7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Tiến hành khảo sát, đánh giá
3.4.1. Sử dụng tư liệu sưu tập phục giảng dạy TTSP
Trong thời gian TTSP tại trường THPT Trà Nóc, tôi được phân công giảng dạy 5 tiết khối lớp 11, từ tiết 3 Bài 9 – Nhật Bản đến tiết 1 Bài 11- Khu vực Đông Nam Á. Tôi sử dụng những tư liệu mà mình đã sưu tập để phục vụ giảng dạy lớp 11B5 của trường. Những tư liệu sưu tập được sử dụng đa dạng:
+ Các kiến thức cơ bản là cơ sở để xây dựng giáo án giảng dạy;
+ Các giáo án sưu tập được sử dụng để nghiên cứu thiết kế giáo án cá nhân; + Các giáo án bản thân thiết kế được điều chỉnh hình thức tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng HS, theo sự hướng dẫn của GV hướng dẫn chuyên môn;
+ Các tư liệu hình ảnh, bản đồ được khai thác để đưa vào giáo án điện tử (tiết 1, Bài 10 – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa); một số hình ảnh được in ra để giới thiệu với HS; + Các tư liệu câu hỏi, TLBS được chọn lọc đưa vào giáo án để giảng dạy, SLTK cập nhật cung cấp thêm cho HS trong các tiết dạy;
+ Biểu đồ được xây dựng lại trên giấy A1 để giới thiệu với HS;...
Trong quá trình giảng dạy, tôi kết hợp quan sát lớp học và ghi nhận thái độ của các em đối với các nội dung kiến thức mà GV truyền đạt, những tư liệu mà GV sử dụng, đặc biệt là tiết học có sử dụng CNTT.
Bên cạnh trực tiếp giảng dạy, tôi cũng dự giờ các bạn giáo sinh thực tập cùng trường và trường THPT Châu Văn Liêm, THPT Chuyên Lý Tự Trọng. Nội dung đánh
giá tập trung vào những tiết dạy trùng nhau giữa tôi và các bạn giáo sinh, cụ thể là: - Tiết 3 Bài 9 – Nhật Bản (dự giờ 01 tiết tại trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng) - Tiết 1 Bài 10 – CHND Trung Hoa (dự giờ 02 tiết tại trường THPT Trà Nóc) - Tiết 2 Bài 10 – CHND Trung Hoa (dự giờ 02 tiết tại trường THPT Trà Nóc, 01 tiết tại trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng)
- Tiết 3 Bài 10 – CHND Trung Hoa (dự giờ 02 tiết tại trường THPT Trà Nóc) - Tiết 1 Bài 11 – Khu vực Đông Nam Á (dự giờ 01 tiết tại trường THPT Trà Nóc, 01 tiết tại trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, 03 tiết tại trường THPT Châu Văn Liêm).
Tôi dự giờ, quan sát và ghi nhận: những kiến thức mà các thầy cô giáo sinh cung cấp cho HS, những tư liệu thầy cô sử dụng trong QTDH, thái độ tiếp thu của HS đối với những kiến thức được cung cấp;... Thông qua quan sát và ghi nhận, tôi tiếp tục hoàn thiện bộ sưu tập và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chọn lọc, xây dựng và sử dụng tư liệu (những kiến thức và tư liệu cần điều chỉnh, bổ sung; chọn lọc kiến thức phù hợp với đối tượng HS; những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các PTDH và ứng dụng CNTT trong QTDH,...)
3.4.2. Khảo sát lấy ý kiến về E-portfolio đối với GV đang giảng dạy tại các trườngphổ thông và các giáo sinh chuyên ngành Địa lí phổ thông và các giáo sinh chuyên ngành Địa lí
Để có những ý kiến khách quan hơn về tính cần thiết, khả năng vận dụng của đề tài, sau khi giới thiệu để thầy cô và các bạn biết đến bộ sưu tập, tôi tiến hành phát phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp một số thầy cô hướng dẫn chuyên môn tại trường THPT Trà Nóc, THPT Chuyên Lý Tự Trọng và 20 giáo sinh lớp Sư phạm Địa lí khóa 34 có đảm nhận giảng dạy Địa lí khối lớp 11(xem nội dung phiếu khảo sát ở phần phụ lục 3). Tôi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn giáo sinh, tiếp tục hoàn thiện hơn bộ sưu tập của mình trong tháng 04 và tháng 05.
