Kết quả xây dựng E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11

Một phần của tài liệu xây dựng e – portfolio phục vụ dạy học địa lí lớp 11 – thpt (phần địa lí khu vực và quốc gia) (Trang 61 - 63)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Kết quả xây dựng E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11

2.3.1. Sản phẩm E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11

Đề tài đã thực hiện cụ thể hóa các bước chọn lọc tư liệu, phân loại tài liệu, thực hiện lưu trữ thành một bộ sưu tập tương đối hoàn chỉnh về hình thức và đảm bảo những yêu cầu cơ bản về nội dung (dạng folder lưu vào USB) sau đó tạo tài khoản và

đưa dữ liệu lên trang web thành công tại địa chỉhttp://dialiquocgia11lv.jimdo.com. Trong quá trình thiết kế, tôi đã nhờ thầy cô và các bạn giáo sinh xem, góp ý về nội dung kiến thức và hình thức trình bày, cách phân loại tài liệu để có được trang web này. Trang web có hình thức gần giống với các trang web bình thường, người sử dụng có thể tìm kiếm tư liệu theo từng chủ đề bài học, có thể chia sẻ những ý kiến của mình với người thiết kế và với các bạn đọc giả của trang (những ý kiến này được chọn lọc trước khi post lên mạng).

Hình 2.5 Sản phẩm trang web thiết kế

Sau một thời gian sưu tập và thiết kế, tuy chưa có nhiều nét độc đáo nổi bật nhưng trang web đã hoàn thành cơ bản những mục tiêu về nội dung đã đề ra và trở thành kênh chia sẻ thông tin, kiến thức và những tư liệu hữu ích phục vụ cho việc dạy học đối với GV và HS lớp 11.

2.3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11

2.3.2.1. Những yếu tố thuận lợi:

- Quá trình sưu tập tư liệu giúp GV tích lũy kiến thức cho bản thân sử dụng trong TTSP, trong nghiên cứu và giảng dạy sau này. Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, nhưng tôi đã biết và sắp xếp lưu trữ có trật tự những kiến thức và tư liệu này, khi cần dễ dàng tìm thấy. Đây là nguồn động lực để thấy rằng việc sưu tập là hết sức cần thiết

và GV cần cố gắng thực hiện.

- Các nguồn tư liệu khá phong phú giúp cho việc sưu tập nhanh chóng và đầy đủ. Tôi có thể tìm kiếm và tập hợp từ các nguồn sách (SGK, sách tham khảo, sách nghiên cứu chuyên ngành), các phần mềm địa lí Encarta, và trên các trang web trên internet,...

- Những kiến thức cần thiết để đưa bộ sưu tập lên trang web không quá khó. Dựa trên những hướng dẫn căn bản tôi đã có thể tạo được bộ sưu tập trên trang web của mình.

- Khi xây dựng bộ sưu tập tư liệu của mình, thuận lợi rất lớn của tôi là được sự hỗ trợ của thầy cô và các bạn giáo sinh:

+ Thầy cô và các bạn đã nhiệt tình góp ý xây dựng những nội dung cần thiết về bộ tư liệu thông qua những phiếu khảo sát, qua địa chỉ góp ý trên trang web (trình bày những nội dung trên trang web sao cho phù hợp, bổ sung công cụ hỗ trợ tìm kiếm nhanh, tạo môi trường chia sẻ ý kiến ngay trên trang web, đặc biệt là mỗi bài học cần bổ sung những nội dung nào).

+ Thầy cô và các bạn còn động viên và nhiệt tình chia sẻ tư liệu giúp tôi có điều kiện tập hợp tài liệu nhanh hơn, đầy đủ hơn. Đó là những bộ sưu tập của thầy cô, của các bạn trong thời gian học tập, nghiên cứu góp vào để trang web có thể hoàn thiện và trở thành tư liệu chung để tất cả chúng ta có thể tham khảo.

2.3.2.2 Những khó khăn trong quá trình thực hiện

- Những nội dung cần sưu tập là rất lớn, khó có thể hoàn thiện trong khoảng thời gian ngắn. - Các tài liệu có ở nhiều nguồn khác nhau, thông tin hết sức đa dạng. Tôi phải dành nhiều thời gian đọc, chọn lọc những thông tin phù hợp để đưa vào bộ sưu tập.

- Kĩ năng CNTT còn hạn chế, việc chuyển sang dạng số hóa còn gặp nhiều khó khăn, một số ứng dụng trên web phải tự tìm hiểu, thử nghiệm nhiều lần mới có kết quả.

- Dung lượng của mỗi trang web miễn phí là có hạn, quy định dung lượng cho mỗi loại tài liệu cũng có hạn, không thể đưa tất cả tài liệu lên web, trang web sẽ bị quá tải.

Một phần của tài liệu xây dựng e – portfolio phục vụ dạy học địa lí lớp 11 – thpt (phần địa lí khu vực và quốc gia) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)