoài giờ lên lớp. - HS hợp tác, thực hiện theo hướng dẫn của GV sẽ giúp QTDH đạt hiệu quả cao. c. Đối với nhà trường

- Cần trang bị các PTDH đầy đủ phục vụ dạy học bộ môn, đặc biệt là hệ thống máy tính, máy chiếu, mạng internet, phần mềm hỗ trợ để GV và HS có điều kiện học tập tốt hơn.

và PPDH, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi nhất để GV có thể vận dụng những phương tiện và phương pháp đó vào QTDH.

Tóm lại, để QTDH môn Địa lí, đặc biệt là phần Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11 đạt hiệu quả đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng từ phía nhà trường, GV và cả HS. Trong đó, người GV muốn thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục của mình thì việc ứng dụng CNTT để lưu trữ những bộ tư liệu kiến thức phong phú có thể cập nhật nhanh chóng, chia sẻ dễ dàng, sử dụng thuận lợi trong QTDH (từ việc tìm, tổng hợp tài liệu đến biên soạn, thiết kế giáo án và tiến hành giảng dạy – điều khiển quá trình nhận thức của HS) là vấn đề hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu xây dựng e – portfolio phục vụ dạy học địa lí lớp 11 – thpt (phần địa lí khu vực và quốc gia) (Trang 39 - 44)