3.5. Phân tích kết quả khảo sát, đánh giá
Qua gần 05 tháng nghiên cứu, tôi đã tiến hành các bước khảo sát, đánh giá với những nội dung theo theo tiến độ đề ra. Thông qua kết quả khảo sát và dự giờ, giảng dạy,... tôi có thể nhận định sát thực hơn về việc xây dựng và sử dụng E-portfolio phục vụ dạy học địa lí dưới dạng trang web miễn phí.
3.5.1. Những kết quả đạt được
3.5.1.1. GV có nhiều thuận lợi hơn khi sử dụng E-portfolio trong dạy học
Đối với mỗi bài giảng, cho dù có sưu tập E-portfolio hay không thì GV vẫn đảm bảo truyền thụ những kiến thức cần thiết đến với HS của mình. Tài liệu phục vụ giảng dạy có thể có từ nhiều nguồn, ai cũng có thể tìm được. E-portfolio cũng là sự tổng hợp từ những nguồn này. Vậy thì sử dụng E-portfolio có những ưu điểm gì nổi bật hơn? Kết quả khảo sát và thực tế bản thân tôi khi sử dụng đã cho thấy:
- Việc sử dụng E-portfolio giúp tìm kiếm thông tin nhanh chóng, đầy đủ những nội dung cần thiết, giúp GV tiết kiệm thời gian nhiều hơn khi soạn giáo án giảng dạy, tìm ra nhiều PPDH mới hơn.
+ Điều này phù hợp nhất đối với những giáo sinh thực tập và những GV mới ra trường. Khi soạn giáo án lên lớp, với mỗi tiết dạy GV cần xác định nội dung kiến thức chuẩn, kiến thức mở rộng, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp,... Sau khi nghiên cứu GV dựa vào bộ sưu tập tư liệu của mình, lấy những nội dung cần thiết (hình ảnh, thông tin). Những nội dung khó truyền đạt, GV có thể dựa vào những giáo án tham khảo để có nhiều gợi ý hơn. Những tiết dạy tiếp theo cùng nội dung, GV chỉ cần rút kinh nghiệm những nội dung cần điều chỉnh phù hợp với nội dung bài học, với đối tượng HS. Nếu chưa đủ tài liệu thì GV sẽ tiếp tục tìm và bổ sung vào bộ sưu tập. Mỗi bài dạy, tư liệu, kiến thức không khác nhau nhiều, khác nhau là mỗi GV sử dụng và khai thác chúng như thế nào mà thôi. GV đỡ tốn thời gian tìm kiếm ở nhiều nguồn khác nhau, mà tập trung suy nghĩ làm thế nào để truyền đạt những kiến thức này đến HS nhiều nhất, hiệu quả nhất. Mỗi GV với phương pháp khác nhau làm cho kiến thức truyền đạt mang màu sắc rất phong phú, mặc dù dự giờ nhiều tiết dạy cùng một bài nhưng mỗi tiết dạy tôi lại rút ra những bài học kinh nghiệm, những khám phá mới để dạy tốt hơn.
+ Những GV đã công tác nhiều năm có thể cảm thấy E-portfolio là không cần thiết vì giáo án thầy cô đã có sẵn, đã nắm vững từng bước, HS của thầy cô cũng hiểu bài,... nên không cần xây dựng đưa lên mất công. Nhưng không phải lúc nào thầy cô cũng nhớ tất cả kiến thức, muốn tìm lại một thông tin cũng không dễ, không biết nó ở đâu. Nếu có bộ sưu tập, thầy cô sẽ nhanh chóng tìm thấy trong chuỗi kiến thức một cách có hệ thống.
+ Đặc biệt, E-portfolio hỗ trợ GV rất nhiều khi soạn giáo án điện tử. Những đồ dùng dạy học cần thiết (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, bảng tổng hợp kiến thức, hình
ảnh minh họa,... đều được số hóa trên máy tính, thầy cô không cần phải tốn thời gian chuẩn bị trên giấy, cũng không cần mang quá nhiều đồ dùng dạy học lên lớp.
- Cập nhật thông tin nhanh chóng ở mọi nơi. Không phải những gì thầy cô sưu tập là thầy cô sẽ dạy cho HS, có những thông tin cảm thấy hay về mảng kiến thức đó thầy cô cũng có thể sưu tập. Khi cần để nghiên cứu, thầy cô có thể tìm lại dễ dàng. Thầy cô đang cần ngay kiến thức đó, nhưng quyển sách nói về vấn đề đó để ở nhà, ở trong kho sách, làm sao xem được? Có bộ sưu tập trên mạng, chỉ cần mở máy lên xem, mạng máy tính hầu như được trang bị rộng khắp, nhất là ở các trường, ít nhiều GV vẫn có thể sử dụng được.
- Dễ dàng trao đổi, chia sẻ với mọi người. Khi GV sưu tập và trình bày trên trang web, các GV đồng nghiệp có thể xem tham khảo, những đọc giả quan tâm cũng có thể tìm thấy. Những gì còn thiếu sót đọc giả sẽ góp ý để tác giả hoàn thiện, tự bổ sung thêm cho mình một cách nhanh chóng. Đối với portfolio trên giấy thì việc chia sẻ trực tiếp sẽ gặp không ít khó khăn. Còn khi sử dụng E-portfolio, GV dễ dàng chia sẽ với nhau dù dạy ở những trường khác nhau, không có điều kiện gặp nhau và có thể mở rộng chia sẻ nhiều nội dung hơn. Tôi chỉ sưu tập một phần của chương trình lớp 11, các thầy cô khác lại thích sưu tập một mảng khác, chúng tôi có thể chia sẻ với nhau để có những bộ sưu tập phục vụ dạy học tốt hơn.
- Ngoài ra, với E-portfolio, GV có thể lưu trữ tài liệu tốt hơn, hạn chế được một số rủi ro đáng tiếc như khi sưu tập trên giấy hoặc trên máy tính (bị virut tấn công, bị hư hỏng, mất dữ liệu trên máy tính...).
3.5.1.2. Những vấn đề khó khăn khi sử dụng E -portfolio trong dạy học
Tuy nhiên, khi sử dung E-portfolio, GV vẫn gặp không ít khó khăn:
- Đòi hỏi phải có máy tính và mạng máy tính mới sử dụng được. Trong khi đó, đa số các trường phổ thông đều có máy tính và mạng máy tính nhưng còn rất hạn chế. Trường THPT Trà Nóc nơi tôi thực tập có 2 máy tính phục vụ cho GV, 3 máy tính xách tay cho mượn khi thầy cô muốn dạy giáo án điện tử. Với hơn 100 GV cấp 2 và cấp 3, thì số lượng máy tính như thế là rất ít. Nếu GV không có máy tính cá nhân thì việc sử dụng bộ tư liệu cũng khó, chưa tính đến việc xây dựng cho mình một bộ sưu tập riêng.
- Thêm vào đó, GV có thể sử dụng tư liệu để biên soạn giáo án điện tử thì trường lại không đáp ứng được số phòng máy chiếu để phục vụ giảng dạy. Trường THPT Trà Nóc chỉ có phòng Hội trường có lắp máy chiếu và trang bị hệ thống bảng thông minh, GV phải đăng kí trước 01 tuần, ai đăng kí trước thì được mượn hoặc GV phải mượn
bảng hứng, projector, máy tính mang xuống phòng học lắp ráp, tốn nhiều thời gian, qua mỗi tiết dạy lại phải di chuyển cả “khối PTDH” ấy. Trường THPT Châu Văn Liêm có 07 phòng máy chiếu nhưng chỉ có vài phòng sử dụng tốt, các phòng máy cũ màn hình không rõ, kích thước nhỏ,... làm cho GV gặp rất nhiều khó khăn, không còn nhiệt tình dạy giáo án điện tử, việc sử dụng E-portfolio không phát huy hết những ưu điểm vốn có. - Một số vấn đề về chuẩn kiến thức cũng được các thầy cô và các bạn giáo sinh phản ánh:
+ Lượng thông tin đa chiều khó lựa chọn, đôi khi không trùng khớp với SGK. Thông tin cung cấp trong portfolio mặc dù có nguồn gốc rõ ràng nhưng vẫn có những nguồn thông tin khác không trùng khớp (những thông tin này cũng có nguồn), vậy thì người đọc căn cứ vào đâu để xác định kiến thức phù hợp. Ví dụ khí hậu Đông Nam Á theo SGK có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo; nhưng trong tài liệu Địa lí kinh tế xã hội thế giới - Bùi Thị Hải Yến (2006) lại có thêm khí hậu cận xích đạo. Người sưu tập trình bày kiến thức chuẩn ngắn gọn, không có giải thích gì thêm, người đọc khi chọn lọc sẽ thấy băn khoăn, ý kiến nào chính xác hơn?
+ Bên cạnh nguồn kiến thức từ SGK (đã được thẩm định tính chính xác và khoa học), bộ sưu tập còn có những tư liệu sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau, có những phần được viết theo quan điểm tổng hợp từ nhiều nguồn của chính tác giả khi sưu tập, có tài liệu còn chưa ghi nguồn, làm cho người tham khảo khó tin tưởng và xác định chuẩn kiến thức.
- Portfolio không đầy đủ các nội dung kiến thức cần tìm kiếm. Nhận định này phản ánh quá trình sưu tập thử nghiệm của bản thân chưa thực sâu sắc, đầy đủ. Tuy nhiên, mỗi người một quan điểm, một định hướng. Bên cạnh kiến thức cốt yếu cung cấp cho HS, mỗi bộ sưu tập còn nhiều tư liệu khác, tùy vào định hướng của người sưu tập, gần như không bao giờ đầy đủ.
3.5.1.3. Bài học kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả E -portfolio
Qua quá trình khảo sát và sử dụng E-portfolio trong dạy học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để có thể sử dụng hiệu quả hơn:
- Sử dụng E-portfolio kết hợp với những PTDH đã được trang bị tùy vào điều kiện thực tế tại trường. Đối với các trường có điều kiện đầy đủ, GV sẽ có điều kiện sử dụng tư liệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, dạy bằng bảng phấn hay giáo án điện tử GV đều có thể sử dụng bộ tư liệu điện tử. Nếu điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật không cho phép thì GV vẫn có thể sử dụng tư liệu khi dạy học với bảng phấn. Giáo án truyền thống
cũng cần thông tin, những kiến thức bổ sung; hình ảnh GV có thể in ra hoặc giới thiệu trong một dịp giảng dạy giáo án điện tử. Trường hợp này, GV có thể sử dụng ở dạng offline, ghi lại bộ tư liệu trên đĩa CD hoặc lưu trên máy tính, để khai thác và sử dụng, khi có điều kiện sẽ thực hiện các hình thức lưu trữ online. Bên cạnh đó, GV vẫn có những PTDH đã được trang bị để sử dụng kết hợp. GV có thể linh hoạt tùy hoàn cảnh, tận dụng những điều kiện sẵn có sử dụng tư liệu phù hợp để đảm bảo hiệu quả tiết học. - Sử dụng bộ tư liệu để thiết kế giáo án điện tử còn tùy vào nội dung bài học. Không nhất thiết có tư liệu điện tử là để dạy giáo án điện tử hoặc là không có phương tiện hỗ trợ thì bộ sưu tập điện tử không có tác dụng. Thực tế, để quyết định dạy một tiết bằng giáo án điện tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (nội dung kiến thức cần nhiều thông tin, hình ảnh, sơ đồ minh họa; tùy vào đối tượng HS từng lớp,...). Trường hợp được GV nhất trí cao nên sử dụng giáo án điện tử là nội dung kiến thức trong bài có nhiều hình ảnh, nội dung cần minh họa. Nếu không có phương tiện truyền tải trực quan thì các em rất khó hình dung. Như đối với bài Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tiết 1, bản đồ Tự nhiên Trung Quốc không có trong danh mục các bản đồ do NXB Giáo dục cung cấp, GV sử dụng bản đồ trong sách để hướng dẫn cả lớp thì các em ngồi xa không quan sát rõ, nếu sử dụng bản đồ Tự nhiên châu Á thay thế thì HS cũng khó theo kịp vì 2 bản đồ có nhiều điểm khác nhau. Nếu sử dụng giáo án điện tử và số hóa bản đồ này thì có thể khắc phục những vấn đề trên.
- Tuy nhiên, cần quan tâm đến trình độ, thái độ học tập của HS để biên soạn giáo án phù hợp. Những đối tượng HS chưa quen với phương pháp học tập này còn rất bỡ ngỡ. Đôi khi, các em chỉ chú trọng xem hình ảnh nhưng không nắm bắt, khai thác được kiến thức mà bài học hướng đến. Để việc dạy học hiệu quả, GV cần hướng dẫn HS làm quen với phương pháp học tập khi GV sử dụng giáo án điện tử (nội dung kiến thức trình chiếu cô đọng, các em cần xem thêm SGK; các em phải theo dõi và hoạt động nhiều hơn, nhận xét, đánh giá những thông tin mà GV cung cấp để rút ra kiến thức,...). Đồng thời, GV cũng cần tự đánh giá lại cách sử dụng giáo án điện tử của GV trong QTDH để có sự điều chỉnh phù hợp (nhịp độ truyền đạt kiến thức vừa phải để HS có thể theo kịp; sự liên hệ, minh họa đúng lúc, bằng phương pháp thích hợp,...). Nếu HS đã quen với giáo án điện tử, GV cần thiết kế giáo án theo hướng hướng dẫn các em tự khai thác kiến thức nhiều hơn, sâu hơn thông qua việc vận dụng các PPDH